Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 141 đến tiết 145

A/ Mục tiêu cần đạt:

 - Học sinh cảm nhận được hoàn cảnh sống khắc nghiệt của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện; Bước đầu thấy được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật.

 - Giáo dục lòng yêu mến và tự hào về các cô gái thanh niên xung phong.

 B. Chuẩn bị:

 - Tìm đọc cả tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

 - Tích hợp: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

 C. Tiến trình lên lớp:

 *Ổn định tổ chức.

 *Kiểm tra bài cũ:

 ? Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ được thể hiện ở những khía cạnh nào? Hãy phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của Nhĩ?

 ? Những quy luật triết lí về con người, cuộc sống được khái quát ntn? Từ đó nhắc nhở người đọc điều gì?

 *Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 141 đến tiết 145, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 141 - Văn bản: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - A/ Mục tiêu cần đạt: - Học sinh cảm nhận được hoàn cảnh sống khắc nghiệt của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện; Bước đầu thấy được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật. - Giáo dục lòng yêu mến và tự hào về các cô gái thanh niên xung phong. B. Chuẩn bị: - Tìm đọc cả tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. - Tích hợp: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức. *Kiểm tra bài cũ: ? Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ được thể hiện ở những khía cạnh nào? Hãy phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của Nhĩ? ? Những quy luật triết lí về con người, cuộc sống được khái quát ntn? Từ đó nhắc nhở người đọc điều gì? *Tổ chức các hoạt động dạy học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm ? Nêu hiểu biết về nhà văn Lê Minh Khuê và xuất xứ văn bản? - HS trả lời theo nội dung SGK - Giáo viên chốt những nội dung chính - HS lắng nghe, ghi nhớ 2. Đọc - hiểu chú thích. - Giáo viễn hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc văn bản - HS nghe và đọc theo hướng dẫn ? Tóm tát ngắn gon văn bản? - HS tóm tắt. - Gv nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe, ghi nhớ - Hướng dẫn học sinh tìm các chú thích sgk - HS tìm hiểu theo chú thích SGK 3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản ? Nêu thể loại văn bản? - Thể loại: Truyện ngắn ? Phương thức biểu đạt chính là gì? - Phương thức tự sự ? Truyện kể về những nhân vật nào? - Ba cô gái thanh niên xung phong: Chị Thao, Nho và Phương Định - nhân vật chính ? Xác định ngôi kể? Tác dụng? - Ngôi kể thứ nhất (Nhân vật Phương Định là người kể chuyện) -> Giúp cho việc tái hiện cuộc sống chân thực và sinh động hơn ? Em hiểu nhan đề Những ngôi sao xa xôi là như thế nào? - Hình ảnh ẩn dụ chỉ ba cô gái thanh niên xung phong ? Từ đó, em có cảm nhận ban đầu gì về ba cô gái? - Các cô là những người có tâm hồn trong sáng, đáng yêu, đáng trân trọng II. Phân tích 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong. ? Những chi tiết nào diễn tả hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái? - Họ ở trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trương Sơn. - - Đường lở loét, không có lá xanh... ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống này? -> Sống, chiến đấu ở nơi nguy hiểm, ác liệt, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù. Nơi cuộc sống như bị huỷ diệt. ? Công việc của họ là gì? Công việc: + Chạy trên cao điểm ban ngày nóng 30 độ. + Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom. + Đói với họ đây là công việc thường ngày, bị bom vùi thường xuyên. ? Em có nhận xét gì về công việc này? -> Đây là công việc hết sức nguy hiểm, phải đói mặt với cái chết, công việc ấy đòi hỏi tinh thần dũng cảm và hết sức bình tĩnh, sự khôn ngoan khéo léo chấp nhận hi sinh. ? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mỹ? - Trong những năm chống Mĩ tuyến đường Trường Sơn là nơi diễn ra cuộn chiến chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ- Nơi quân và dân ta dũng cảm đương đầu với giặc Mĩ để giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. - Gv liên hệ với Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bài hát Cô gái mở đường. - HS lắng nghe, ghi nhớ * Củng cố: ? Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Chọn ngôi kể như vậy có ý nghĩa gì? ? Nêu và phân tích hoàn cảnh sống và công việc của ba cô gái thanh niên xung phong? *Hướng dẫn học tập: - Học bài, tóm tắt được câu chuyện. - Phân tích được hoàn cảnh sống và công việc của ba cô gái thanh niên xung phong. - Chuẩn bị tiếp văn bản: + Phẩm chất chung cvủa ba cô gái thanh niên xung phong. + Phân tích nhân vật Phương Định. ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 142: - Văn bản: Những ngôi sao xa xôi ( tiếp theo) A/ Mục tiêu cần đạt: - Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện; Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện: cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật. - Giáo dục lòng yêu mến và tự hào về các cô gái thanh niên xung phong. B. Chuẩn bị: Tìm đọc cả tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Tích hợp: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. C. Tiến trình tiết học: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi ? ? Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn? *Tổ chức các hoạt động dạy - học: 2. Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong. ? Qua lời kể, nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội em hãy tìm ra những phẩm chất chung ở họ? - Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có phẩm chấ chung của những thanh niên xung phong ở chiến trường: dũng cảm. Họ đang cống hiến tuổi xuân cho đất nước. ? Tìm những chi tiết nói về công việc của họ? - Ngày phá bom 5 lần, ít thì 2 lần ? Điều đó nói lên phẩm chất gì ở họ? -> Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh,không sợ nguy hiểm, có trách nhiệm cao trong công việc. ? ở trên cao điểm họ đối xử với nhau ntn? - Họ yêu thương nhau: Nho bị thươngà lo lắng, rửa vết thương, pha sữa. ? Điều đó nói lên tình cảm gì ? -> Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó ? Cuộc sống và tình cảm của các cô gái còn được thể hiện qua những chi tiết nào? - Cả ba cô gái: + Hay nghe đài, nghĩ lung tung. + Dễ xúc động nhiều ước mơ hay mơ mộng, dẽ vui mà cũng dễ trầm tư. + Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh khó khăn, ác liệt: - Nho: Thích ăn kẹo, thích tắm suối. - Chị Thao chăm chép bài hát. - Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát. ? Qua đó, em cảm nhận gì về tâm hồn các cô gái? -> Ba cô gái có tâm hồn hồn nhiên cao quý tạo đẹp lấp lánh như vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi. ? Cá tính riêng của mỗi cô gái được biểu hiện qua những chi tiết nào? - Cá tính riêng: + Phương Định là cô gái Hà Nội nhạy cảm và hồn nhiên thích mơ mộng và hay sống với những kỷ niệm tuổi học trò vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. + Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn. Trong công việc bình tĩnh và quyết đoán, dũng cảm nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu. + Nho: Lúc bướng bỉnh mạnh mẽ, lúc lại lầm lì thích thêu hoa rực rỡ trên khăn, trên gối. ? Em có nhận xét gì về những cá tính của họ? -> Mỗi người một cá tính song đều đáng yêu, đáng mến, đó là những nét đẹp về tâm hồn, tính cách của họ. Chính phẩm chất và cá tính của họ tạo nên những vẻ đẹp lấp lánh của “ những ngôi sao xa xôi”. 3. Nhân vật Phương Định. ? Xuất thân của nhân vật Phương Định được kể đến qua những chi tiết nào? - Là cô gái trẻ đang cống hiến tuổi xuân cho đất nước. - Là con gái Hà Nội cô có một thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ thân yêu. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trương dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng khốc liệt của chiến trường. - Cô vào chiến trường đã 3 năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết. ? Phương Định đã giới thiệu dáng vẻ của cô qua những lời văn nào? - “ Tôi là cô gái khá: + Hai bím tóc dày tương đối mềm. + Cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> tự tin. + Mắt: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm -> mắt đẹp. ? Cô còn giới thiệu ntn về tính tình của mình? - Được nhiều pháo thủ, lái xe hỏi thăm- cô vui, tự hào. - Hay làm điệu khi tiếp xúc với anh bộ đội nói giỏi nào đấy -> cô tỏ ra kín đáo giữa đám đông. nhưng trong suy nghĩ thì những người đẹp nhất trên mũ… ? Từ lời giới thiệu em thấy Phương Định là người ntn? -> Là cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, giàu cá tính và nhạy cảm. ? Sống giữa nơi chiến trường ác liệt nhưng cô đã giới thiệu về sở thích của mình ntn? - Tôi mê hát, thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó…cười một mình. - Tôi thích nhiều bài ->giọng thật trầm. Có lúc nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung.(114) ? Từ những chi tiết đó ta nhận ra cô là người ntn? -> Là cô gái nhạy cảm hồn nhiên yêu đời, hay mơ mộng và rất lạc quan. ? Tác giả đã để Phương Định kể nhiều về sự việc nào? - Tâm lí của Phương Định trong một lần phá bom. ? Phương Định đã kể rất cụ thể một lần phá bom qua những chi tiết nào? - Không gian vắng lặng đến phát sợ, có nghĩ tới cái chết - Tôi đến gần quả bom ... bước tới -Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom- 1 dấu hiệu chẳng lành - Vắng lặng đến phát sợ tim đập không rõ ? Từ lời giới thiệu của Phươgn Định em hiểu gì về nhà văn? - Tác giả tỏ ra là người am hiểu tâm lý của những cô gái thanh niên xung phong-Miêu tả rất sinh động. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? - Tâm lý nhân vật Phươgn Định được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến tường cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát cô đã phá bom nhiều lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh mà cô cảm nhận rất rõ. ? Cách miêu tả ấy đã có tác dụng gì? -> Nhân vật Phương Định hiện lên hết sức sinh động, chân thực là cô gái dũng cảm với một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng. Phương Định là một ngôi sao xa xôi lấp lánh, là bông hoa ngts hương giữa núi rừng Trường Sơn. III. Tổng kết ? Em cảm nhận được những vẻ đẹp nào trong tính cách những nữ thanh niên xung phong? - Tâm hồn trong sáng hồn nhiên, nhạy cảm giàu cá tính song rất dũng cảm. ? Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ? - Họ có cách sống vô tư, trong sáng - Không quản gian khổ hi sinh trong cuộc chiến đáu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước- Họ là những ngôi sao xa xôi lấp lánh trên bầu trời VN. ? Những ngôi sao xa xôi ấy gợi cho em cảm nghĩ gì về đất nước, con người VN? - Đất nước gian lao, con người bình dị mà anh dũng. ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật? - NT: Phương thức tự sự kể ở ngôi thứ nhất tạo điều kiện cho tác giả tập chung miêu tả thế giưới nội tâm nhân vật. NT xây dung nhân vật đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý. -> Rút ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc - HS đọc ghi nhớ * Củng cố: ? Phân tích hoàn cảnh sống và làm việc của ba cô gái thanh niên xung phong? ? ở nơi chiến trường những cô gái thanh niên xung phong có những phẩm chất gì? ? Nhân vật Phương Định được khắc hoạ là cô gái ntn? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài nắm chắc nội dung bài giảng. - Phân tích được nhân vật Phương Định. - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương ( phần TLV ). ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 143 - TLV: Chương trình địa phương (phần TLV) (Thực hiện công việc đã chuẩn bị ở bài 19) A. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh biết suy nghĩ, phát hiện và trình bày ý kiến về một hiện tượng thực tế ở địa phương.Viết bài trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. - Rèn kĩ năng nghị luận xã hội. - Giáo dục nhận thức đúng đắn về một số vấn đề. B. Chuẩn bị. - Bài viết của hs được thu sau khi học tiết 126. - Tích hợp với văn tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. C. Tiến trình tiết học. *ổn định tổ chức: *Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? ? Nêu yêu cầu về nội dung, hình thức của kiểu bài nghị luận này? * Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Nhận xét bài viết của HS 1.