A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông,sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thứ đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm.
- Phát hiện phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Tranh minh hoạ cho tác phẩm,chân dung tác giả, giáo án
- HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”.
- Qua 2 nhân vật Đôn-ki –hô-tê và Xan-chô Pan –xa,em rút ra cho mình bài học gì?
(- Học sinh tóm tắt tốt.
- Bài học :
- Trong cuộc sống cần sống có lí tưởng nhưng không nên quá hoang đường ,mê muội.
- Cần sống tỉnh táo ,thực tế nhưng ko nên quá thực dụng. )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống . Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn '' Chiếc lá cuối cùng '' .
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 7 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07
Tiết 25,26
Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy: 01/10/2012
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG( Trích)
O Hen-ri (1862-1910)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông,sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thứ đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm.
- Phát hiện phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV : Tranh minh hoạ cho tác phẩm,chân dung tác giả, giáo án
- HS : Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”.
- Qua 2 nhân vật Đôn-ki –hô-tê và Xan-chô Pan –xa,em rút ra cho mình bài học gì?
(- Học sinh tóm tắt tốt.
- Bài học :
- Trong cuộc sống cần sống có lí tưởng nhưng không nên quá hoang đường ,mê muội.
- Cần sống tỉnh táo ,thực tế nhưng ko nên quá thực dụng. )
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống . Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn '' Chiếc lá cuối cùng '' .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình, đọc diễn cảm
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc chú thích.
Nêu những nét nổi bật về nhà văn ÔHen-ri và văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”.
Nhấn mạnh vài nét về nhà văn Ohen-ri và tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”:
OHen-ri là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới.Cha ông là thầy thuốc,mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3.Mười lame tuổi đã phải thôi học và đi làm nhiều nghề để kiếm ăn. Ông chuyên viết truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông rất phong phú và đa dạng về đề tài nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Truyện ngắn của ông thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, nhiều khi rất cảm động. Về nghệ thuật ông thường sử dụng kiểu đảo lộn tình tiết hai lần một cách đột ngột, bất ngờ.
HS giới thiệu
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
O-Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong các tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm. ( sgk)
- Đoạn trích là phần cuối của tác phẩm.
GV tóm tắt phần bị lược bỏ của tác phẩm
GV hướng dẫn HS đọc – đọc mẫu – gọi 2 HS đọc nối tiếp văn bản.
Tóm tắt đoạn trích theo sự việc chính.
Tóm tắt
Lúc này Giôn- xi đang ngủ. Nhìn cây thường xuân cụ Bơ- men và Xiu Không ai nói năng gì. Sáng hôm sau Giôn- xi tỉnh dậy nhìn thấy cây thường xuân vẫn còn một chiếc lá cuối cùng chưa rụng. Cô đinh ninh ngày hôm sau chiếc lá sẽ rụng và lúc đó cô sẽ chết. Nhưng qua một ngày và một đêm mưa gió phũ phàng chiếc lá vẫn không rụng. Nhìn chiếc lá hồi lâu Giôn- xi nhận thấy rằng muốn chết là một tội, cô lấy lại được nghị lực sống và vượt qua cái chết. Xiu đã kể lại cho Giôn- xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh của cụ Bơ- men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, để cứu Giôn- xi thoát khỏi tử thần. Cụ Bơ- men đã bị viêm phổi và chết vì sưng phổi.
3. Đọc- Tìm hiểu chú thích-Bố cục:
Tóm tắt đoạn trích
Qua nội dung tóm tắt hãy xác định nhân vật chính của truyện?
b. Nhân vật chính: Giôn-xi
Hãy tách văn bản theo các phần nội dung liên quan đến nhân vật chính này?
HS trình bày ý kiến : Gồm 3 phần.
- Phần 1:Từ đầu -> “Hà Lan”: Giôn-xi đợi chết.
- Phần 2 : Tiếp theo -> “vịnh Naplơ”:Giôn-xi vượt qua cái chết.
- Phần 3 :Còn lại: Bí mật của chiếc lá.
c .Bố cục 3 phần
Văn bản đã sử dụng những PTBĐ nào? PT chủ đạo nào làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm?
d. Phương thức biểu đạt: Phương thức chủ đạo: Tự sự- TS + MT + BC
Hoạt động 3: Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi,hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương ,tấm lòng nhân ái đối với những người xung quanh;thấy được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chân chính đó là vì sự sống của con người.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; kĩ thuật động não, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, bình giảng.
Thời gian: 55 phút.
Nội dung đoạn văn đầu kể về việc gì?
