A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung , nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện .
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của TPVH.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7?
Yêu cầu trả lời:
- Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
- Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Truyện kí hiện đại Việt Nam ở lớp 8 đều ra đời vào thời kì 1900- 1945. Một đặc điểm quan trọng của Văn học Việt Nam thời kì này là văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Đặc biệt là từ năm 1930, văn học Việt Nam thật sự bước vào quỹ đạo hiện đại. Những văn bản ấy đều được viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết mới mẻ.
Đó là những truyện kí hiện đại.
Vậy, tính hiện đại đó được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Hệ thống các văn bản truyện kí việt Nam đã học từ đầu năm lại nay
Mục tiêu:
+ Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
+ Thể loại, phương thức biểu đạt.
+ Nội dung chủ yếu và đặc điểm nghệ thuật.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần 9 Trường THCS Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09
Tiết 33
Ngày soạn: 14/1/2012
Ngày dạy: 15/10/2012
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự giống nhau và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung , nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện .
2. Kỹ năng:
- Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ nét riêng, độc đáo của TPVH.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy kể tên những văn bản truyện kí đã học ở chương trình lớp 6, 7?
Yêu cầu trả lời:
- Truyện kí trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
- Truyện kí hiện đại: Sống chết mặc bay( Phạm Duy Tốn), Một thứ quà của lúa non: Cốm( Thạch Lam), Bài học đường đời đầu tiên( Tô Hoài) …
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Truyện kí hiện đại Việt Nam ở lớp 8 đều ra đời vào thời kì 1900- 1945. Một đặc điểm quan trọng của Văn học Việt Nam thời kì này là văn học đổi mới ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Đặc biệt là từ năm 1930, văn học Việt Nam thật sự bước vào quỹ đạo hiện đại. Những văn bản ấy đều được viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết mới mẻ.
Đó là những truyện kí hiện đại.
Vậy, tính hiện đại đó được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 2: Hệ thống các văn bản truyện kí việt Nam đã học từ đầu năm lại nay
Mục tiêu:
+ Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
+ Thể loại, phương thức biểu đạt.
+ Nội dung chủ yếu và đặc điểm nghệ thuật.
Phương pháp: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Từ đầu năm lại nay các em đã được học bao nhiêu văn bản truyện kí? Đó là những văn bản nào?
GV: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống:
+ Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
+ Thể loại, phương thức biểu đạt.
+ Nội dung chủ yếu và đặc điểm nghệ thuật.
HS trả lời
I. Hệ thống các văn bản truyện kí Việt Nam đã học:
Tên văn bản Tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học- 1941
Thanh Tịnh
(1911-1988)
Truyện ngắn
Tự sự
(xen trữ tình)
Kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh và đậm chất thơ.
Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu,1940) Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi kí
( trích )
Tự sự
(xen trữ tình)
Nỗi đau khổ của chú bé mồ côi và tình yêu thương cháy bỏng của chú bé đối với người mẹ bất hạnh.
Văn hồi kí chân thực, giọng văn đầy chất trữ tình thiết tha
Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn, 1939)
Ngô Tất Tố (1893-1954)
Tiểu thuyết
( trích )
Tự sự
Phê phán bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ cũ. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn Việt Nam giàu lòng yêu thương.
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
Lão Hạc - 1943 Nam Cao
(1915-1951)
Truyện ngắn
( trích )
Tự sự
(xen trữ tình)
Số phận bi thảm của những người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình
Hoạt động 3: Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3, 4 ?
Mục tiêu: So sánh những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3, 4 ?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung
và nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3, 4 ?
II. So sánh nội dung và nghệ thuật của ba văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc:
A. Giống nhau:
Thể loại, phương thức biểu đạt:
+ Đều là văn tự sự, là truyện hiện đại (sáng tác thời kì 1930-1945).
Đề tài, nội dung chủ yếu:
+ Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống cực khổ của người dân lao động nghèo khổ.
+ Đều chứa chan tinh thần nhân đạo.
