Mục tiêu cần đạt
* Qua đoạn trích Lục Vân Tiên Gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá nghệ thuật kết cấu & nghệ thuật ngôn từ của bài thơ này.
* Biết được một tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng tự hào về văn học địa phương.
* Củng cố kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9: từ đơn & từ phức ; thành ngữ; nghĩa của từ ; từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; đồng âm ; từ đồng nghĩa ; từ trái nghĩa ; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng.
* Thông qua giờ trả bài củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả ; nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài ; biết sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
164 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 9
Tuần 9 / Bài 9 & 10
Mục tiêu cần đạt
* Qua đoạn trích Lục Vân Tiên Gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá nghệ thuật kết cấu & nghệ thuật ngôn từ của bài thơ này.
* Biết được một tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng tự hào về văn học địa phương.
* Củng cố kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9: từ đơn & từ phức ; thành ngữ; nghĩa của từ ; từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; đồng âm ; từ đồng nghĩa ; từ trái nghĩa ; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng.
* Thông qua giờ trả bài củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả ; nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài ; biết sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Ngày soạn: ....................
Tiết 41 Lục vân tiên gặp nạn
Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Qua phần phân tích giữa cái thiện với cái ác trong đoạn thơ - nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết & nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
Rèn kĩ năng đọc kể chuyện, phân tích lời kể tả.
B. Chuẩn bị:
1.GV: - Tìm đọc tác phẩm Lục Vân tiên- Sưu tầm đọc những bài viết viết về tác giả.
Soạn bài chú ý nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua cử chỉ, hành động của nhân vật.
2.HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK- hướng dẫn SBT
Hoạt động dạy hoc:
B1. ổn định lớp
B2. Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
Phân tích hình ảnh Vân Tiên?
2. Đọc thuộc lòng đoạn trích trên? Phân tích ình ảnhnhân vật KNN?
B3. Bài mới
Giới thiệu bài
Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, hết tiền, thầy mù lòa với một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm – một trong những người bạn mới quen ở kinh – cũng đã đỗ cử nhân & đang trên đường về ; Vân Tiên có lời nhờ giúp đỡ. Trịnh Hâm nhận lời nhưng lại lừa đưa Tiểu đồng vào rừng trói lại, rồi đưa vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa chàng về đến tận Đông Thành. Nhưng đến đêm khuya thì Hâm mới ra tay. Số phận Vân Tiên thế nào? Đoạn trích học hôm nay sẽ lí giải điều đó.
HĐ1
Tìm hiểu chung đoạn trích
HS: độc lập trả lời
Hỏi: em hãy giới thiệu vị trí đoạn trích?
GV: đọc mẫu HS đọc
Nêu tóm tắt đoạn này được kể như thế nào?
Hỏi: Nếu cho rằng có hai sự việc chính được kể trong đoạn trích này là: Lục Vân Tiên gặp nạn và Lục vân Tiên thoát nạn thì em tách văn bản tương ứng như thế nào?
Nhân vật nào trung tâm cho mỗi sự việc đó?
HS: thảo luận nhóm- trả lời.
HĐ2: Đọc – hiểu văn bản
Hỏi: Lục Vân Tiên gặp phải nạn gì? Kẻ gây hại cho Vân Tiên là ai? đã dùng những thủ đoạn nào?
HS: thảo luận nhóm – trình bày
GV: đó là hành động bất nhân giết một con người tội nghiệp tàn phế
Bội nghĩa vì giết một người bạn( đã từng trà rượu khi đến trường thi Vân Tiên đã có lời nhờ cậy “ Tình nghĩa trước sau...
Có thương xin khá giúp nhau phen này”
Trịnh Hâm đã từng hứa hẹn:
“Đương cơn hoạn nạn găp nhau
Người lành nỡ bỏ người sau sao đành”
“ Hâm rằng anh chớ ngại tình
Tôi xin đưa tới Đông Thành mới thôi”
Hỏi: Em có nhận xét gì về thủ đoạn giết người này? trong đó nghê sợ nhất là thủ đoạn nào?