Tìm chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói của Giôn-xi?
Hình dung của em về nhân vật Giôn-xi từ chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói?
HS: Trả lời.
- Giọng thều thào, mắt thẫn thờ
-> yếu đuối, cạn kiệt cả sức sống.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi:
-Bị sưng phổi nặng.
- Nghèo túng, không ăn uống
à Chán nản, thẩn thờ, mất nghị lực, mỏi mệt, thất vọng.
Việc Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên là vì lí do gì?
HS: Cô nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa.
-Chờ chiếc lá cuối cùng rụng -> chết.
Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn-xi qua câu nói: “ đó là chiếc lá cuối cùng…chết”?
GV: Tâm trạng của Giôn-xi khi bị ốm là tâm trạng của một người tuyệt vọng,cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng trên cây dụng xuống là lúc cô cũng chết.
-> Chán nản, không còn tin vào sự sống của mình.
Xiu đã dùng lời lẽ yêu thương để an ủi Giôn-xi. Giôn-xi đáp lại bằng thái độ và suy nghĩ gì?
HS: Không trả lời và đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa bí ẩn của mình
Điều đó cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn con người của Giôn-xi?
Bình: Con người tuyệt vọng và bi quan thì không có gì cứu được họ. Điều đó đã được bác sĩ nói với Xiu.
=> Tâm hồn cô đơn, tuyệt vọng.
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần tiếp theo của văn bản.
Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì?
HStrình bày
Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn.
Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó?
Chiếc lá mong manh nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
->Thấy mình tệ, tự phê bình mình.
Từ đó có những thay đổi gì đối với Giôn-xi?
Những thay đổi ấy cho thấy nhu cầu gì đã trở lại với Giôn-xi?
- Đòi ăn, soi gương, uống sữa, ngồi dậy, đặc biệt là muốn vẽ vịnh Na plơ.
-> Muốn được sống và hoạt động.
Ngạc nhiên, muốn sống, vui vẻ và đã sống.
Chiếc lá có ý nghĩa gì đối với Giôn-xi?
=> Chiếc lá là động lực thúc đẩy niềm tin, tình yêu sự sống cho Giôn-xi.
Giôn-xi yếu đuối, đáng trách nhưng đáng thương.
Theo em, vì sao con người có thể vựơt qua cái chết chỉ vì một chiếc lá mỏng manh vẫn còn sống ở trên cây?
Bình chốt: Tình yêu cuộc sống, tình bạn, tình yêu nghệ thuật đã trở lại với Giôn-xi…Chiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sông bền bỉ, mãnh liệt, là một sự sống, thúc đẩy, kích thích tình yêu sự sống cho con người tuyệt vọng.
Tình yêu thương của Xiu với Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: Trả lời
2. Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương:
a) Nhân vật Xiu:
Vì sao Xiu lại lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết như vậy?
Xiu lo sợ nếu chiếc lá cuối cùng rơi thì Giôn-xi có thể sẽ ra đi vĩnh viễn.
- Lo sợ khi thấy chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết.
-> Sợ Giôn-xi chết.
Ngoài ra tình thương yêu ấy còn được thể hiện ở những chi tiết nào?
lời nói?
việc làm?
HS tìm kiếm , trả lời
- Động viên, an ủi, chăm sóc Giôn-xi tận tình.
Qua tất cả những chi tiết ấy, ta bắt gặp ở Xiu một tấm lòng như thế nào?
Bình chốt: Tình cảm nhân đạo, đầy tình nghĩa ấy đã làm cho lòng người ấm lại và đây cũng chính là tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này.
HS nhận xét
=> Tấm lòng nhân ái, thấm đượm tình người.
Xiu rất tận tình chu đáo chăm sóc Giôn-xi.
Cụ Bơ-men được giới thiệu là người như thế nào?
HS giới thiệu
b) Cụ Bơ-men.
Cụ Bơ-men: là hoạ sĩ nghèo, khát vọng vẽ một bức tranh kiệt tác.
Khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân đua nhau rụng cụ Bơ-men có tâm trạng gì?
Nhìn Xiu chẳng nói gì-> Lo lắng vì căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng của Giôn-xi.
Lo lắng cho số phận của Giôn-xi.
Trước tâm trạng đó cụ Bơ-men đã có hành động gì? Với mục đích gì?
Lặng lẽ vẽ bức tranh để cứu sống Giôn-xi,bất chấp gió rét và nguy hiểm.
-> Lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
Vẽ chiếc lá với mục đích ấy nhưng cuối cùng như thế nào? Vì sao cụ chết?
