Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I

A. Mục tiêu cần đạt (SGV)

B. Chuẩn bị:

- GV: sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác.

- HS: soạn bài, sưu tầm những mẫu chuyện về Bác.

C. Lên lớp:

I. Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định: Kiểm tra sách vở học sinh vở soạn, soạn bài.

2. Bài mới:

II. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

 

doc201 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Bài 1: Tiết 1 + 2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Văn Trà) ------ A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác. - HS: soạn bài, sưu tầm những mẫu chuyện về Bác. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: Kiểm tra sách vở học sinh vở soạn, soạn bài. 2. Bài mới: II. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - Tóm tắt vài nét về tác giả, tác phẩm? * Chốt: tác giả Lê Anh Trà- Viện tưởng niệm văn hoá LNVB “Phong cách ....” trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”. - Em hãy giải thích “Phong cách”? - Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản? - Hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc. - VB này cần chia làm mấy đoạn? Nội dung chính những đoạn? Đoạn 1: từ đầu -> rất hiện đại: sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác. Đoạn 2: Còn lại: nét đẹp trong lối sống của Bác. - Căn cứ vào những nội dung, cho biết văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Chủ đề là gì? Chốt: Kiểm tra văn bản nhật dụng, chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chuyển: Để thấy rõ hơn sự tiếp thu thế giới văn hóa nhân loại và nép đẹp trong lối sống của Bác -> phân tích. - Đọc lại đọan 1, nhắc lại nội dung chính ? - Giải thích nghĩa của từ “Truân chuyên” ? - Qua việc đọc của bạn em biết gì về cuộc sống của Bác những năm tháng sống xa Tổ quốc ? Chốt: Bác đã từng sống ở nhiều nước, Bác phải làm nhiều nghề mưu sinh, cuộc sống thiếu thốn vất vả nhưng Bác luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp phê phán những tiêu cực cuae xã hội tư bản chủ nghĩa. - Việc Bác nói và thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc có lợi ích gì ? (hiểu văn hóa của các quốc gia ấy) - Việc Bác làm nhiều nghề ngoài mục đích mưu sinh còn có lợi thế gì ? (qua công việc, qu lao động mà học hỏi) - Hãy giải thích nghĩa từ “ uyên thâm “ ? - Vì sao đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến mức khá uyên thâm “ (thể hiện sự hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước, học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc). - Vậy em có nhận xét gì về vốn tri thức văn hóa nhân loại của Bác ? (vốn tri thức văn hóa nhân loại rất sâu rộng) - Theo em vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ? (Trả lời: nhờ nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, biết nhiều tiếng nước ngoài, qua lao động mà học hỏi. - Qua việc phân tích đoạn 1 em có nhận xét gì về việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác ? * Chốt - Bình: Tiếp thu có chọn lọc, không chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác đã tạo nên 1 nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Một con người kim, cổ, đông, tây. Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét “ (Hết tiết 1) - Chuyển: Ngoài việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại sâu rộng, có chọn lọc còn nét đẹp nào thể hiện phong cách của Bác ta sang phần 2. - Đọc đoạn còn lại . - Tìm những chi tiết thể hiện lối sống của Bác, một vị Chủ Tịch nước ? - Từ những chi tiết vừa nêu, em có nhận xét gì về lối sống của 1 vị Chủ tịch nước “ (rất giản dị, đạm bạc) - Cho học sinh giải thích “Trấn thủ, dép lốp” ? - Cho học sinh xem tranh ảnh minh họa nếu có. - Tại sao nói lối sống của Bác là lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam ? * Chốt : Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách của Bác đó là cách sống của Bác gợi cho ta nhớ những cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như: Nguyễn Trãi: Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. như Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Đó chính là vẻ đẹp của cuộc sống gắn bó với thú quê đạm bạc