HS: tự bộc lộ theo cảm nhận riêng
Hỏi: Động cơ gây tội ác là gì?
GV: tư khi gặp ở trường thi Trịnh Hâm đã nghen ghét đố kị với tài năng của Vân Tiên
“ Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không song rồi
Thói nghen ghét đố kị biến hắn thành kẻ nhẫn tâm, việc hãm hại Vân Tiên ngay cả khi chành đã bị mù- tàn phế, chứng tỏ cái ác đã trở thành bản chất của Trịnh Hâm.
Trước khi giết Vân Tiên Trịnh Hâm đã giết chết Tiểu đồng - để dễ bề giết Vân Tiên.
Hỏi: em có thái độ như thế nào với lòng ghen ghét đố ki của con người?
Hỏi: qua đây em hiểu gì về con người TRịnh Hâm?
HS: độc lập trả lời
Hỏi: thủ đoạn của Trịnh Hâm khiến em liên tưởng đến nhân vật nào nổi tiếng là thâm độc trong truyện cổ dân gian nước ta?
Hỏi: em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự?
HS: đọc nốt phần còn lại
Hỏi: Vân Tiên được cứu giúp như thế nào?
GV:- Cá sấu giúp – “Giao long dìu đỡ vào trong bãi này”
Hỏi: tại sao tác giả lại để cho cá sấu cứu người chi tiết này có ý nghĩa gì không?
-Vân Tiên là người hiền đức bị hãm hại ngay đến cá sấu chuyên ăn thịt hung dữ mà cũng phải cảm thương giúp đỡ.
Liên hệ đến truyện : “Con hổ có nghĩa”
-Gia đình ông chài cứu chữa:
“ Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ bơ mặt mày”
Hỏi: có gì đặc biệt trong hành động cứu người của Ngư ông?
Việc này nói lên đức tính gì của Ngư ông?
HS: độc lập trả lời
Hỏi: không chỉ cứu VT mà Ngư ông còn đề nghị VT ở lại sẵn sàng cưu mang- giúp đỡ VT. điều đó thể hiện ở câu thơ nào?
Hỏi: khi để Vân Tiên được giao long và gia đình ông chài cứu sống , tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tình cảm như thế nào đối với người nghĩa hiệp và người lao động bình thường?
HS: thảo luận nhóm
Hỏi: để giữ VT. ở lại Ngư ông đã gợi lên cảnh vui thú của cuộc sống chài lưới như thế nào?
HS: thảo luận - đại diện trả lời
“ rày roi mai vịnh...
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây...”
Tắm mưa chải gió trong vời hàn Giang”
Hỏi: ấn tượng của em về cuộc sống đó
GV: đó là cuộc sống lao động có thiên nhiên khoáng đạt thơ mộng- phóng khoáng: hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao,thung dung, vui say, tắm mưa chải gió
Hỏi: để vẽ lên bức tranh ấy Ngư ông là người như thế nào?
Hỏi: Qua hình ảnh Ngư ông tác giả biểu hiện cái nhìn như thế nào đối với nhân dân lao động?
Hỏi: Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
Hỏi: Cảm nhân của em về nội dung nghệ thuật của đoạn trích?
HS: độc lập trả lời
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần hai của truyện Lục Vân Tiên
Từ câu 938 đến câu 976
2. Đọc – chú thích: SGK
3. Tóm tắt đoạn trích: trong đêm dưới thuyền Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống sông, nhờ Giao Long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài muốn Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới.
