Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 11 năm 2013

A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được:

1. Kiến thức

- Tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

2. Kĩ năng: Học sinh rèn cách:

- Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hững thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được để cập đến trong tác phẩm.

3. Thái độ: Học sinh tự:

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu lao động.

- Liên hệ: môi trường biển cần được bảo vệ.

B/ Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Tác giả Huy Cận, máy chiếu, soạn bài

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, .

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 học kỳ I tuần 11 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn: 23/10/2013 Tiết 51 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận) A/ Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 1. Kiến thức - Tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn cách: - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hững thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được để cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: Học sinh tự: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu lao động. - Liên hệ: môi trường biển cần được bảo vệ. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Tác giả Huy Cận, máy chiếu, soạn bài 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK. C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, …. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: KT sĩ số: 2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ? ? Bài thơ có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ? Hãy nêu những vẻ đẹp của những người lính lái xe trong bài thơ ? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Để hiểu được về tác giả Huy Cận và những niềm vui của những con người lao động trong tư thế làm chủ TN, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời, hôm nay, chúng ta học bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - GV yêu cầu HS nêu vài nét khái quát về tác giả. - Cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin. ? Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? - GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn: giọng đọc sôi nổi, hào hứng, vui tươi thể hiện niềm vui của những người lao động mới. - GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích, nhất là các chú thích về các loài cá. - GV dựa vào câu hỏi 1- phần: Đọc- hiểu VB để hướng dẫn cho HS tìm bố cục. - GV yêu cầu HS nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ. ? Đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm nào? ? Thời điểm ra khơi của đoàn thuyền đánh cá được nói tới trong lời thơ nào? ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Hình dung và tả lại khung cảnh thiên nhiên trên biển qua lời thơ của Huy Cận? ? Em có nhận xét gì về thiên nhiên được miêu tả qua 2 câu thơ? ? Em có thể thay thế từ “đoàn thuyền” bằng “con thuyền” hay “chiếc thuyền” được không? Vì sao? ? Theo em từ lại trong câu thơ có ý nghĩa gì? ?Em hiểu gì về ý thơ: “Câu hát….gió khơi”? ? Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì? *Hs đọc 4 câu thơ tiếp. Hình thức nghệ thuật có gì đặc biệt? ? Nội dung câu hát gửi gắm ước mơ gì của người dân đánh cá? I) Giới thiệu chung : 1- Tác giả: - Tên thật là Cù Huy Cận ( 1919- 2005) Quê: Hà Tĩnh - Là nhà thơ lớn của phong trào ”Thơ mới” và nền thơ hiện đại 2- Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh, in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”. II) Đọc- hiểu VB : 1- Đọc * Chú thích: * Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 3 phần - Khổ 1, 2: Cảnh ra khơi - Khổ 3’6: Cảnh đánh cá - Khổ 7: Cảnh trở về - Thời gian: Từ lúc hoàng hôn’bình minh. - Không gian: rộng lớn, bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió. 2. Phân tích a. Cảnh ra khơi: * Cảnh biển về đêm: Mặt trời xuống biển... Sóng cài then, đêm sập cửa à So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, liên tưởng + Hoàng hôn trên biển đẹp rực rỡ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn khổng lồ mà màn đêm là cánh cửa và những con sóng là then cài. àcảnh biển vừa đẹp, vừa rộng lại vừa gần gũi với con người. * Tâm trạng con người: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm với gió khơi à Khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nề nếp trong hòa bình. à Ẩn dụ, liên tưởng độc đáo. => Con người ra khơi đánh cá trong tâm trạng náo nức với khí thế lạc quan phấn khởi điều đó tạo thành sức mạnh cùng gió biển làm căng cánh buồm đẩy con thuyền phăng rẽ sóng. - Hát rằng: cá bạc biển đông lặng...