Ưu điểm . - Đa số các em đã suy nghĩ, nắm bắt tình hình, chọn và phản ánh được một số sự việc, hiện tượng ở địa phương.Tập trung nhiều nhất là hai vấn đề: + Vấn đề môi trường: vứt rác thải bừa bãi. + Vấn đề tệ nạn xã hội: Hs chơi điện tử. - Trong bài viết các em đã: + Gọi tên được hiện tượng. + Nêu biểu hiện của hiện tượng. + Phân tích nguyên nhân. + Phân tích tác hại. + Nêu được ý kiến, thái độ của mình trước những hiện tượng đó. + Đa số các em viết theo kiểu văn nghị luận. + Nhiều em viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Vd: 9A: Linh, Tâm, Thương 9B: Mến, Tĩnh, Lê Tùng 2. Nhược điểm. - Một số bài viết chưa gọi tên được hiện tượng, chưa có nhan đề. - Chưa phân tích được tác hại. - Chưa nêu được biện pháp khắc phục. - Một số bài bố cục chưa rõ ràng. - Nhiều em chữ viết còn xấu, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng. II. Trả bài - Trả bài cho HS - HS nhận bài, sửa lỗi III.Trình bày bài viết - Tổ chức cho HS suy nghĩ, chuẩn bị trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống xã hội ở địa phương (có thể theo bài viết đã làm) - HS suy nghĩ, chuẩn bị - Yêu cầu HS nhận xét - HS nhận xét phần trình bày của bạn - Giáo viên nhận xét chung - HS ghi nhớ, rút kinh nghiệm *Củng cố: - Gv khắc sâu lại kiến thức cho HS về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội. - Gv nhấn mạnh thói quen tìm hiểu suy nghĩ về những sự việc, hiện tương diễn ra ở địa phương mình. * Hướng dẫn học ở nhà: - Tự ôn lại lí thuyết kiểu bài nghị luận. - Sửa chữa và hoàn thiệt bài viết - Chuẩn bị tiết sau: Trả bài TLV số 7: + Đọc lại đề bài bài TLV số 7 + Tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý cho đề bài. ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 144 TLV: Trả bài tập làm văn số 7 A. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh nhận ra ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. - Rèn kỹ năng làm văn nghị luận. - Giáo dục ý thức cố gắng học tập. B. Chuẩn bị: Gv chấm bài, nhận xét bài làm của Hs. C. Tiến trình lên lớp: *ổn định tổ chức: *Kiểm tra: Thực hiện trong tiết học *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Đề bài và yêu cầu của đề 1. Đề bài ? Nhắc lại đề bài bài viết số 7? Trình bày cảm nhận của em về bài thơ ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy 2. Yêu cầu của đề bài ? Đề bài yêu cầu viết kiểu bài gì? - Kiểu bài: Nghị luận văn học (về một bài thơ, đoạn thơ) ? Vấn đề nghị luận là gì? - Bài thơ ánh trăng ? Cần có những nội dung lớn nào trong bài viết? - Cần phân tích được giá trị nghệ thuật và nội dung cảm xúc của nhân vật trữ tình - người lính sau chiến tranh. 3. Lập dàn ý ? Từ những yêu cầu trên, hãy lập dàn ý cho bài viết? *MB: Giới thiệu tác giả -> tác phẩm và khái quát giá trị của bài thơ. *TB: - Hai khổ thơ đầu; Dòng hồi tưởng về vầng trăng quá khứ. Con người và trăng gắn bó đằm thắm nghĩa tình. - Hai khổ giữa: Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại. - Hai khổ cuối: Suy tư của người lính *KB: Khái quát lại nội dung đã phân tích. Lien hệ bản thân (về bài học đạo lí Uống nước nhớ nguồn) II. Trả bài - Giáo viên trả bài cho HS - HS nhận bài, đọc kĩ bài làm, đối chiếu với yêu cầu và lời phê của giáo viên. III. Nhận xét 1. Tổ chức cho học sinh tự nhận xét Gợi ý: ? Bài viết của em đã đảm bảo nội dung và đặc trưng kiểu bài chưa? ? Lập luận trong bài viết đã tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ chưa? ? Bài viết của em còn mắc những lỗi gì? - HS suy nghĩ, tự đánh giá, bài làm của mình 2. Giáo viên nhận xét: *Ưu điểm: - Đa số bài viết đảm bảo đặc trưng kiểu bài - Một số học sinh kĩ năng nghị luận tốt, bài viết sắc sảo giàu sức thuyết phục (Hà, Vân Anha, Thương). - Kĩ năng viết văn khá tốt, diễn đạt trôi chảy, văn viết có giọng điệu (Hà, Tâm, Linh). *Nhược điểm: - Một số bài viết chưa đảm bảo nội dung. - Kĩ năng nghị luận chưa tốt, bài viết thiếu sức thuyết phục - Kĩ năng viết văn của một số HS yếu: + Chưa biết viết mở bài và kết bài + Chưa xây dựng được bố cục hợp lí cho bài viết + Diễn đạt vụng về - Một số bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả IV. Chữa lỗi điển hình: ( Lỗi chính tả) - Chi kỉ -> Tri kỉ - Chung thực -> Trung thực - Xa đà -> Sa đà V. Đọc bài văn - Yêu cầu đọc một số bài làm tốt (Hà, Thương) - HS nghe để vận dụng - GV đọc và phân tích lỗi ở một số đoạn văn - HS chú ý để rút kinh nghiệm *Củng cố: - Giáo viên gọi