A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được nhà văn Giắc Lân- đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.
- Rèn kĩ năng nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Giáo dục hs lòng yêu thương loài vật.
B. Chuẩn bị:
- Tìm đọc tác phẩm “ Tiềng gọi nơi hoang dã”
- Tích hợp với những văn bản được nhân hoá khi viết về con vật như thơ ngụ ngôn của La- phông – ten.
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Trong truyện ngắn Bố của Xi - mông, Xi mông đau đớn bởi lẽ gì? Ai là người giải thoát cho Xi mông khỏi nỗi đau đó? Từ đó truyện ca ngợi điều gì?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 156 đến tiết 160, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 156 - Văn bản: Con chó Bấc
Trích Tiếng gọi nơi hoang dã - Giắc Lân- Đơn.
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được nhà văn Giắc Lân- đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời thể hiện tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.
- Rèn kĩ năng nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Giáo dục hs lòng yêu thương loài vật.
B. Chuẩn bị:
- Tìm đọc tác phẩm “ Tiềng gọi nơi hoang dã”
- Tích hợp với những văn bản được nhân hoá khi viết về con vật như thơ ngụ ngôn của La- phông – ten.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Trong truyện ngắn Bố của Xi - mông, Xi mông đau đớn bởi lẽ gì? Ai là người giải thoát cho Xi mông khỏi nỗi đau đó? Từ đó truyện ca ngợi điều gì?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
? Nêu hiểu biết về tác giả và xuất xứ văn bản?
- Hs trả lời theo nội dung SGK
? Giáo viên tóm tắt gắn gọn toàn tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã
- HS lắng nghe, ghi nhớ
2. Đọc - hiểu chú thích
- Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS lắng nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
? Phương thức biểu đạt?
- Tự sự kết hợp với miêu tả.
? Những nhân vật nào xuất hiện trong tác phẩm?
- Thoóc-tơn và con chó Bấc.
? Nhân vật trung tâm?
- Con chó Bấc.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Bố cục 3 phần:
+ Đv 1: Giới thiệu tình cảm mới của Bấc.
+ Đv 2: Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc.
+ Đoạn văn 3,4,5: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
? Căn cứ vào độ dài của mỗi phần em thấy tác giả muốn nói chủ yếu đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
- Nhà văn muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ.
II. Phân tích
1. Tình cảm của Thoóc- tơn với Bấc.
? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc?
* Biểu hiện:
- Chào hỏi thân mật.
- Trò chuyện, nói lời vui vẻ.
- Túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình đẩy tới đẩy lui.
- Những tiếng rủa rủ rỉ bên tai, những lời nói nựng âu yếm.
- Kêu lên trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy”.
? Nhận xét cách biểu hiện tình cảm của Thoóc- tơn đối với con vật của mình?
- Cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.
? Qua đó cho thấy tình cảm của anh đối với Bấc ntn?
-> Thân thiện, yêu quý đầy tình thương yêu và rất hiểu Bấc.
? Cách kể chuyện trong đoạn này có gì đặc biệt?
- Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục.
? Từ đó Thoóc- tơn hiện lên là một ông chủ ntn của con chó Bấc?
- Yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng- Một ông chủ lý tưởng.
? Tại sao tác giả chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc mà lại xen đoạn văn nói về tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc?
- Tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc chính là nguyên nhân cơ bản khơi dậy tình cảm của Bấc. Mục đích xen xen đoạn văn nói về tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc là để làm sáng tỏ tình cảm của Bấc đối với anh.)
2. Những biểu hiện tình cảm của Bấc
? Đối với Thoóc- tơn Bấc luôn dành cho anh tình cảm nào?
- Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn. Đó là tình yêu thương sôi nổi, nồng nàn, thương yêu đến tôn thờ cuồng nhiệt.
? Hãy tìm những chi tiết biểu lộ tình cảm của Bấc?
- Cắn lấy bàn tay Thoóc- tơn, ép răng xuống…-> cắn vờ.
- Nằm phục dưới chân anh hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo nhìn chủ.