Nghệ thuật:
+ Đều có lối viết chân thực , gần đời sống, rất sinh động (bút pháp hiện thực).
B. Khác nhau:
* Về thể loại :
- Trong lòng mẹ: Hồi kí.
- Tắt đèn: Tiểu thuyết.
- Lão Hạc : Truyện ngắn.
* Về phương thức biểu đạt:
- Trong lòng mẹ: Tự sự xen trữ tình.
- Tắt đèn: Tự sự.
- Lão Hạc : Tự sự xen trữ tình.
* Kết luận:
Khái quát nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí đã học:
+ Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam trước năm 1945 (bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân…)
+ Thể hiện sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tác giả đối với những người nghèo khổ, bất hạnh;
+ Những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm. Lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật…
GV:
* Truyện kí Việt Nam đều là các văn bản thuộc thể loại văn xuôi nghệ thuật hiện đại, phát triển mạnh vào thời kì 1930 -1945. Đây là các văn bản viết bằng chữ quốc ngữ với cách viết mới mẻ, rất khác so với các truyện kí Trung đại đã học ở lớp 6 ( về đề tài, thể loại, nghệ thuật, kiểu chữ viết …)
* Những đặc điểm giống nhau của ba văn bản trên đều là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945.
GV:
Đây chính là những đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – dòng văn học bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ rực rỡ ở những năm 30 và đầu những năm 40. Thế kỉ XX đem lại cho văn học hiện đại Việt Nam những tác phẩm kiệt xuất gắn liền những tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài…
Hoạt động 4: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để viết đoạn văn về truyện kí Việt Nam.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trình bày bằng văn nói.
Thời gian: 10 phút
Qua các văn bản truyện kí đã học , em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?( gợi ý: nhân vật trong văn bản nào?Tác giả? Lí do yêu thích?)
Làm theo nhóm
Làm theo nhóm
III. Luyện tập:
Qua các văn bản truyện kí đã học , em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Nhóm 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Bé Hồng trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
1.Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
2. Nhân vật chú bé Hồng
Có lẽ không bao giờ, niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé. Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này.
- Nhóm 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu ( hoặc nhân vật Cai lệ ) trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
“ Sức mạnh kì lạ của chị Dậu do đâu mà có?
Đó là do sức mạnh của lòng căm hờn sục sôi, của sự uất ức cao độ khi bị dồn đẩy đến cùng đường, không thể chịu đựng được nữa. Nhưng đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Thương chồng, lo cho chồng, chị đã cố van xin, hạ mình mà không được. Để bảo vệ chồng trong phút giây khẩn cấp, chị đã vùng lên chống trả quyết liệt và chị đã chiến thắng vẻ vang. Diễn biến thái độ dẫn đến hành động ấy của chị Dậu bất ngờ thì có bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp tình hợp lí, hợp quy luật.
Từ hình ảnh chị Dậu trong chương truyện này, càng khẳng định tính đúng đắn của quy luật xã hội: Có áp bức sẽ có đấu tranh, có tức nước ắt sẽ có vỡ bờ. Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất của chị Dậu sau hai cuộc chiến chính là lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật ấy:
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…!”
( Theo sách Kiến thức cơ bản Văn tiếng Việt _ Tg: Nguyễn Xuân Lạc )
- Nhóm 3,4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện cùng tên của Nam Cao.
Lão Hạc
“ Lão Hạc là một nông dân nghèo cực, không được học hành, chẳng có chữ nghĩa, càng không biết nhiều lí luận về tình phụ tử. Nhưng cái chết dữ dội của lão là bằng chứng cảm động về cái tình cha con nguyên sơ mộc mạc mhưng thăm thẳm, thiêng liêng biết chừng nào! Cái chết của Lão Hạc, từ trong bản chất của nó, chưa hẳn là bi quan. Bởi, nó vẫn nói lên niềm tin sâu sắc và sự trường tồn vào bản chất của con người, qua mấy dòng suy ngẫm, triết lí của ông giáo ở cuối truyện:
- Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn!”