mà thanh cao. - Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, sang trọng (TL) * Chốt: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm vui trong cảnh nghèo khó hay là lối sống của các nhà tu hành; Đây cũng không phải là một cách tự thần tự thành hoá, tự làm cho khác đời hơn, hơn người; Đây là cách sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. Chính vì thế mà nhà thơ Tổ Hữu đã viết về Bác: Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn - Từ những điều đã phân tích trên em có suy nghĩ gì về nét đẹp trong lối sống của Bác? * Chuyển: Chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung của văn bản, vậy văn bản này có những đặc điểm gì về nghệ thuật ta tiếp tục tìm hiểu. - Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? (kết hợp kể với bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu; sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam) III. Hoạt động 3: Ghi nhớ. - Qua việc tìm hiểu nội dung của văn bản, em hãy nêu cảm nhận của bản thân về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? (vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị) - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ - Từ văn bản em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh? (TL) * Chốt: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế, cũng cần phải bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc -> hy sinh: cần ý thức về lối sống có văn hoá trong cách ăn mặc, nói năng .... IV. Hoạt động 4: Luyện tập - Đại diện học sinh mỗi tổ kể lại mẫu chuyện sư tầm hoặc tranh ảnh ghi nhận về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ. V. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung chính bài học - Học bài, làm bài tập ở sách bài tập - Soạn bài “Các phương châm hội thoại A. Tìm hiểu bài I. Tác giả-tác phẩm II. K/cấu TP III. Phân tích : 1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác. - Nói và viết theo những thứ tiếng. - Làm nhiều nghề. - Luôn học hỏi... tìm hiểu văn hóa .. tiếp thu mọi cái đẹp .. phê phán tiêu cực. => rất sâu rộng có chọn lọc. 2. Nét đẹp trong lối sống của Bác. - Nơi ở, nơi làm việc, nhà sàn gỗ cạnh ao. - Trang phục: bộ quần áo bà ba, áo trấn thủ, đôi dép lốp. - ăn uống: cá kho, ra luộc, dưa ghém .... -> giản dị, đạm bạc => Thanh cao, vĩ đại. IV. Tổng kết: - Nghệ thuật, - Nội dung (ghi nhớ) B. Luyện tập ------------------- Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: Bài cũ, soạn bài. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Sách vở học sinh vở soạn, soạn bài. 3. Bài mới: Trong chương trình lớp 8 chúng ta đã làm quen với bài hội thoại xác định được vị trí của người tham gia hội thoại. Vậy khi tham gia hội thoại ta cần chú ý điều gì, bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ hơn. II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. - Học sinh đọc đoạn đối thoại (SGK /8) - Khi An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lợi “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao? * Chốt: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An muốn biết là 1 địa điểm cụ thể nào đó. - Nếu nói mà không có nội dung như thế thì có thể xem đây là 1 câu nói bình thường được không ? Vì sao? * Chốt: Nói không có nội dung là 1 hiện tượng không bình thường trong giao tiếp. Vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. - Từ ví dụ trên ta cần rút ra bài học gì về giao tiếp ? (nói có nội dung, không nên nói ít hơn điều giao tiếp đòi hỏi) - Học sinh đọc: ví dụ 2: SGK /9 - Vì sao truyện lại gây cười ? ( vì các nhân vật nói nhiều hơn rất nhiều những gì cần nói) - Theo em các nhân vật trong truyện phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời ? (Học sinh tự điều chỉnh) - Từ ví dụ này ta cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp? - Từ ví dụ 1 và ví dụ 2 em rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp ? (Ghi nhớ 1 SGK/ 9) * Chuyển: Ngoài việc tuân thủ dẫn chúng về lượng khi giao tiếp cần tuân thủ dẫn chứng nào nữa, ta tiếp tục tìm hiểu. - Gọi học sinh đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ “ SGK/9 - Truyện cười này phê phán điều gì ? (nói khoác) - Như vậy trong giao tiếp ta cần tránh điều gì ? - Nêu ví dụ những tình huống nói không có bằng chứng xác thực trong giao tiếp hàng ngày ? (không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, mà lại trả lời với thầy cô là: bạn ấy bị ốm...) - Đọc ghi nhới 2 SGK/10 III. Hoạt động 3: Ghi nhớ IV. Hoạt động 4: Luyện tập - Bài tập 1 ,3 : học sinh độc lập làm bài - Bài tập 4, 5 : hoạt động nhóm (đáp án SGV + HTV 9) V. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung chính bài học - Học bài, làm bài tập ở sách bài tập - Soạn “Sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản như thế nào” A. Tìm hiểu bài 1. Dẫn chứng về lượng Ví dụ 1: SGK/8 - Nói có nội dung, không nên nói ít hơn điều giao tiếp đòi hỏi - Ví dụ 2: SGK /9 - Không nên nói nhiều hơn điều giao tiếp đòi hỏi. 2. Dẫn chứng về chất: Ví dụ SGK/9 - Không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật. III. Ghi nhớ: SGK/9, 10 B. Luyện tập ----------- Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh về Vịnh Hạ Long - HS: Bài cũ, soạn bài. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Bài cũ. 3. Bài mới: Ở lớp 8 chúng ta đã làm quen với kiểu văn bản thuyết minh. Đây là kiểu bài không khó nhưng rất mới đối với các em. Để cho bài văn thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta có thể cũng một lúc vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật. Vậy đó là những biện pháp, nghệ thuật nào, bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn. II. Hoạt động 2: Hình thành đơn vị kiến thức. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh. - Văn bản thuyết minh là gì? (là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp những tri thức về các hiện tượng, sinh vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.) - Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ? (Cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người) - Hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường dùng. - Gọi học sinh đọc văn bản “ Hạ Long – Đá và nước” - Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ? (vẻ đẹp kỳ lạ của nước và đá Hạ Long) - Văn bản này có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không ? Vì sao ? (có, vì tác giả giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới đó là đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị) - Nếu dùng phương pháp liệt kê “Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động ...” thì đã nêu được sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long chưa ? Vì sao ? (chưa, vì người đọc chưa thể nào cảm nhận được vẻ đẹp khác biệt, kỳ lạ của Hạ Long với những nơi khác cũng có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động) - Theo em tác giả hiểu sự “kỳ lạ” này là gì ? (sự kỳ lạ của Hạ Long ở đây là do tài thông minh của tạo hoá đã biết dùng những chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình) - Em hãy gạch dưới những câu văn nêu khái quát về sự kỳ lạ của Hạ Long ? (Nước: chính nước đã làm cho đá sống ... có tâm hồn) * Bình: Để thuyết minh được sự kỳ lạ của Hạ Long tác giả bắt đầu giải thích vai trò của nước. - Vì sao nước đã làm cho đá sống lại, tạo nên sự kỳ lạ của Hạ Long ? (Vì nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo nhiều cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc) - Hãy gạch dưới các chi tiết nói về cuộc dạo chơi bằng thuyền của du khách ? (bảng phụ) - Có thể mặc con thuyền thả trôi .... - Có thể thong tả khua mái chèo .... - Có thể bơi nhanh ... phóng nhanh - Có thể tiến ... lùi ... lao ra ... len lỏi - Theo em tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi kể về cuộc dạo chơi đó ? - Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì đối với văn bản này ? ( Giải thích tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách trên mặt nước đã là cho đá hoá thân không ngừng, từ đây cũng như tưởng tượng được vẻ đẹp, tâm trạng của đá) - Tác giả đã miêu tả như thế nào về vẻ đẹp của đá ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được vận dụng khi miêu tả về đá ? Biện pháp nghệ thuật ấy ? - Bảng phụ : thập loại chúng sinh đá, thế giới người bằng đá, bọn người đá hối hả trở về ... => nhân hoá: từ những sự vật vô tri, vô giác -> có hồn, sống