- Nằm ra xa quan sát hình dáng của chủ và trong cử động của thân thể anh, bằng mối giao cảm…ra ngoài.
- Bám theo gót chân chủ.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả con chó Bấc của tác giả?
- Tác giả có những nhận xét tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, đã phát hiện ra đã sống với những rung động, những biến thái tâm tình và ngôn ngữ riêng của con chó Bấc.
? Qua đó nói được gì về tình cảm của Bấc đối với Thoóc- tơn?
-> Bấc là co vật trung thành và rất giàu -tình cảm, nó có tình yêu thương đặc biệt với Giôn Thoóc- tơn, cách biểu lộ tình cảm hết sức đặc biệt thể hiện sự phục tùnh tôn thờ và ngưỡng mộ chủ.
3. Tâm hồn của con chó Bấc.
? Tìm chi tiết biểu hiện miêu tả thế giới tâm hồn của con chó Bấc?
- Bấc biết suy nghĩ:
+ Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương như vậy.
+ Không có cái gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy.
+ Nó tưởng rằng quả tim mình như nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất.
+ Bấc không muốn rời Thoóc- tơn một bước, bảo vệ chủ từng giờ, từng phút.
- Bấc còn biết lo sợ:
+ Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ…
+ Nó sợ Thoóc- tơn cúng lại biến khỏi cuộc đời nó.
- Bấc còn nằm mơ:
+ Ngay cả ban đêm trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.
+ Lúc ấy nó vùng dậy không ngủ nữa…
? Có gì độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện ở đoạn này?
- Tác giả đi sâu miêu tả tâm hồn con chó Bấc bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời và tình yêu thương loài vật. Con chó Bấc được nhìn nhận miêu tả như thế giới con tâm hồn con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc.
? Qua cách miêu tả của nhà văn con chó Bấc hiện lên ntn?
-> Bấc là con chó có nội tâm phong phú, có tình cảm sâu nặng, biết ơn và trung thành với chủ sẵn sàng hi sinh vì chủ
III. Tổng kết
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật?
- Nhận xét tinh tế, tưởng tượng phong phú.
? Nội dung chính của đoạn trích truyện ngắn là gì?
- Diễn tả cảm động tình cảm của chú chó Bấc đối với Thoóc -tơn.
-> Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc
- Học sinh đọc
*Củng cố:
?Tình cảm của Thoóc- tơn đối với con chó Bấc?
?Bấc có những cách biểu lộ tình cảm với Thoóc- tơn ntn?
?Tâm hồn con chó Bấc được miêu tả ntn? Điều đó thể hiện năng lực gì của tác giả?
*Hướng dẫn học ở nhà:
-Tóm tắt được truyện.
-Phân tích được tình cảm của Bấc đối với Thoóc- tơn. hiểu được thế giới tâm hồn của con chó Bấc qua tài năng quan sát và tưởng tượng của tác giả.
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra Tiếng Việt- 1 tiết:
+ Ôn tập các kiến thức đã học phần tiếng Việt
+ Rèn luyện cách trình bày một bài kiểm tra tiếng Việt: Gắn gọn, rõ ràng và chính xác.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 157 - tiếng Việt: Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt đã học; Đánh giá, kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức Tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
- Giáo dục hs ý thức tự giác làm bài.
B. Chuẩn bị.
- GV: Ra đề phù hợp với trình độ của Hs.
- HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chứ
*Tổ chức cho HS kiểm tra:
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong chương trình tiếng Việt lớp 9, em đã được học mấy thành phần biệt lập của câu?
2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Trong các câu sau đây câu nào có thành phần phụ chú?
Này, hãy đến đây nhanh lên.
Đêm trăng, hôm nay, thật là đẹp.
Mọi người, kể cả nó, đều đến sớm.
Tôi đoán mọi người đều sẽ đến.
Câu 3: Nghĩa tường minh là gì?
Là nghĩa được tạo ra bằng cách nói so sánh.
Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
Câu 4: Câu nào sau đây có chứa hàm ý?