điểm, khích lệ học sinh cố gắng học hành *Hướng dẫn học ở nhà: - Tiếp tục rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học. - Sửa lỗi trong bài viết. - Chuẩn bị tiết 145 : Biên bản + Đọc nội dung bài học SGK + Sưu tầm một số biên bản ---------------------------------------daad---------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 145 - TLV: Biên bản A. Mục tiêu cần đạt. - Học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. - Viết được một biên bản. - Giáo dục ý thức trung khi viết biên bản. B. Chuẩn bị. - GV sưu tầm thêm một số biên bản. C. Tiến trình tiết học. *ổn định tổ chức. *Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh *Tổ chức các hoạt động dạy - học: I. Đặc điểm của biên bản. *Xét các biên bản SGK - Gọi 2 Hs đọc 2 biên bản - HS đọc ? Hai biên bản trên ghi lại sự việc gì? - Biên bản 1: Ghi lại các thành phần tham dự, nội dung, diễn biến một cuộc họp chi đội -> Biên bản hội nghị. - Biên bản 2: Ghi lại các thành phần tham dự, nội dung, diễn biến một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí-> Biên bản sự vụ. ? Vậy có mấy loại biên bản? -> Rút ra ý 2ghi nhớ ? Biên bản phải đạt được những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? - Yêu cầu về nội dung: + Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể ( nếu có tang vật chứng cứ, giấy tờ liên quan cũng phải đính kèm theo. + Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. + Thủ tục phải chặt chẽ ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể. + Lời văn ngắn gọn, chính xác, tránh mập mờ chỉ có một cách hiểu theo nghĩa tường minh. - Yêu cầu về hình thức: + Phải viết đúng mẫu quy định,không trang trí hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ. ? Em hãy kể tên một số biên bản thường gặp trong thực tế? - HS kể: + Biên bản bàn giao công tác (giữa người mới nhận nhiệm vụ và người được chuyển đi). + Biên bản đại hội chi đoàn. + Biên bản kiểm kê thư viện hoặc biên bản kiểm kê tài sản phòng thí nghiệm. + Biên bản về việc vi phậm luật lệ giao thông. + Biên bản về việc gây mất trật tự ở nơi công cộng. ? Tới đây em hiểu thế nào là biên bản? à Rút ra ghi nhớ 1. II. Cách viết biên bản - Yêu cầu HS xem lại 2 biên bản ở mục 1 - HS chú ý theo dõi ? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản. ? Tên biên bản phải được viết ntn? - Tên biên bản: Ghi rõ nội dung chính của biên bản (nêu lại tên 2 biên bản trên). ? Phần nội dung biên bản gồm những mục nào? b. Phần nội dung biên bản gồm các mục: Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc. ? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? - Cách ghi phải trung, khách quan, không được thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết. ? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị ntn? - Giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn. ? Phần kết thúc có những mục nào? c. Phần kết thúc: - Thời gian kết thúc. - Chữ ký và họ tên các thành viên có trách nhiệm chính. - Những văn bản và hiện vật kèm theo ( nếu có) ? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? - Chữ ký thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản. ? Em thấy yêu cầu về lời văn trong biên bản phải ntn? - Lời văn cần ngắn gọn chính xác. ? vậy một biên bản gồm mấy mục? Kể tên và nêu nội dung cụ thể của tong mục? -> Rút ra ghi nhớ 3. ? Lời văn trong biên bản yêu cầu ntn? -> Rút ra ghi nhớ 4. III. Luyện tập Bài tập 1 ? Đọc bài các tình huống và chỉ ra trong tình huống nào cần lập biên bản? - Các tình huống cần lập biên bản: a, c, d Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài tập - HS đọc - Tổ chức cho HS viết biên bản theo yếu cầu - HS viết bài - Yêu cầu HS trình bày bài làm - HS trình bày - Giáo viên nhận xét - HS bổ sung, hoàn thiện *Củng cố: ?Thế nào là biên bản? ?Biên bản gồm mấy mục? Nêu nội dung từng mục? *Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, nắm chắc cách viết biên bản. - Hoàn thành các bài tập. - Soạn bài: Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang: + Tìm đọc Rô - bin - xơn Cruxô + Hiểu được hoàn cảnh, chân dung tự họa và qua đó cảm nhận được nghị lực tuyệt với của Rô-bin-xơn @ Kiểm tra ngày: / /

File đính kèm:

  • docGA tuan 30.doc