4. Kết cấu: 2 phần
- Từ đầu đến “thương họ Lục xót xa tấm lòng”: Lục vân tiên gặp nạn ( Nhân vật trung tâm Trịnh Hâm)
- phần còn lại: Vân Tiên thoát nạn ( Ngư Ông)
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Lục vân Tiên gặp nạn
*Trịnh Hâm: âm mưu hại chết Vân Tiên
*Thủ đoạn: lừa Vân Tên xuống thuyền hứa trở về quê; lơi dụng lúc đêm khuya vắng vẻ đẩy Vân Tiên xuống sông, vờ kêu trời thương tiếc để xóa tội
- Vờ nhân nghĩa
- Lén lút thực hiện
- Có tính toán để xóa tội
=> Hành động của một kẻ nhân bất nghĩa, hành động giết người có âm mưu sắp đặt khá kĩ lưỡng, gian ngoan xảo quyệt.
* Động cơ gây tội ác: động cơ thấp hèn do nghen ghét đố kị – tâm địa độc ác bất nhân dẫn đến hành động giết người.
==>Trịnh Hâm là kẻ giả dối, nhâm hiểm, độc ác, hèn hạ; là hiện thân của cái ác, cái ác đã trở thành bản chất của hắn
Nghệ thuật kể chuyện cách sắp xếp tình tiết- diễn biến- hành động nhưng lời thơ vẫn giữ nguyên vẻ mộc mạc giản dị vốn có của nó.
2. Lục Vân Tiên thoát nạn:
Việc làm nhân nghĩa cao thượng của gia đình Ngư Ông.
Hành động cứu người của gia đình Ngư ông: bằng những câu thơ mộc mạc hầu như ko hề đẽo gọt, trau chuốt chỉ kể lại sự việc một cách giản dị tự nhiên, thể hiện thái độ khẩn trương, tích cực, không nề hà, tính toán, thấy người gặp nạn là cứu
- Thái độ quan tâm ân cần chu đáo
-Tình cảm xót thương những con người hoạn nạn bất hạnh
- Muốn cưu mang giúp đỡ Vân Tiên, không vu lợi, trọng nhân nghĩa.
“Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
Đức tính của Ngư ông:
- Có lòng nhân ái
- Coi trọng tính mạng con người
- Sẵn lòng giúp người khi hoạn nạn
Thái độ của tác giả:
- yêu quý bênh vực những con người nghĩa hiệp như Vân Tiên
- Tin vào nhân nghĩa của những người lao động bình thường như gia đình ông chài.
*Cuộc sống của Ngư ông: cuộc sống lao động bình thường của người dân chài trên sông nước: thanh cao trong sạch ngoài vòng danh lợi, cuộc sống tự do chan hòa với thiên nhiên & rất nên thơ- dùng nước mưa để tắm, gió chải tóc vuốt râu.
- Ngư ông là người yêu lao động- yêu thiên nhiên- yêu cuộc sống tự do- người am hiểu cuộc sống nơi sông nước.
Tác giả thể hiện tình yêu & quý trọng nhân cách của những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời
* Ngôn ngữ tự sự – miêu tả mộc mạc- giản dị mà vẫn gợi cảm- giàu chất thơ- tình tứ phóng khoáng mà sâu sắc- lời thơ thanh thoát uyển chuyển- hình ảnh thơ đẹp gợi cảm- biểu hiện khát vọng niềm tin vào cuộc đời của tác giả.
Nghi nhớ : SGK
*Nghệ thuật: xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc: bút pháp ước lệ kết hợp vơi hiện thực . Ngư ông vừa mang tính cách của người quân tử vừa la hiện thân của người lao động. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị , nhưng giàu cảm xúc- giàu chất thơ, sắp xếp tình tiết hợp lí.
*Nội dung: thể hiện sự đối lập thiện ác, cao cả và thấp hèn, thể hiện niềm tin của nhà thơ vào đạo đức nhân dân thông qua hành động tội ác của Trịnh HâmVà việc làm cao thượng của Ngư ông.
B4. Củng cố: HS đọc nghi nhớ
B5. HDHB: - đọc thuộc lòng đoạn trích
- Học kĩ bài
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn học
Tiết 42 Chương trình địa phương phần văn
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nẵm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả- tác phẩm văn học địa phương.
Giáo dục thái độ quan tâm & yêu mến đối với văn học địa phương.