ơi. + Dấu câu dặc biệt (!), liệt kê, so sánh, ẩn dụ rất sáng tạo (cá - đoàn thoi - dệt lưới) à Câu hát ca ngợi biển giàu có với những loài cá quý, thể hiện ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản. Qua đó gửi gắm niềm vui của những con người lao động có tư thế làm chủ TN, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời. 4) Củng cố: ? Qua cảnh ra khơi vừa được tìm hiểu, em thấy có gì độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận ? ? Nước ta đã có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường biển? 5) HD về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắn nội dung và nghệ thuật của bài thơ - HS yếu: Nêu những nét nổi bật của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động trên biển. - Xem tiếp khổ thơ còn lại, so sánh với khổ thơ đầu tiên để phát hiện những điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả thiên nhiên đoàn thuyền của tác giả ’ Soạn phần còn lại. Tiết 52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiếp theo) ( Huy Cận) A/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Tiếp tục thấy được sự hài hoà giữa vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống lao động khoẻ khoắn, hăng say trên biển tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài “Đoàn thuyền đánh cá ”. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn cách: - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được để cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: Học sinh tự: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu lao động. - Liên hệ: môi trường biển cần được bảo vệ. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: soạn bài 2. Học sinh: Đọc trước văn bản và soạn bài theo câu hỏi SGK C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, …. - Kĩ thuật: động não. D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng, diễn cảm những khổ thơ nói về cảnh đánh cá trên biển đêm. Bút pháp nghệ thuật trong những khổ thơ này có gì đặc sắc ? 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cảnh đánh cá trên biển và cảnh trở về của đoàn thuyền được Huy Cận khắc họa như thế nào hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiếp bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - GV yêu cầu HS đọc từ khổ thơ thứ 3’ khổ 6. - Trong phần VB tiếp theo, nhà thơ tập trung miêu tả hoạt động trên biển. Sự miêu tả nhằm vào những đối tượng chủ yếu nào ? Những câu thơ miêu tả về cá nào mà em cho là độc đáo và mới lạ? ? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả các loài cá của nhà thơ ở những câu thơ này? (ngôn ngữ, hình ảnh)? ? Theo em, sự sáng tạo đó đã mang lại hiệu quả gì cho thơ Huy Cận khi viết về biển ? é GV chốt lại: Tác giả dùng một ngôn ngữ đặc sắc, hình ảnh độc đáo, mới lạ tạo được những hình ảnh đặc biệt sinh động và mới lạ về cá biển. Từ đó dựng lên bức tranh thơ đầy màu sắc kì ảo về biển. ? Để viết được những câu thơ như thế, nhà thơ cần vận dụng những năng lực nghệ thuật gì ? ? Bức tranh lao động trong khung cảnh biển đêm đó được tác giả miêu tả như thế nào ? - GV yêu cầu HS nhận xét về cách miêu tả của nhà thơ về ảnh đánh cá đêm trên biển. (bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh) ? Qua đó em hình dung về cảnh đánh cá đêm trên biển như thế nào? é GV chốt: Bút pháp lãng mạn đã giúp cho tác giả phát hiện được những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ và công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. ? Theo em, từ bức tranh thơ về cảnh đánh cá đêm này, nhà thơ đã thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống của chúng ta ? ? Cảnh trở về của đoàn thuyền được miêu tả bằng những chi tiết nào? đó là khoảng thời gian nào ? ? Có gì đặc biệt trong nghệ thuật diễn tả cảnh trở về của đoàn thuyền so với khổ thơ đầu ? ? Tác dụng của những biện pháp này ? - GV yêu cầu HS so sánh hai câu hát ở khổ đầu và khổ cuối qua hai từ “cùng”, “với” để thấy được âm hưởng hào hùng của khổ cuối. é GV chốt: Bằng những hình ảnh đặc sắc kết hợp với một cảm xúc mạnh mẽ, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp huy hoàng của thiên nhiên và con người lao động - GV cho HS tổng kết những nét đặc sắc về NT và nội dung của bài thơ. Hoạt động 2: Luyện tập ? Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ đầu 2. Phân tích : b. Cảnh đánh cá: - Cá và thuyền đánh cá. - Cá thu biển đông như đoàn thoi - Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé - Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông ’ hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc ( đại từ “em”, tính từ, động từ đa dạng) - Tạo được những hình ảnh sinh động về các loài cá biển. - Vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc kì ảo về biển. - Trực tiếp quan sát - Trí tưởng tượng dồi dào, phong phú - Tình yêu thiên nhiên, đất nước - Thuyền ta lái gió... Lướt giữa mây cao... Ra đậu dặm xa... Dàn đan.... - Ta hát bài ca... Gõ thuyền đã có... - Sao mờ kéo lới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay... - Ngôn ngữ gợi tả, biểu cảm - Cảm hứng lãng mạn, bay bổng - Hình ảnh đặc sắc ’ Cảnh lao động khẩn trương, miệt mài, nặng nhọc nhưng hiệu quả, tràn đầy tinh thần lạc quan. + Thiên nhiên thống nhất, hoà hợp với con người + Con người lao đông làm chủ thiên nhiên cuộc sống. c) Cảnh trở về của đoàn thuyền: - Câu hát căng buồm... Đoàn thuyền chạy đua... Mặt trời đội biển... ’ Cảnh bình minh rực rỡ, tươi sáng - Có sự lặp lại các hình ảnh và cấu trúc câu. - Dùng biện pháp nhân hoá ’ Khắc hoạ đậm nét một khung cảnh thiên nhiên đẹp và vẻ đẹp của thành quả lao động của những người dân chài sau một đêm lao động * Trình bày cảm nhận về cách dùng hai quan hệ từ “cùng”, “với” để thấy được sự khác nhau ở hai câu thơ. 3)Tổng kết: (ghi nhớ: SGK) - NT: nhiều hình ảnh độc đáo, bút pháp lãng mạn, cách gieo vần linh hoạt, giọng điệu khoẻ khoắn, hào hùng. - ND: Vẻ đẹp của thiên nhiên và tinh thần lao động hăng say của người dân chài. III. Luyện tập - HS viết, trình bày - GV nhận xét 4) Củng cố : ? Từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận em rút ra được những kinh nghiệm nào khi làm văn miêu tả và biểu cảm? ? Để biển nước ta mãi đẹp và giàu, em hãy đề ra những biện pháp để bảo vệ môi trường biển? 5) HD về nhà : - Học thuộc lòng bài thơ , nắm chắc những đặc sắc về NT và ND - HS yếu: chọn 1 vài câu thơ hay và nêu nghệ thuật, nội dung của những câu thơ đó. - Làm phần luyện tập ở bài thơ theo yêu cầu của SGK và GV: yêu cầu viết thành đoạn, bài cụ thể (HS giỏi) ’ Xem lại nội dung kiến thức phần VH trung đại có liên quan đến bài kiểm tra để giờ sau trả bài. ............................................................................ Ngày soạn: 25/10/2013 Tiết 53 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn cách: - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói qua, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn bản cụ thể 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tích lũy vốn từ Tiếng Việt và sử dụng một số phép tu từ từ vựng. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức cơ bản về từ vựng theo các yêu cầu SGK C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, …. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để hệ thống hóa kiến thức về từ vựng, hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - GV cho HS ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình - GV cho học sinh ôn lại các khái niệm : so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ Hoạt động 3: Luyện tập - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2: - GV gọi một HS tìm từ tượng hình và nêu giá trị của chúng trong đoạn trích. - GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt. - Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - GV có thể gợi ý về nội dung, ý nghĩa của các câu thơ để HS xác định biện pháp tu từ được sử dụng cho đúng. - GV nhận xét chung và đưa đáp án từng phần. Bài tập 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3: Cách thức như đối với bài tập 2 (Đáp án ở SGV) * HS làm bài tập vào vở BT * GV gọi HS lên bảng làm. * GV cùng HS sửa chữa. I. Hệ thống hóa kiến thức. 1) Từ tượng thanh và từ tượng hình: * Khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình. 2) Một số biện pháp tu từ từ vựng: * Các khái niệm: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ II. Luyện tập. Bài tập 2.I: Tên các loài vật là từ tượng thanh VD: mèo, bò, tắc kè, (chim) cu… Bài tập 3.I: ’ Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. ’ Tác dụng: mô tả đám mây một cách cụ thể và sống động. Bài tập 2.II: * VD a: Sự việc Kiều bán mình cứu gia đình. - Phép ẩn dụ tu từ: hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đồi của nàng; Cây, lá dùng để chỉ gia đình của Thúy Kiều và cuộc sống của họ. * VD b: Tiếng đàn của Kiều khi gảy cho Kim Trọng nghe. - Phép so sánh tu từ: SS tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoang thoảng, tiếng trời đổ mưa. * VD c: Phép nói quá: Thúy Kiều sắc đến đến mức Hoa……xanh. Thúy Kiều ko chỉ đẹp mà còn có tài: Một…… họa hai. Nhờ biện pháp nói quá ND đã thể hiện đầy ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn. * VD d: Gác kinh ( nơi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh); viện sách (nơi phòng đọc sách của Thúc Sinh ).