HS: Trình bày
Cụ chết vì sưng phổi.
Cái chết ấy, đã thể hiện ở cụ một phẩm chất gì?
Tấm lòng thương người dù đó không phải là người thân của mình…
=> Cao thượng, quên mình vì người khác.
Bình: Sự cao thượng, quên mình vì người khác của cụ Bơ-men đã cứu sống được một con người. Đó chính là tấm lòng nhân đạo mà OHen-ri muốn thể hiện.
Tục ngữ - Ca dao VN:
-Thương người như thể thương thân.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
Bình: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là thần dược, nó là tác phẩm NT được tạo nên bởi tình yêu thương con người.Hơn nữa bức tranh đúng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người;là bức tranh của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.
Suy nghĩ, trả lời
- Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
+ sinh động, giống như thật.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Giôn-xi.
Từ đây, em hiểu gì thêm về ý nghĩa của truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
GV: Cây bút thần ( lớp 6).
Nghệ thuật chân chính được xuất phát từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.
=> Được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
Dù không nói ra lời nhưng tình yêu thương cụ dành cho dành cho Gion-xi thật cảm động: trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc lá thường xuân lên tường, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu- Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 10 phút
Nghệ thuật đặc sắc của truyện?
Hãy làm rõ điều này qua cách kết thúc truyện?
HS trình bày
- Giôn-xi: từ sắp chết -> sống trở lại.
-Bơ-men: còn khoẻ mạnh -> chết.
=> hai quá trình đảo ngược này lồng trong một câu chuyện
=> Kết thúc bất ngờ.
III-Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ri, em cảm nhận được gì về tư tưởng và tài năng của ông?
HS trình bày
Ý nghĩa văn bản:
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
-Tóm tắt phần đầu của văn bản để nắm được cốt truyện.
-Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm
b. Bài sắp học: Soạn bài: “Tình thái từ”
Tiết 27
Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy: .../10/2012
TÌNH THÁI TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ thế nào là tình thái từ?
- Các loại tình thái từ
- Biết cách sử dụng tình thái từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: N/cứu tài liệu,chép bảng phụ,soạn giáo án.
HS: Học bài,chuẩn bị bài, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Trợ từ là gì ? Thán từ là gì ?
(Trợ từ: Là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Thán từ thường đứng ở đầu câu, cũng có khi thán từ được tách ra thành một câu đặc biệt.
Thán từ gồm hai loại chính:
-Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc;
-Thán từ gọi đáp.)
- Trong những từ in đậm ở các câu sau , từ nào là thán từ ?
A. Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?
B. Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ .
C. Không , ông giáo ạ !
D. Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường .
Đáp án : A , B , D .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Trong Tiếng việt số lượng tình thái từ không nhiều , nhưng việc sử dụng tình thái từ không phải bao giờ cũng đơn giản. Sử dung tình thái từ như thế nào ? Có tác dụng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng về tình thái từ
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được tình thái từ là gì;có mấy loại tình thái từ.
Phương pháp: vấn đáp, qui nạp.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hướng dẫn h/s tìm hiểu chức năng của tình thái từ .
G chép VD ra bảng phụ .
a. Mẹ đi làm rồi à ?
b. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, ...
- Con nín đi !
c. Thương thay cũng một ....
Khéo thay mang lấy sắc tài ......
d. Em chào cô ạ !
Gọi h/s đọc VD .
Ở ví dụ a, b, c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
HS: Nó không còn là câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nữa.
I. Chức năng của tình thái từ:
1. Ví dụ .
Vậy các từ này được thêm vào trong câu để làm gì?
Để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
Ở ví dụ d từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ?
Biểu thị sắc thái tình cảm: sự lễ phép
GV: Các từ: chứ, nhé, sao, ạ là những tình thái từ.
Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên hãy cho biết tình thái từ là gì?
HS trình bày
2. Kết luận:
- Là những từ được thêm vào trong câu để cấu tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
- Một số loại tình thái từ thường gặp:
+ Tình thái từ nghi vấn: à,ư, hử, chứ, chăng..
+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với…
+ Tình thái từ cảm thán: sao, thay…
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé,cơ ,mà…
* Lưu ý cho học sinh:
Một số tình thái từ, biểu thị sắc thái tình cảm có khi xuất hiện ở câu nghi vấn nhưng không phải là phương tiện cấu tạo loại câu này vì không có chúng ý nghĩa nghi vấn vẫn tồn tại.
VD: Ông là người Hà Nội phải không ạ?
- Ông là người Hà Nội phải không?