B.Chuẩn bị:
1.GV: - hướng dẫn HS chuẩn bị cho giờ tìm hiểu văn học địa phương trước hai tuần theo yêu cầu SGK.
GV tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương cuốn: “ Văn xuôi Hà Tây” sở văn hóa thông tin – hội nhà văn Hà Tây .
2.HS: chuẩn bị theo hướng dẫn của GV & SGK.
C. Hoạt động dạy học
B1.ổn định lớp
B2.Kiểm tra bài cũ:1.Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn?
Phân tích âm mưu thủ đoạn của Trịnh Hâm?
2.Đọc thuộc lòng đoạn trích LVTGN?
Phân tích hình ảnh Ngư ông?
B3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Hà Tây là một tỉnh tiếp giáp liền kề với thủ đô Hà Nội có truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm – có nhiều anh hùng- nhiều nhà văn nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi- Tản Đà – Xuân Quỳnh…. Nơi đây có truyền thống thư văn lâu đời- đúng là địa linh nhân kiệt. Giúp các em hiểuthêm về văn học địa phương của Hà tây nối tiếp phần văn học địa phương lớp 8 – hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp phần văn học Hà Tây từ năm 1975 tới nay qua một số tác phẩm tiêu biểu.
HĐ1: hướng dẫn HS trình bày bản kê danh sánh các tác giả văn học & các tác phẩm văn học địa phương của tổ mình (đã được phân công trước) sưu tầm được.
HĐ2: Thông qua phần tư liệu đã chuẩn bị được & phần đóng góp của HS hình thành bảng thống kê các tác giả tác phẩm tiêu biểu của địa phương mình.
Bảng thống kê một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu
của văn học Hà Tây từ 1975 đến nay.
Tác giả
Bút danh
Tác phẩm
1. Nguyễn phương Tú
Sinh ngày 31/1/1937
- Quê: Phú Xuyên – Hà Tây
- Tỉnh ủy viên- giám đốc sở văn hóa thông tin- công tác tại hội văn học nghệ thuật Hà Tây
Phượng Vũ
Tiểu thuyết: Hoa hậu xứ Mường(1986)
Trước cửa thiền
Truyện vừa:
“Người anh hùng trên đồng cỏ”
Tập truyện ngắn:
“Người mẹ của những đứa con”
2. Đoàn Bổng ( 1943)
Quê: Thường Tín – Hà Tây
Tập nhạc thơ:
“Trăng ơi hãy sáng”
3. Nguyễn Quang Thiều
Sinh: 13/2/1957-
ứng Hòa- Hà Tây
- bố của bạn Ngân lớp 9H- năm học 2003- 2004
- Là cộng tác viên của báo An ninh thế giới.
- Truyện ngắn:
Người đàn bà tóc ngắn- 1993
- Tiểu thuyêt:
Cỏ hoang- 1990
4.Nguyễn Hữu Khai (10/10/1952)
- Quê Mĩ Đức – Hà Tây
-Giám đốc công ty dược Bảo Long
-Tập thơ &nhạc:
Lửa tình- 2004-
5. Phạm Văn Ninh- ( 1945)
- Quê: Xã Tam Hưng- Thanh Oai – Hà Tây
Thanh ứng
-Thơ: Hương lá-1998-
Tháng ba đến lớp- 1994-
Ngàn sao- 1998-
Một mùa hoa -2003-
6. Quách Duy Sắc ( 1927- 1994)
- Quê: Đan Phượng- Hà Tây
- Cha: cô Quách Mỹ- của truờng ta
Quách Vinh
-Tập kí: Tản Viên mơ mộng
-Kí & tiểu luận:
Hành trình của lụa-2004
7. Đặng đức Hiên ( 1939)
Quê: Nam Định
- Nguyên phó hiệu trưởng trường PTTH Lê Quý Đôn- Hà Đông
Đặng Hiển
Thơ: -Thời gian xanh
-Đôi cánh
- Lời chào mùa thu
- Bài thơ trên đá
8. Đào Ngọc Chung (1939)
- Công tác tại sở GD Hà Tây
- Truyện ngắn: Phía núi xa mờ
- Kí: Kỉ niệm dọc đường -1994-
- Thơ: Đường vào thị xã 10/2004
9. Nguyễn Thị Mai
- Quê: Gia Lâm –Hà Nội
- Hội viên hội nhà văn Việt Nam
- Huy chương vì sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật 1999
-Tập thơ thiếu nhi:
+Thả diều -1997-
+ Vầng trăng trước nhà -2003-
- Thời hoa gạo cháy-1995-
HĐ3.Hướng dẫn HS đọc & tìm hiểu bài thơ “ Đường vào thị xã” của Đào Ngọc Chung
Bào Hà Tây số 3290 ra ngày 10/10/2004
Đường vào thị xã
- Đào Ngọc Chung-
Ba chiếc cầu bắc qua sông Nhuệ
Anh đợiem ở phía cầu nào?