Lão chỉ tẩm ngẩm như thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 5: Câu nào sau đây chứa thành phần khởi ngữ?
Giàu thì ông ta đã giàu rồi. C. Nhà ông ta giàu từ xưa.
Nhà ông ta giàu nhất làng. D. Nhà ông ta rất giàu.
Câu 6: Từ “băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ?
Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai.
Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi.
Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn.
Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi.
II. Phần tự luận ( 7 điểm )
Câu 1(2 điểm ). Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
Còn mắt tôi các anh lái xe bảo: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
Câu 8 ( 5 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6- 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, trong đó có sử dụng một câu có chứa thành phần khởi ngữ và một câu có chứa thành phần tình thái.
C. Đáp án và biểu điểm.
I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm )
Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
C
B
A
A
B
II. Phần tự luận ( 7 điểm ).
Câu 1( 2 điểm ).
Tìm đùng khởi ngữ: Mắt tôi. ( 1 điểm )
Chuyển: Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm. ( 1đ ).
Câu 8 (5 điểm ).
- HS viết được đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật Phương Định đảm bảo các nội dung:
+ Phương Định là cô gái có cá tính nhưng sống chân thực.
+ Tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm: yêu mến những người trong tổ và cả đơn vị, yêu mến và cảm phục những người lính mà cô gặp họqua trọng điểm vào chiến trường.
+ Cô hồn nhiên đầy nữ tính nhưng cũng rất cân đảm. hay quan tâm đến hình thức, mơ mộng hay nhớ về kỷ niệm. Cô rất nhạy cảm và kín đáo.
(3 điểm)
- Đảm bảo độ dài và yêu cầu về ngữa pháp (có một câu văn có khởi ngữ và một câu có thành phần phụ chú)
(2 điểm)
*Củng cố:
- Gv thu bài.
- Nhận xét ý thức làm bài.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Tự ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Xem lại yêu cầu đề kiểm tra.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng:
+ Học bài, nắm chắc cách viết hợp đồng
+ Đọc trước đề bài trong sách giáo khoa
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 158 - TLV: Luyện tập viết hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về đặc điểm và cách viết hợp đồng; Học sinh viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được ký kết trong hợp đồng.
B. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị một hợp đồng: Hợp đồng thuê nhà.
- Tích hợp với tiết 150: Hợp đồng.
C. Tiến trình tiết học:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Ôn tập lí thuyết
? Nêu mục đích và tác dụng của hợp đồng trong cuộc sống?
- Hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm để các bên tham gia kí kết và thực hiện đúng các nội dung đã kí kết
? Trong cấ loại văn bản nêu ở mục 2, văn bản nào có tính chất pháp lí?
- Các vănbản có tính pháp lí: Biên bản, hợp đồng, tường trình
? Phần nội dung hợp đồng thể hiện dưới hình thức nào?
- Dưới hình thức các điều khoản
? Nêu yêu cầu về lời văn và số liệu ghi trong hợp đồng?
- Lời văn ngắn gọn, dễ hiểu; Các số liệu cụ thể, chính xác
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Giáo viên treo bảng phụ, nêu yêu cầu và cách thực hiện
- HS chú ý quan sát, lắng nghe
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
- HS lên bảng làm bài tập. Kết quả cần đạt:
+ Câu 1- đáp án a
+ Câu 2 - đáp d
+ Câu 3 - đáp án b
Bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Cá nội dung gợi ý đã đầy đủ chưa?
- Chưa đầy đủ
? Cần bổ sung các chi tiết nào?
- Phần mở đầu và KT
- Thời gian và địa điểm giao, trả xe
- Nếu quá thời hạn, bên thuê phải chịu trách nhiệm như thế nào?