Bài tập mở rộng –tích hợp: phân biệt tình thái từ với từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại.
Xác định TTT trong các ví dụ sau:
a.Ta đi nào. (TTT)
b.Aên cây nào rào cây ấy. (ĐT phiếm chỉ)
c.Cậu thích cái nào? (ĐT nghi vấn)
d.Cậu ăn đi! ( TTT)
e.Cậu đi học chưa? (Động từ)
GV nhấn mạnh:Tình thái từ không có khả năng làm thành phần biệt lập, không có khả năng độc lập tạo câu.
Hoạt động3 : Tìm hiểu sử dụng tình thái từ
Mục tiêu: Giúp cho HS thấy được tình thái từ tạo nên sắc thái biểu cảm rất rõ nên sử dụng tình thái từ thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, qui nạp.
Thời gian: 10 phút
* Yêu cầu HS đọc các ví dụ sgk và trả lời các câu hỏi :
a/ Bạn chưa về à? ->Hỏi, ngang hàng, thân mật.
b/ Thầy mệt ạ? ->Hỏi, trên - dưới,kính trọng.
c/ Bạn giúp tớ một tay nhé!-> Cầu khiến, ngang hàng, thân mật.
d/ Bác giúp cháu một tay ạ! -> cầu khiến, trên –dưới, kính trọng, lễ phép.
Qua phần tìm hiểu này, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
HS trả lời
II. Sử dụng tình thái từ:
Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…)
GDHS: lễ phép, đúng mực trong giao tiếp.
GV: Tình thái từ tạo nên sắc thái biểu cảm rất rõ. Do đó lúc nói hoặc viết cần phải cân nhắc thận trọng,căn cứ vào vị thế xã hội ,gia đình ,hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng một cách hợp lí,tránh thô lỗ,vô lễ hoặc vụng về đáng chê.
Hoạt động4: Luyện tập
Mục tiêu: HS nhận biết và phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm;giải thích được nghĩa của các tình thái từ trong văn bản;biết đặt câu với tình thái từ.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 10 phút
Gọi HS đọc yêu cầu BT1/ SGK
III. Luyện tập:
BT1 Các tình thái từ:b, c, e, i.
Hình thức chia 4 nhóm
a, chứ: nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định .
b, chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được .
c, ư : hỏi, với thái độ phân vân .
d, nhỉ : thái độ thân mật .
e, nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g, vậy: thái độ miễn cưỡng
h, cơ mà: thái độ thuyết phục
Gọi HS đọc yêu cầu BT3/SGK
Đặt câu với các tình thái từ đã cho ?
BT 3: Đặt câu
Vào học thôi, các bạn ơi!
Anh hỏi tôi chuyện gì cơ?
- Nó là học sinh giỏi mà !
- Đừng trêu chọc nữa , nó khóc đấy !
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị !
- Em chỉ nói vậy để anh biết thôi !
- Con thích bông hoa kia cơ !
- Thôi , đành ăn cho xong vậy!
Gọi HS đọc yêu cầu BT4/SGK
BT 4: Đặt câu
- Em chào cô ạ!
-Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ?
-Bạn đã học bài rồi chứ?
-Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
- Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một đoạn văn lựa chọn.
- Tìm một số tình thái từ và đặt câu với những tình thái từ vừa tìm.
Bài sắp học: Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Làm các bài tập theo yêu cầu SGK/ trang 72
Tiết 28
Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy: .../10/2012
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố mtả và biểu cảm trong văn bản tự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra và phân tích được tảc dụng của các yếu tố mtả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: N/cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án.
HS : học bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- HS 1 : Tóm tắt văn bản tự sự là gì ?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn .
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn .
D . Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản .
(* Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó ( bao gồm các sự việc tiêu biểu, nhân vật và các chi tiết quan trọng ) nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học.
* Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản;
Xác định nội dung chính cần tóm tắt;
Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí;
- Viết văn bản tóm tắt.)