ở cầu Am
Giờ tan tầm
Xe đạp nối đuôi nhau
Loang mặt sóng tiếng cười vui nhộn
Thợ cơ khí dệp & len nhuộm
Đèn thủy ngân thêm dịu mắt ai chào…
ở cầu Đen
Nước xoáy, sóng lao xao
Đường vào phố, hai đầu cầu, yên ắng
Sân vận động, trẻ con mê đá bóng
Đài phát thanh biên tập bản tin đêm
Nơi dạo chơi của các diến viên
Cán bộ tỉnh trở về khu tập thể…
Và cầu Trắng
Giữa ngã năm bề thế
đường thênh thang, nhịp mới, bước song hành
Bao sắc màu, gương mặt lướt qua nhanh
Phía “Bông Đỏ” còi tầu đang vẫy gọi
Nhưng bừng sáng là vườn hoa buổi tối
Dàn đu quay các cháu nhỏ đang bay
Thư viện nằm trong thấp thoáng hàng cây
Đi trả sách nhận đôi lời dịu ngọt
Câu lạc bộ tiếng đàn ai thánh thót…
Anh đợi em ở phía cầu nào?
Phía cầu nào ta cũng nhận ra nhau
Anh sẽ dẫn em về Vạn Phúc
Dòng sông Nhuệ hiền hòa hơi uốn khúc
Cả một làng dệt gấm thêu hoa
Thăm ngôi nhà anh Lý (1) ở năm xưa
Thăm gian gác Bác từng ngồi thảo hịch
“Lời kêu gọi” vẫn còn nguyên bút tích
Phúc thiêng liêng rung động chín năm trường..
Sẽ còn thăm bao khối phố đoạn đường
ở Văn Phú là “ Vườn cây ơn Bác”
Trường mĩ nghệ là trăm mẫu hàng tuyệt tác
Chợ Hà Đông, đông cả sớm, chiều…
Hãy qua cầu với trái tim yêu
Em sẽ biết nhịp cầu nào nóng bỏng…
mật danh của đồng chí: Hoàng Văn Thụ khi về hoạt động tại làng Vạn Phúc
GV: hướng dẫn HS thảo luận – trình bày ý kiến về nội dung nghệ thuật bài thơ
Em cảm nhận được gì về nội dung nghệ thuật bài thơ?
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thị xã Hà Đông không chỉ về vị trí địa lí ( những cây cầu thơ mộng bắc qua sông Nhuệ mà còn bao quát toàn bộ bao gồm cả những địa danh lịch sử ( văn Phú- vạn Phúc). Cuộc sống sinh hoạt, lao động náo nhiệt của nhân dân thị xã Hà Đông với những làng nghề truyền thống nổi tiếng, với những gương mặt vui tươi phấn khởi của cuộc sống lao động hối hả trong nhịp sống mới. Tất cả được thể hiện thông qua một câu truyện tình của đôi trai gái hẹn hò, chờ đợi, khiến cho ý thơ càng trở nên đẹp hơn, hấp dẫn người đọc, có phần tình tứ hơn. Bài thơ thể hiện sự am hiểu của nhà thơ về thị xã Hà Đông, tình cảm mến yêu tha thiết cuộc sống con người & niềm tự hào của tác giả về quê hương Hà Đông.