động. - Theo em văn bản này đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu ? ( phương pháp giải thích, phân loại để chỉ rõ mối quan hệ giữa đá và nước trong Vịnh Hạ Long. - Tóm lại mục đích của văn bản thuyết minh này là gì ? - Ngoài yếu tố thuyết minh, tác giả còn vận dụng một số biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng ? ( liên tưởng, tưởng tượng, nhân hoá ... để làm cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn) - Em hãy kể tên một số biện pháp nghệ thuật thuyết minh thường dùng trong văn bản thuyết minh ? (Biểu cảm, tự sự, nhân hoá) - Theo em có nên lạm dụng những biện pháp nghệ thuật ấy trong văn bản thuyết minh không ? Vì sao ? (Không, vì mục đích chính của văn bản là thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật ấy chỉ có tác dụng phụ trợ cho văn bản thêm hấp dẫn, bớt khô khan. Đối với các văn bản thuyết minh như tờ thuyết minh đồ dùng, các bản giới thiệu các di tích lịch sử... không được dùng tuỳ tiện các yếu tố nghệ thuật.) - Từ việc phân tích trên ta cần rút ra điều cần lưu ý ở phần ghi nhớ. IV. Hoạt động 4: Luyện tập - Bài tập 1: hoạt động nhóm - Bài tập 2: hoạt động độc lập - Bài tập 3 -> 4: về nhà làm V. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - Nhắc lại nội dung chính của bài học - Học bài, làm bài tập về nhà. - Soạn bài “Luyện tập ... văn bản thuyết minh” - Bài cũ: “Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. A. Tìm hiểu bài I. Tìm hiểu việc sử dụng 1. Ôn tập văn bản thuyết minh. - Tính chất của văn bản thuyết minh - Mục đích của văn bản thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh. 2. Viết văn bản thuyết minh..... Văn bản Hạ Long – Đá và nước. - Liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả, động tự, tính từ - Nhân hoá => giới thiệu vẻ đẹp kỳ lạ, hấp dẫn của Hạ Long. II. Ghi nhớ: SGK/13 B. Luyện tập -------- Tiết 4: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ. - HS: Bài cũ, soạn bài. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Nêu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh ? Bài soạn ? 3. Bài mới: II. Hoạt động 2: Luyện tập - Học sinh đọc kỹ đề bài - Xác định yêu cầu của đề ? ( Thể loại, nội dung, hình thức) - Học sinh thảo luận nhóm cho dàn ý đã được chuẩn bị trước ở nhà. (Yêu cầu lập dàn ý chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật làm cho bài viết sinh động hơn, hấp dẫn hơn) III. Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò - Làm bài hoàn chỉnh, đọc bài đọc thêm - Soạn bài “Đấu tranh .... hoà bình” 1. Đề: Thuyết minh về cái quạt. 2. Tìm hiểu đề: - Nội dung: Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử cái quạt. - Hình thức: vận dụng một số biện pháp nghệ thuật. 3. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt: là thứ đồ dùng cần thiết trong gia đình. b. Thân bài: - Các chủng loại: quạt nan, quạt giấy, quạt lá, quạt kéo, quạt thóc, quạt máy ... - Cấu tạo và công dụng: + Qạut nan được đan bằng các nan tre mỏng gọn nhẹ, quạt mát, rẻ tiền + Quạt giấy: gồm khung tre vót mỏng và dán giấy đủ màu, quạt mát, ngày xưa quạt giấy còn là một sản phấm mỹ thuật, người ta thường vẽ tranh, làm thơ trên quạt. + Quạt máy: cánh bằng nhựa, chạy bằng mô tơ điện, tiện lợi, mát. - Cách bảo quản: sử dụng nhẹ tây, để ở nơi sạch, tránh quăng ném (quạt nan, quạt giấy), để ở nơi an toàn, tránh rơi vỡ (quạt máy) C. Kết bài: - Khẳng định sự quan trọng hữu ích của cái quạt - Tình cảm đối với cái quạt - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của học sinh. - Cho mỗi nhóm trình bày một dàn ý chi tiết đã chuẩn bị (mỗi nhóm cần trình bày mỗi đoạn trong dàn ý) - Nêu dự kiến cách sử dung biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh của mình ? (Gợi ý: có thể cho học sinh tự thụât về mình, sáng tạo ra một câu chuyện về quạt; phỏng vấn các loại quạt; thăm một nhà sưu tầm các loại quạt ...) - Sau khi học sinh trình bày dàn ý chi tiết, giáo viên tổ chức cho học sinh bổ sung) đoạn vừa viết để cả lớp nhận xét bổ sung - Giáo viên nhận xét chung về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật như thế nào đạt hiệu quả ra sao, hướng dẫn học sinh cách làm. 4. Viết đoạn: 5. Đọc đoạn vừa viết: --------- Tuần 2: Bài 2 Tiết 6 + 7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH - G.G Mác- Két- A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, tài liệu về xung đột ở trên thế giớ. - HS: Bài cũ, soạn bài. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Nêu suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh ?Từ suy nghĩ trên em rút ra được điều gì cho bản thân ? Kiểm tra vở soạn. 3. Bài mới: II. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. - Hãy nêu tóm tắt tác giả, tác phẩm * Chốt: Mác- két nhà văn Côlômbia được giải thưởng Nôben về văn học năm 1982. Đây là một đoạn trích bản tham luận của tác giả tại cuộc họp mặt 6 nguyên thủ quốc gia, bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới. - Hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu, gọi học sinh đọc - Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? (Văn bản nhật dụng) - Hãy nêu luận đề của văn bản ? (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình) - Hãy nêu hệ thốngluận điểm của văn bản ? * Chốt: có 2 luận điểm: - Luận điểm 1: chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất. - Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ chíên tranh là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. - Hệ thống luận điểm đó được triển khai qua các luận cứ nào ? * Chốt: Có 4 luận cứ: - Luận cứ 1: Kho vũ khí hạt nhân có khả năng huỷ diệt trái đất và các hành tinh. - Luận cứ 2: Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống con người. - Luận cứ 3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lý trí con người, ngược lại lý trí tự nhiên. - Luận cứ 4: Cần ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. * Chuyển: Nguy cơ chiến tranh là hiểm hoạ, gây tốn kém ghê gớm, bởi đây là cuộc chiến tranh có tính chất phi lý. Bởi vậy nhiệm vụ của loại người là đấu tranh không ngừng để chống chiến tranh hạt nhân, để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng ta cùng đi vào phân tích. - Cho học sinh đọc đoạn 1 từ đầu -> vận mệnh thế giới. - Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào ? Chi tiết nào chứng tỏ ? Học sinh phát hiện bảng phụ: .... nổ tung lên sẽ làm biến mất .... mọi dấu vết của sự sống ... tiêu diệt .... các hành tinh ... phá huỷ ... hệ mặt trời... Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những phân tích toàn lý thuyết “Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt ... hệ mặt trời” - Cách lập luận trên của tác giả có tác dụng như thế nào ? (Cách vào đề trực tiếp, bằng chứng xác thực thu hút người đọc gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề được nói tới) - Vậy em có nhận xét gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân ? * Chuyển: nguy cơ chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đối với loài người vậy tác hại của chiến tranh hạt nhân như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiếu. - Đọc đoạn 2: tiếp -> mù chữ toàn thế giới - Tại sao nói cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để cùng được sống tốt đẹp hơn ? (Vì ngân sách dành cho các cuộc chạy đua vũ trang ấy sẽ cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo) - Tác giả đã dùng những dẫn chứng nào để cho thấy chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng được sống tốt đẹp hơn, cụ thể trong các lĩnh vực: y tế, xã hội, giáo dục ? Bảng phụ : - Giá của 10 chiến tàu sân bay ... đủ bảo vệ hơn một tỷ người ... cứu hơn 14 triệu trẻ em. - Chỉ 27 tên lửa MX ... đủ trả tiền công cụ cho các nước nghèo - Hai chiếc tàu ngầm ... đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới. - Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả ? (Đơn giản, có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ được, sử dunng những vĩ dụ so sánh trên nhiều lĩnh vực, sử dụng những con số biết nói khiến người đọc ngạc nhiên bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà phi lý) - Vậy em hãy nêu tác hại của chiến tranh hạt nhân ? (gây tốm kém ghê gớm, mang tính chất phi lý) * Chuyển: nguy cơ chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ, gây tốn kém ghê gớm bởi đây là cuộc chiến tranh mang tính chất phi lý. Bởi vậy nhiệm vụ của loài người là đấu tranh