( Theo sách Kiến thức cơ bản Văn tiếng Việt - Tg: Nguyễn Xuân Lạc )
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Soạn bài, lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong SGK.
Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong một tác phẩm truyện ký đã học.
b. Bài sắp học: Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết - Kiểm tra văn.
Tiết 34
Ngày soạn: 14/1/2012
Ngày dạy: 16/10/2012
Kiểm tra Văn
A. Mục tiêu cần đạt :
Qua tiết kiểm tra HS đạt được:
- Nắm được kiến thức cơ bản về truyện kí hiện đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu , giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu
- Qua bài kiểm tra : Đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt
B. Chuẩn bị :
- Thầy soạn bài lên lớp,ra đề phù hợp
- Trò ôn bài cũ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP : HS bỏ sách vào cặp ,lấy giấy bút làm bài
2/ KIỂM TRA : GV ra đề bài.
3/ HỌC SINH LÀM BÀI: GV quan sát , nhắc nhở HS ngồi làm bài không nghiêm túc
4/ GIÁO VIÊN THU BÀI.: Thu bài theo bàn
5/ RÚT KINH NGHIỆM:
6/ Hướng dẫn chuẩn bị bài
1. Bài vừa học:
2. Bài sắp học: Nói quá
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN TIẾT 34
Cấp độ
Tên
Chủ đề
(nội dung, chương…)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Tác giả-tác phẩm
Nhận biết tác giả
Số câu: 1
Số điểm:0.25
Tỉ lệ %
Câu 1
0,25
1
Phương thức biểu đạt
Hiểu được phương thức biểu đạt
Số câu: 1
Số điểm: 0.25
Tỉ lệ %
Câu 2,8
Số điểm: 0.5
2
Chi tiết nghệ thuật
Hiểu yếu tố nghệ thuật qua các tác phẩm
Nhận định đúng về cái chết của Lão Hạc
Số câu: 2
Số điểm:
Tỉ lệ %
Câu 6 và câu 7
Số điểm: 0.5
Câu 5
Số điểm: 0.25
3
Nội dung
Nhận dịnh đúng nội dung văn bản và đánh giá nhân vật thông qua tác phẩm
Số câu: 1
Số điểm: 0.25
Tỉ lệ %
Câu 3,4
Số điểm: 0.5
2
Nhân vật
Nắm được nội dung từng tác phẩm
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ %
Câu 9
Số điểm:
1
1
Viết đoạn văn
Phân tích nhân vật chị Dậu
Số câu: 1
Số điểm: 0.25
Tỉ lệ %
Câu 10
Số điểm: 7
1
Tổng số câu: 10
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,25
%
Số câu 5
Số điểm 2
%
Số câu 4
Số điểm 7,75
%
Số câu
10
Số điểm
10
ĐỀ KIỂM TRA VĂN TIẾT 34
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
1. Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào ?
A. Nguyên Hồng B. Thanh Tịnh C. Ngô Tất Tố D. Nam Cao
2. Dòng nào nêu đúng phương thức biểu đạt của văn bản trên.
A. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
B. Lập luận kết hợp miêu tả, biểu cảm.
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
D. Biểu cảm kết hợp với chứng minh.
3. Nội dung đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng “Kể một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh”.
A. Sai B. Đúng
4. Qua văn bản “Lão Hạc” em thấy lão Hạc là người như thế nào?
A. lão Hạc là người có lòng tự trọng, lão thà chết chứ không muốn làm phiền đến người khác.
B. lão Hạc là một con người có tình nghĩa, trung thực, thủy chung.
C. Lão Hạc là người rất thương con, lão đã hy sinh tất cả để dành trọn vẹn của cải cho con.
D. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
5. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc.
A. Bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quí vô ngần.
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của nông dân.
D. Cả ba ý kiến trên.
6. Trong đoạn văn sau, câu nào không phải là yếu tố miêu tả?
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc.
7. Chi tiết nào trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” làm chúng ta cảm nhận được tình thương cao cả của cụ Bơmen.