B4. Củng cố: HS đọc một số bài viết của tác giả Quách Vinh trong cuốn Kí và tiểu luận: “Hành trình của lụa” do sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Tây xb năm 2004.
Bác Hồ thăm cảnh Hương Sơn – trang 7
Tài năng Nguyễn Thượng Hiền & giai thoại- tr.63
Nguyễn Bính với Ha Đông – tr.140
Làng lụa Vạn Phúc- Tr. 162
Hành trình của lụa – tr. 186
B5. HDHB: - học kĩ bài
Tìm đọc các tác phẩm văn học Hà Tây- có nghi chép kết quả
Chuẩn bị bài Tổng kêt về từ vựng…( tiết 1)
Ngày soạn: ……….
Ngày dạy: ……………..
Tiết 43 Tổng kết về từ vựng
( Từ đơn- từ phức … từ nhiều nghĩa)
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Nắm vừng hơn & biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn & từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa & hiện tượng nhiều nghĩa của từ)
B.Chuẩn bị:
GV & HS: xem & ôn lại kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 – chú ý cân đối ôn tập những kiến thức cũ & mới vận dụng vào việc thực hành các bài tập.
C.Hoạt động dạy – học:
B1. ổn định lớp
B2. Kiểm tra bài cũ: trong giờ
B3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Khác với các cụm bài trước, cụm bài tổng kêt về từ vựng có nhiệm vụ củng cố lại kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 mỗi vấn đề ôn tập được tách thành một mục riêng. Trong mỗi cụm bài có hai phần: ôn lại kiến thức chủ yếu; làm bài tập để nhận diện vận dụng khái niệm vào bài tập, biết vận dụng những kiến thức đó trong giao tiếp. Đặc biệt trong việc tiếp nhận phân tích văn bản.
HĐ1
Từ đơn & từ phức
Hỏi: phân biệt thế nào là từ đơn từ phức?
HS đọc bài tập 2 phân tích yêu cầu của bài tập?
Thảo luân nhóm- địa diện trình bày.
Đọc –phân tích – thảo luận bài tập 3 tr. 123. đại diện trình bày.
HĐ2
Thành ngữ- phân biệt với tục ngữ
Hỏi: thế nào là thành ngữ? phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ với tục ngữ?
Bài tập 2 trang 123 – HS thảo luận - đại diện nhóm trình bày
a. “ ngần mực…. ngần đèn thì sáng”
c.“ Chó treo mèo đậy”
b. Đánh trống bỏ dùi
d. Được voi đòi tiên
e.Nước mắt cá Sấu
Hỏi:Tìm hai thành ngữ có yếu tố động vật, hai thành ngữ có yếu tố thực vật – giải thích ý nghĩa đặt câu?
Một số thành ngữ tham khảo:
- Mèo mù vớ phải cá rán
Mỡ để miệng mèo
- Lên voi xuống chó
Chó cắn áo rách
Hàm có vó ngựa
Chó ăn đá gà ăn sỏi
- Chuột sa chĩnh gạo
- Nhìn gà hóa quốc
- Dậu đổ bìm leo
- Quýt làm cam chịu
- Lá rụng về cội
- Rau nào sâu ấy
- Cành vàng lá ngọc
HĐ3.
Nghĩa của từ
Hỏi:nhắc lại khái niệm nghĩa của từ?