--> Phép nói quá: ND đã cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ cuat Thúy Kiều và Thúc Sinh. * VD c: Phép chơi chữ: tài và tai Bài tập 3.II: a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đã nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng tri uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói này mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo. b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét). d. Phép nhân hóa: Nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ. Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. e. Phép ẩn dụ tu từ: Từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôI dưỡng niềm tin của người mẹ vào ngày mai. 4) Củng cố : ?Nêu giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh và các biện pháp tu từ từ vựng trong khi nói hoặc viết. 5) HD về nhà : - Học thuộc, nắm chắc các kiến thức lí thuyết về từ vựng đã được tổng kết trong tiết học. - HS yếu: Làm hoàn thiện các bài tập ở SGK đã chữa vào vở. HSG làm bài tập bổ sung trong SBT. - Xem trước nội dung và yêu cầu của tiết :Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp) .................................................................... Tiết 54 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ A/ Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ. - Liên hệ: Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường. 2. Kĩ năng: Học sinh rèn cách: - Nhận biết thể thơ tám chữ. - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ. 3. Thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc cho mình. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ tám chữ. 2. Học sinh: Đọc trước bài và thực hiện các yêu cầu trong SGK C/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, giảng bình, …. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: KT việc chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu. 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để biết làm thơ tám chữ, hôm nay, chúng ta học bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học - GV hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ: hướng dẫn HS đọc 3 đoạn thơ ở SGK và trả lời câu hỏi để nhận diện thể thơ tám chữ. Yêu cầu: đọc đúng nhịp, đúng loại câu. ? Hãy nêu nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên. ? ? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn ? ? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn ? Như vậy để nhận diện thể thơ tám chữ cần căn cứ vào những dấu hiệu nào ? é GV bổ sung, chốt lại: Hoạt động 3: Luyện tập - GV hướng dẫn luyện tập điền từ, sửa vần trong thơ tám chữ. * HS làm theo nhóm, thảo luận, điền từ thích hợp vào chỗ trống. * Đại diện các nhóm trình bày kết quả điền từ. Các HS khác theo dõi, nhận xét * HS tự ghi đáp án vào vở. ’ Lưu ý: cách gieo vần liền hoặc cách. - GV nhận xét chung và nêu yêu cầu cần đạt. - GV yêu cầu HS đọc kĩ đoạn thơ bị chép sai câu thứ ba trong bài “Tựu trường” của Huy Cận để giúp các em chỉ ra được chỗ sai và biết cách sửa . - GV yêu cầu HS chỉ ra vì sao hai chữ đó lại sai. - GV hướng dẫn HS thực hành làm thơ tám chữ. 1) Hướng dẫn HS tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài “Trưa hè” của Anh Thơ. - GV nhận xét chung, nếu HS tìm chưa đúng. 2) Hướng dẫn HS làm thêm câu cuối cho khổ thơ còn thiếu một câu được nêu trong SGK. Sau khi HS trình bày, GV có thể đưa ra một số câu thơ có thể làm thêm. Đọc, bình bài thơ đã chuẩn bị ở nhà: - Hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ theo thể thơ tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài của nhóm mình sẽ trình bày trước lớp, khuyến khích những bài thơ viết về đề tài môi trường. - Tổ chức cho cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã đọc, bình. - GV nhận xét, đánh giá chung kết quả đạt được của từng nhóm. I) Nhận diện thể thơ tám chữ - Mỗi dòng gồm tám chữ. a) tan - ngàn; mới - gội; bừng - rừng; gắt - mật. b) về - nghe; học - nhọc; bà - xa. c) ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiên - nhiên. - Các đoạn thơ đều gieo vần chân nhưng ở đoạn a, b là vần liền còn đoạn c là vần cách. - Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt ( 2/3/3; 3/2/3; 3/3/2 ) - Mỗi dòng có tám chữ. - Gồm nhiều đoạn dài, số câu không hạn định. - Gieo vần chân, có thể là vần liền hoặc cách. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng. II) Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ Bài 1: các từ cần điền theo thứ tự là : “ca hát”, “ngày qua”, “bát ngát”, “ muôn hoa ”. Bài 2: “cũng mất”, “tuần hoàn”, “đất trời” * Bài 3: * nêu cảm nhận về vần và thanh điệu, chỉ ra được câu thơ thứ ba bị chép sai ở từ “rộn rã” ’ mang thanh trắc và không hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trên. * HS nêu cách sửa: thay từ “rộn rã” bằng hai từ “vào trường”. ’ HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã chữa. III) Thực hành làm thơ tám chữ Bài tập 1: * Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng. Từ điền vào chỗ trống ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) để hiệp vần với chữ “xa” cuối dòng thứ hai và mang thanh bằng. Hai từ cần điền là “vườn”, “qua” Bài tập 2: Yêu cầu: câu phải có tám chữ, chữ cuối phải có khuôn âm “ương” hoặc “a” mang thanh bằng. VD: - Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. - Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta. - Thuở đến trường thương biết mấy là thương. Bài tập 3: * Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước lớp. - Cả lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã đọc, bình theo các gợi ý của SGK. 4) Củng cố : - GV đọc một số đoạn thơ, bài thơ tám chữ tiêu biểu về đề tài môi trường mà mình sưu tầm được cho HS tham khảo. 5) HD về nhà : - Ghi nhớ những kiến thức cơ bản về thể thơ tám chữ đã được tìm hiểu trong tiết học - HS yếu: sưu tầm và chép vào vở một bài thơ tám chữ mà em thích ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : “ Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận” Tiết 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN A/ Mc tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức về các truyện trung đại đã học: từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, lối kể chuyện. Từ đó nhận rõ được ưu nhược điểm trong bài viết của mình. 2. Kĩ năng: Học sinh tự rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức sửa chữa lỗi trong bài làm và rút kinh nghiệm, từ đó bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu lao động. B/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Bài kiểm tra đã chấm, giáo án, bảng phụ 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về truyện trung đại. C. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phân tích, …. - Kĩ thuật: động não D/ Tiến trình các hoạt động dạy học: 1) Ổn định tổ chức: 2) KT bài cũ: 3) Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Để các em nhận ra ưu khuyết điểm trong bài kiểm tra Văn học trung đại của mình, hôm nay, chúng ta tiến hành trả bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học - GV cho HS đọc lại đề bài.(GV treo bảng phụ) - GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức. GV nhận xét và bổ sung - GV cho HS tự nhận xét bài làm của mình (ưu, nhược điểm) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS: - GV dùng bảng phụ thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài làm của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi (tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ). - GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa. - GV chọn ở mỗi lớp một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập. 1. Đề bài: GV treo bảng phụ đề bài 2. Đáp án: GV treo đáp án, biểu điểm của đề bài (tiết 48 tuần 10 ) 3. Trả bài: HS đối chiếu đáp án 4. Nhận xét, đánh giá bài làm : * HS tự nhận xét bài làm của mình (các đối tượng có bài làm đạt các mức điểm giỏi, khá, TB, yếu ). - Nghe để phát huy hoặc rút kinh nghiệm 1) Ưu điểm: - Đa số HS làm đúng toàn bộ phần trắc nghiệm chứng tỏ việc nắm kiến thức về tác giả, thời gian ra đời, nội dung, nghệ thuật chính của các tác phẩm VH trung đại tương đối tốt - Một số em có những hiểu biết tốt về tài năng và dụng ý nghệ thuật của lời thơ Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và trình bày ý nghĩa chi tiết cái bóng khá sâu sắc - Một số em trình bày sạch đẹp, khoa học. 2) Nhược điểm: - Nội dung: Nhiều em diễn đạt nội dung đoạn văn còn vụng về, nội dung còn chưa bám sát câu chủ đề. - Hình thức: Một số em chữ viết và cách trình bày còn cẩu thả. 5/ Chữa lỗi: 9D: + Lỗi chính tả: mịn mà - mịn màng, giáng núi - dáng núi, ủ rột - ủ đột, nên trương - nên chương .... + Lỗi dùng từ: khuyến rũ - quyến rũ, thơ ca họa nhạc - thơ...đàn + Lỗi đặt câu: Sau khi miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân. Đại thi hào...- Sau khi miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, đại thi hào... 9C: + Lỗi chính tả: suất sắc - xuất sắc, trân trời... + Lỗi dùng từ: Chuyện chàng Trương - Vợ chàng Trương, có nghệ thuật rất lớn - giá trị... + Lỗi câu: Sắc trắng của hoa làm nền xanh của cỏ - Sắc trắng của hoa nổi bật trên nền xanh của cỏ... IV. Đọc bài văn viết tốt : - 9D: Vi, 9C: Hường 4) Củng cố : - HS nhắc lại những nét chính về nghệ thuật và nội dung của các tác phẩm VH trung đại. 5) HD về nhà : - Tự ôn tập và ghi nhớ các kiến thức cơ bản của phần VH trung đại đã học. - HS yếu: viết lại đoạn văn tự luận cho hoàn chỉnh. - Đọc kĩ VB và soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK đối với VB : Bếp lửa- Bằng Việt. Ngày 28 tháng 10 năm 2013

File đính kèm:

  • docNV9HKI Tuan 11.doc
Giáo án liên quan