A. Đến thăm Giôn-xi B. Động viên Giôn –xi
C. Giúp đỡ Giôn-xi
D. Cứu Giôn-xi bằng cách vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống.
8. Trong các câu sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm?
A. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu chúng ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.
B. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá.
C. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
D. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
9. Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B
A
Tên văn bản
NỘI DUNG
Nối
1. Tôi đi học
a) Những kỷ nệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
2. Tức nước vỡ bờ
b) Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của TDPK
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ.
3. Lão Hạc
c) Số phận đau thương, bi thảm và phẩm chất cao đẹp của người nông dân cùng khổ trong XHVN trước CMT8
4. Trong lòng mẹ
d) Nỗi cay đắng ,tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của tác giả thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ)
10. Phân tích nhân vật chị Dậu để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng được 0,25đ riêng câu 9 1 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
A
B
A
D
D
D
A
1a, 2b, 3c, 4d
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7Đ)
Tình huống truyện mở ra thật hấp dẫn đã thể hiện xung đột căng thẳng giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Đó là tình huống gia đình chị Dậu bị đồn nén đến bước đường cùng trong cơn khốn quẫn nhất: chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái dứt ruột nhưng vẫn còn thiếu xuất sưu của Hợi, người em chồng đã mất từ năm ngoái. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh trói. Nhờ có bà lão hàng xóm tốt bụng, chị Dậu mới cứu được chồng.
Tình huống vừa mở ra, xung đột đã nổi lên: Trong cảnh này, lực lượng của giai cấp thống trị gồm tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng độc ác , tàn nhẫn không còn chút tính người. Đây là bọn tay sai rất đắc lực của các quan phủ thời trước cách mạng tháng Tám. Trước cảnh anh Dậu vừa thoát chết, nằm rũ rượi, hắn không chút động lòng, luôn miệng quát, thét.
Đối lập với bộ mặt tàn ác, không chút tình người của tên cai lệ là hình ảnh đẹp khỏe của chị Dậu- người phụ nữ nông dân nghèo khổ đang trong cơn quẫn bách bị dồn đến bước đường cùng- với những phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng đang bộc lộ:
+ Tấm lòng của người vợ đối với chồng đang đau ốm;
+ Diễn biến thái độ của chị Dậu đối với tên cai lệ: từ chỗ van xin để rồi cuối cùng quật ngã cả hai tên tay sai mạt hạng, hung ác mà hèn mạt
Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh chị Dậu hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai trở nên nhỏ bé, hèn hạ bấy nhiêu. Đó là sức mạnh của lòng căm hờn sôi sục,của sự uất ức cao độ bị dồn nén đến bước đường cùng. Đó còn là sức mạnh của cả tình thương yêu chồng con vô bờ bến.
Phan Văn Rơi
Tiết 35
Ngày soạn: 14/1/2012
Ngày dạy: 19/10/2012
NÓI QUÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ... )
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng:
Vận dụng những hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc- hiểu văn bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: giáo án, bảng phụ
HS: chuẩn bị bài, bảng con.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Nêu một số VD về từ ngữ địa phương nơi em ở tương ứng với từ toàn dân .
- Xác định từ địa phương trong ví dụ sau :
Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Trong tục ngữ , ca dao , trong thơ văn châm biếm , hài hước và cả trong thơ văn trữ tình biện pháp nói qúa được sử dụng rất phổ biến . Vậy sử dụng phép tu từ nói qúa có tác dụng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2: Tìm hiểu khi niệm và tác dụng của biện pháp tu từ.
Mục tiêu: Giúp cho HS hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá là gì khi sử dụng nó trong giao tiếp.
Phương pháp: vấn đáp, qui nạp, kĩ thuật động não
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở bảng phụ
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
b. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
HS đọc
I.Nói quá và tác dụng của nói quá:
1. Khái niệm:
Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào?
Chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu ca dao - tục ngữ trên có nói quá sự thật không? Những cụm từ nào cho em biết điều đó?
Nói quá sự thật:
- chưa nằm đã sáng
- chưa cười đã tối
- mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Thực chất những câu ca dao – tục ngữ này nhằm nói gì?