Đọc phân tích yêu cầu bài tập 2
Thảo luận – chọn cách hiểu đúng
HĐ4
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng nghĩa của từ
Hỏi: thế nào là hiện tượng nhiều nghĩa ? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
HS đọc yêu cầu bài tập 2 – xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của từ
I.Từ đơn – từ phức
1.Khái niệm
* Từ đơn: do một tiếng có nghĩa tạo thành
* Từ phức: do hai hay nhiều tiếng tạo thành
Từ:--- từ đơn
--Từ phức: +Từ ghép: - chính phụ
-đẳng lập
+Từ láy: - láy hoàn toàn
- Láy bộ phận: - láy p.âm đầu
- láy vần
2. Bài tập:
* Bài tập2 tr. 122: xác định từ nghép từ láy
+Từ nghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
+ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, láp lánh
*Bài tập 3 tr. 123: xác định nghĩa của từ láy
- Những từ có sự “ giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Những từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
II.Thành ngữ:
1.Khái niệm, phân biệt với tục ngữ
*Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh- nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo nên nó, nhưng thông thường thông qua một số phép chuyển: ẩn dụ; so sánh.
*Tục ngữ: là những câu nói dân gian – ngắn ngọn có kết cấu bền vững- có hính ảnh nhịp điệu. Tục ngữ diến dạt những kinh nghiệm & cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên , lao động, sản xuất, con người, xã hội….
2.Bài tập
*Bài tập 2 tr. 123: phân biệt tục ngữ- thành ngữ- giải thích nghĩa.
Tục ngữ:
a. “ ngần mực…. ngần đèn thì sáng”
àhoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách con người
c. “ Chó treo mèo đậy”
àMuốn giữ gìn thức ăn nhà có nuôi chó phải treo, nuôi mèo phải đậy
Thành ngữ:
b. Đánh trống bỏ dùi à làm việc ko đến nơi đến chốn- bỏ dở thiếu trách nhiệm.
d. Được voi đòi tiên à tham lam được cái này lại muốn cái khác
e.Nước mắt cá Sấu
à Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
*Bài tập 3 - tr.123:
Hai thành ngữ có yếu tố động vật:
-“ Chó ngáp phải ruồi”: gặp may chứ ko có tài cán gì
VD: Nó có biết gì đâu chẳng may chó ngáp phải ruồi ấy mà.
- “ ăn ốc nòi mò”: nói không có cơ sở đáng tin cậy- chỉ đựa vào sự phỏng đoán.
VD: Anh ta chí ăn ốc nói mò chứ có hiểu gì đâu.
Hai thành ngữ có yếu tố thực vật:
-“ ăn cây táo rào cây sung”à hưởng quyền lợi ở nơi này lại chăm lo đến nơi khác.
VD: Cậu phải lo cho HTX mình chứ sao lại ăn cây tóa rào cây sung thế.
- Dây cà ra dây muống à giải thích dài dòng không đi vào vấn đề chính
VD: nó nói năng dài dòng dây cà ra dây muống.
*Bài tập 4 tr. 123: một số thành ngữ sử dụng trong thơ văn
- Bảy nổi ba chìm với nước non
- Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
- Nước mặn đồng chua
- đất cày lên sỏi đá
III.Nghĩa của từ
1.Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
- có ba cách chính để giải thích nghĩa của từ:
+ trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ miêu tả sự vật, hành động, đặc điểm mà từ biểu thị
+ đưa ra các từ đồng nghĩa trái nghĩa với các từ cần giải thích.
2.Bài tập:
*Bài tập 2 tr. 123: Chọn cách hiểu đúng
Chọn cách hiểu (a). nghĩa của từ mẹ là khái niệm chỉ người phụ nữ có con trong quan hệ với con
*bài tập 3 tr.123: Chọn cách giải thích đúng ? vì sao?
- Cách giải thích b.độ lượng là: rộng lượng… tha thứ
- Cách giải thích b. vi phạm nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ-vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất ( độ lượng – tính từ)
IV.Từ nhiều nghĩa - hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Khái niệm: từ nhiều nghĩa là từ có từ hai nghĩa trở lên VD: mũi: chỉ một bộ phận cơ thể con người( có đặc điểm là nhọn và nhô ra phía truớc) ; từ đó có mũi dao , mũi thuyền….