- HS 2: Tóm tắt đoạn trích : '' Đánh nhau với cối xay gió” – Xéc-van-tét
(* Tóm tắt :
Đôn – ki gặp những chiếc cối xay gió và chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan – chô can ngăn, Đôn – ki đơn phương độc mã lao tới cánh quạt khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp, Đôn – ki – hô - tê vì danh dự của hiệp sĩ, vì nàng Đuyn – xi – nê - a, tình nương của chàng nên đã không rên rĩ, không ăn, không ngủ. Trong khi ấy Xan – chô vẫn cứ việc ăn no ngủ kỹ.)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Ở lớp 6 , 7 văn miêu tả , tự sự , biểu cảm được tách rời như là những phơng thức biểu đạt độc lập . Việc giới thiệu như thế nhằm giúp h/s nắm chắc đặc trưng của từng phương thức . Trong thực tế , ít có tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt , phản ánh mà thường là sự kết hợp , đan cài nhiều phương thức trong một văn bản . Vậy miêu tả , biểu cảm được sử dụng như thế nào trong văn bản tự sự . Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
Mục tiêu: Giúp cho HS hiểu được các yếu tố kể, tả, biểu cảm thường được sử dụng kết hợp trong văn tự sự; tác dụng của việc sử dụng các yếu tó đó trong văn tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc.
Thời gian: 25 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV dẫn dắt : Không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Chúng thường đan xen nhau, hỗ trợ nhau để làm nổi bật được chủ đề của văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở sgk.
HS: Đọc đoạn văn
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
Đoạn trích trên tác giả kể lại những sự việc gì ?
Sự việc ấy được kể lại bằng những chi tiết nào ?
Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật '' tôi '' với người mẹ xa cách lâu ngày .
Mẹ tôi vẫy tôi , tôi chạy theo… mẹ kéo tôi lên xe , tôi oà lên khóc , mẹ tôi cũng sụt sùi theo
Để kể lại nội dung ấy, tác giả đã sử dụng những PTBĐ nào?
Kể: tập trung nêu sự việc, hoạt động, nhân vật.
Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ sự việc, nhân vật, hoạt động.
Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ trước sự vật, hiện tượng…
Tìm những căn cứ để xác định được yếu tố kể, tả, biểu cảm?
HD học sinh chia nhóm thảo luận.(Các nhóm lên bốc thăm nội dung câu hỏi)
Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn?
Mẹ tôi vẫy tôi,tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ tôi kéo tôi lên xe xoa đầu tôi, tôi oà lên khóc,mẹ tôi cũng sụt sùi theo, tôi ngồi bên cạnh mẹ,quan sát gương mặt mẹ.
Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
Tôi thở hộc hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi xơ xác, gương mặt mẹ tôi…hai gò má, đùi áp đùi mẹ…mẹ tôi.
Xác định yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
Hay tại sự sung sướng…sung túc, tôi thấy những cảm giác ấm áp….thơm tho lạ thường, phải bé lại và lăn …..vô cùng.
Lược bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm đoạn văn sẽ như thế nào?
Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ kể lại câu văn tả người và sự việc thành một đoạn thì đoạn văn trên chỉ là đoạn văn kể thuần tuý:
“ Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngã đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.”
Nhận xét:- Nếu không có yếu tố miêu tả -> đoạn văn sẽ mất đi sự sinh động về màu sắc, hương vị, diện mạo, hình dáng của nhân vật, sự việc, hành động…
Yếu tố biểu cảm giúp cho người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng.->buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc của nhân vật.
Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ như thế nào?
GV: Cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
Đoạn văn sẽ không thành cốt truyện.
Từ bài tập trên, em hãy cho biết: trong văn tự sự, tác giả còn thường xuyên sử dụng đan xen các yếu tố nào nữa? Các yếu tố ấy có tác dụng gì?
HS trả lời
-Ở những múc độ khác nhau, các yếu tố kể, tả, biểu cảm thường được sử dụng trong các văn bản tự sự.
-Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự là làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng nhận diện các yếu tố mtả và biểu cảm trong bài văn cụ thể,viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.,viết bài theo cá nhân .
Thời gian: 10 phút
Bài 1: HS đọc đề bài
Cho HS thảo luận theo nhóm
Tìm và phân tích các giá trị của chúng
HS làm bài theo nhóm
II. Luyện tập
Bài 1:
-Yếu tố miêu tả : Mặt lão… hu hu khóc
-> Miêu tả bộ dạng lão Hạc -> Tâm trạng đau đớn, xót xa khi bán cậu vàng.
- Yếu tố biểu cảm : Hỡi ơi!... đáng buồn
-> Cảm xúc của ông Giáo khi nghe tin lão Hạc xin bã chó của Binh Tư.
Bài 2 : HS tự làm.
Hình thức làm cá nhân
Hs viết đoạn văn
Bài 2: Viết đoạn văn ngắn kể lại giây phút đầu tiên gặp lại người thân:
theo gợi ý sau:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân ntn ?
( hình dáng , mái tóc ) .
- Lại gần thấy ra sao ? Hành động của mình và ngư
File đính kèm:
- Tuần 07.doc