Thời gian đêm tháng năm rất ngắn
Thời gian ngày tháng mười rất ngắn.
Mồ hôi ra nhiều à sự lao động vất vả.
Cách diễn đạt trên có tính chất gì?
Phóng đại mức độ quy mô, tính chất sự việc hiện tượng.
Vậy qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu nói quá là gì?
HS trả lời
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
Hãy thảo luận và rút ra tác dụng của nói quá?
HS thảo luận
Thảo luận và so sánh các cách diễn đạt sau :
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối ngày tháng mười rất ngắn
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày mồ hôi ướt đẫm.
2. Tác dụng
Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Nói quá khác với nói khoác như thế nào?
HS thảo luận trả lời
Nói quá và nói khoác đều là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, nhưng khác nhau ở mục đích. Nói quá là biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn nói khoác nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực.
Tìm một số câu ca dao, câu thơ có sử dụng biện pháp nói quá ? Cho biết tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ ấy ?
- Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau .
Quá cực khổ .
- Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời mau sáng ra đường gặp em.
Nỗi nhớ quá quay quắt.
Hoạt động3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS tìm và giải thích nghĩa của biện pháp nói quá trong một số thành ngữ, tục ngữ; biết điền vào chỗ trống các thành ngữ có sử dụng nói quá; đặt câu với các thành ngữ dùng BP nói quá.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 15 phút
BT1
- Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện BT tại chỗ.
- Nhận xét và chốt ý.
HS làm bài
II. Luyện tập:
BT1: Các biện pháp nói quá và giải thích.
a. '' sỏi đá cũng thành cơn '' : có sự kiên trì , bền bỉ sẽ làm được tất cả .
b. '' đi lên đến tận trời '' vết thương chẳng có ý nghĩa gì, không cần phải bận .
c. '' thét ra lửa '' : kẻ có quyền sinh quyền sát với người khác
BT 2
- Hs xác định yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện bài tập trên bảng.
- HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
HS tự làm bài
BT 2: Điền thành ngữ.
Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
Bầm gan tím ruột.
Ruột để ngoài gia
Nổ từng khúc ruột.
Vắt chân lên cổ.
BT 3.
HS đọc yêu cầu BT.
Lên bảng thực hiện BT
Nhận xét bổ sung.
HS thảo luận nhóm
BT 3
a. Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành .
b. Đoàn kết là sức mạnh giúp chúng ta dời non lấp biển .
c. Công việc lấp biển , vá trời ấy là công việc của nhiều đời , nhiều thế hệ mới có thể làm xong .
d. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng .
e.Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này .
BT 4
HS đọc yêu cầu BT.
Nhận xét bổ sung
BT 4 : Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
Đen như cột gà cháy
Câm như hến
Nhanh như cắt
Trắng như trứng gà bóc
Khoẻ như voi
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Bài vừa học:
Hoàn thành các BT còn lại
Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá
b. Bài sắp học: Lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Tiết 36
Ngày soạn: 14/1/2012
Ngày dạy: 19/10/2012
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Xây dựng bố cục,sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với mtả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố mtả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: Nghiên cứu tài liệu, giáo án.
HS : Học bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản?
Bước 1: Định hướng chính xác.
- Bước 2:Tìm ý.
- Bước 3: Lập dàn ý.
- Bước 4: Viết bài( diễn đạt thành câu, thành đoạn văn).
- Bước 5: Kiểm tra bài viết.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút
Từ phần kiểm tra bài cũ => GV dẫn dắt vào bài mới: Lập dàn ý là một bước rất quan trọng trong khâu tạo lập văn bản...
Hoặc: Để viết được một bài văn hay , rõ ràng , chặt chẽ ta cần phải làm tốt bước lập dàn ý . Vậy lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm , cần tuân thủ những yêu cầu gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học .
Hoạt động 2:Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Mục tiêu: Giúp cho HS củng cố kiến thức về bố cục, sự việ
File đính kèm:
- Tuần 09.doc