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ quá trình mở rộng nghĩa của từ: nghĩa đen , nghĩa bóng.
2.Bài tập:
* Bài tập 2 tr.124: xác định ghĩa gốc – nghĩa chuyển từ “ hoa”
- Hoa trong “lệ hoa”: được dùng theo nghĩa chuyển, tuy nhiên ko thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này chí có nghĩa lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa từ điển.
B4. Củng cố: nhắc lại những kiến thưc đã tổng hợp trong tiết học – khắc sâu cho HS
B5.HDHB: - học kĩ bài- xem lại các bài tập đã làm
Chuẩn bị tiếp phần còn lại: Tổng kết về từ vựng tiếp .
Ngày soạn: ……….
Ngày dạy: ……………..
Tiết 43 Tổng kết về từ vựng
( Từ đồng âm.....trường từ vựng )
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Nắm vừng hơn & biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp đọ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng )
B.Chuẩn bị:
- GV & HS: xem & ôn lại kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 – chú ý cân đối ôn tập những kiến thức cũ & mới vận dụng vào việc thực hành các bài tập.
- Soạn bài , chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK- SGV
C.Hoạt động dạy – học:
B1. ổn định lớp
B2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại những kiến thức đã tổng kết giờ học trước?
B3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Nhận xét phần trả lời của HS chốt kiến thức vào bài
( có thể giới thiệu thêm: căn cứ vào ý nghĩa của từ người ta có thể chia từ ra các loại: từ đồng âm , từ đồng nghĩa…….)
HĐ1
Từ đồng âm
Hỏi; thế nào là từ đồng âm?
Phân biệt với hiện tượng từ nhiều nghĩa?
Đọc – phân tích thảo luận bài tập- đại diện trình bày
HĐ2
Từ đồng nghĩa
Hỏi: thế nào là từ đồng nghĩa?
Cho VD?
Đọc phân tích yêu cầu bài tập ?
HS độc lập làm bài
Chọn cách hiểu đúng? Giải thích vì sao?
HS thảo luận bài tập 3- trình bày
HĐ3
Từ trái nghĩa
Hỏi: thế nào là từ trái nghĩa?
Lờy VD?
Đọc & độc lập làm bì tập 2
Thảo luận bài tập 3
HĐ4
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Hỏi: thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ?
Phát phiếu học tập HS độc lập làm bài- hoặc dùng bút chì điền nhanh vào SGK
HĐ5
Trường từ vựng
Hỏi: thế nào là trường từ vựng?
Thảo luận bài tapạ 2 tr.126
V.Từ đồng âm
1.Khái niệm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau
*Phân biệt với hiện tượng nhiều nghĩa: một từ dùng diễn đạt nhiều ý
2.Bài tập
Bài tập 2 tr.124:
Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa hiện tượng đồng âm
a. Hiện tượngnhiều nghĩa: vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể là kết quả chuyển nghĩa của từ “ lá” trong “lá xa cành”
b. Hiện tượng đồng âm:
vì hai từ “ đường” có vỏ âm thanh gíông nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “ đường ra mặt trận” không có mối quan hệ nào với từ “đường” trong “ ngọt như đường”
à vì vậy không có cơ sở cho rằng nghĩa của từ này được hình thành trên cơ sở nghĩa của từ khác.
VI.Từ đồng nghĩa
1.Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc ngần giống nhau, một từ đồng nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: từ “ trông”
- có nghĩa là: nhìn đểnhận biết : trông, nhìn, ngó
- Có nghĩa là: giữ, coi, giữ gìn cho yên ổn
- Có nghĩa là: đợi, chờ , ngóng
2.Bài tập:
Bài tập 2 tr. 125: Chọn cách hiểu đúng
- Cách hiểu ( d): các từ đồng nghĩa với nhau có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp.
- Không thể chọn (a) vì:đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhân loại
- Không thể chọn (c) vì
File đính kèm:
- van 9.doc