không ngừng để chống chiến tranh hạt nhân. Vậy những nhiệm vụ cụ thể là gì chúng ta tiếp tục tìm hiều. - Học sinh đọc thầm đoạn 3: Một nhà tiểu thuyết .... của nó. - Tại sao nói chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lí trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên ? (học sinh thảo luận) * Bình - chốt: - Vì chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại (minh hoạ 6/8/1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản làm hàng triệu người chết rất thương tâm và để lại nhiều di chứng rất nằng nề) mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất: “Từ khi mới nhen nhúm ... chỉ để làm đẹp mà thôi”. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá sự sống trong tự nhiên. - Ngoài sự tốn kém ghê gớm, tính chất phi lý, thì chiến tranh hạt nhân còn có tác hại nào khác ? (phản tự nhiên, phản tiến hoá) - Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của tác giả về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh. Trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra ? (Học sinh tự bộc lộ) - Theo dõi đoạn còn lại : “Chúng ta đến đây .... vũ trụ này” - Theo tác giả phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân ? Học sinh phát hiện bảng phụ: - Đem tiếng nói của chúng ta đòi hỏi một thế giới không có vũ khí . - Mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ ... sau thảm hoạ hạt nhân. * Bình: Đây chính là lời kêu gọi thái độ tích cự đoàn kết: “Chúng ta đến đây ... cuộc sống hoà bình công bằng” - Vì sao tác giả muốn mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ cao tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân ? * Chốt: Vì nhà văn muốn nhấn mạnh: nhân loại cần gìn giữ ký ứu của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. - Vì sao văn bản được mang tên “Đấu tranh ... hoà bình” (Đây là một luận đề, chủ đích của thông điệp mà tác giả gởi đến mọi người: chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác, muốn loại trừ chiến tranh, chúng ta phải cùng nhau đấu tranh cho một thế giới hoà bình) - Văn bản này được trình bày bằng hình thức biểu đạt nào ? (nghị luận) - Nội dung chính của văn bản mà tác giả muốn chuyển đến chúng ta là gì ? (học sinh đọc ghi nhớ) III. Hoạt động 3: Ghi nhớ IV. Hoạt động 4: Luyện tập - Gợi ý làm bài tập 1: liên hệ tình hình thời sự chiến tranh xung đột ở Trung Đông, chiến tranh Mỹ, Irắc, chủ nghĩa khủng bố hoàn hành ở nhiều nơi trên thế giới. - Rút ra được những bài học cần thiết và phương hướng hoạt động tích cực. - Khuyến khích học sinh tìm thêm tài liệu tranh ảnh về tác hại của chiến tranh. V. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài đã học - Học bài ở SGK, làm bài tập ở sách bài tập - Soạn bài “Phương châm hội thoại ) (tt) A. Tìm hiểu bài I. Tác giả - tác phẩm: II. K/c tác phẩm: III. Phân tích: 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. => hiểm hoạ, khủng khiếp 2. Tác hại của chiến tranh hạt nhân. - Tốn kém, phi lý. 3. Nhiệm vụ đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân. -> lên án những thế lực hiếu chiến, mong muốn có một cuộc sông hoà bình. IV. Tổng kết: Ghi nhớ SKG/ 21 B. Luyện tập -------- Tiết 8: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt) A. Mục tiêu cần đạt (SGV) B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ. - HS: Bài cũ, soạn bài. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Các phương châm hội thoại đã học ? Cho ví dụ? Bài tập về nhà ? 3. Bài mới: II. Hoạt động 2: Hình thành đơn vị kiến thức: - Học sinh chú ý đọc bằng mắt ví dụ SGK/21 - Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống như thế nào? (Tình huống hội thoại một người nói một đằng, không khớp nhau, không hiếu nhau) - Tìm thêm một số thành ngữ chỉ tình huống tương tự ? (Ông chẳng, bà chuộc, đấu đánh xuôi, kèn thổi ngược) - Em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? (con người sẽ không gioa tiếp được với nhau và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn) - Như vậy trong giao tiếp ta cần nói như thế nào ? * Chuyển: Trong giao tiếp cần tuân thủ các phương châm về lượng, chất, quan hệ, còn phương châm

File đính kèm:

  • docGA-V9-Nhị-Ky I.doc
Giáo án liên quan