- Tổ chức cho HS viết bản hợp đồng từ những nội dung gợi ý trên
- HS viết bài
- Yêu cầu HS trình bày bài viết
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét bài làm của bạn
- HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện
Bài tập 3
- Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức HS thảo luận nhóm thống nhất dàn ý
- HS thảo luận. KQ cần đạt:
- Mở đầu:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng
+ Thời gian, địa điểm
+ Thành phần
- Phần nội dung:
+ Các thỏa thuận cụ thể
+ Công việc của người lao động
+ Trách nhiệm của người lao động
+ Quyền lợi của người lao động
- Phần kết thúc: Đại diện các bên kí kết
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS bổ sung, hoàn thiện dàn ý
- Giao nhiệm vụ: Về nhà HS hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở dàn ý đã lập
- HS ghi nhớ để thực hiện
*Củng cố:
? Thế nào là văn bản hợp đồng?
? Một hợp đồng thường gồm những mục nào?
? Yêu cầu về lời văn, số liệu trong hợp đồng?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc cách viết hợp đồng.
- Hoàn chỉnh các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn học nước ngoài:
+ Ôn tập cá tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
+ Lập bảng tổng kết theo mẫu SGK.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 159: Tổng kết phần văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh được tổng kết, ôn tập những kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
B. Chuẩn bị.
- Bảng hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài đã được học.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập trong sgk.
- Tích hợp với phần văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã được học.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện trong tiết học
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Hệ thống các văn bản văn học nước ngoài
- Giáo viên nêu yêu cầu của việc lập bảng hệ thống hóa
- HS chú ý lắng nghe kết hợp theo dõi hướng dẫn SGK
- Tổ chức cho HS lập bảng thống kê
- HS lập bảng thống kê. Kết quả cần đạt:
STT
Tên tác phẩm ( đoạn trích)
Tên tác giả
Nước (châu)
Thế kỉ
Thể loại
1
Lòng yêu nước.
Ê- ren- bua
Nga ( Âu)
20
Nghị luận
2
Buổi học cuối cùng.
Đô- đê.
Pháp
19
Truyện
3
Xa ngắm thác núi Lư.
Lý Bạch
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình thất ngôn bát cú Đường luật
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Lý Bạch
Trung quốc
8
Nt
5
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Hạ Tri Chương
Trung Quốc
8
Thơ
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Đỗ Phủ
Trung Quốc
8
Thơ
7
Cô bé bán diêm.
An- đéc- xen
Đan Mạch (Âu)
19
Truyện ngắn
8
Đánh nhau với cối xay gió
Xét- van- tét
Tây ban nha
16-17
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng
O-Hen- ri
Hoa Kỳ (Mĩ)
19
Truyện ngắn
10
Hai cây phong
Ai- Ma- Tốp
Cưrơgưxtan
20
Truyện ngắn
11
Đi bộ ngao du
Ru- xô
Pháp
18
Nghị luận
12
Ông Giuốc- đanh học làm quý tộc
Mô- li- e
Pháp ( Âu)
18
Hài kịch- kịch nói.
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
20
Truyện ngắn
14
Những đứa trẻ.
Gorki
Nga ( Âu)
20
Tiểu thuyết tự thuật
15
Mây và Sóng
Ta- go
ấn Độ ( á)
20
Thơ tự do
16
Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang.
Đi- phô
Anh ( Âu)
17-18
Tiểu thuyết
17
Bố của Xi- mông.
Mô- pa- xăng
Pháp ( Âu)
19
Truyện ngắn
18
Con chó Bấc.
Lân- đơn
Mỹ
20
Truyện ngắn
19
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten.
H. ten
Pháp
19
Nghị luận văn chương
*Củng cố:
?Từ lớp 6 đến lớp 9 em đã được học bao nhiêu tác phẩm văn học nước ngoài?
?Trong số các tác phẩm văn học nước ngoài đã học em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, ôn tập những tác phẩm đã tổng kết.
- Chuẩn bị tiếp phần II: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài đã tổng kết.
---------------------------------------daad----------------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 160: Tổng kết phần văn học nước ngoài
(tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh tiếp tục được tổng kết, ôn tập những kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu rút ra điểm chung, riêng và kết luận.
B. Chuẩn bị.
- Bảng hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài đã được học.
- Trả lời các câu hỏi ôn tập trong sgk.
- Tích hợp với phần văn ở tất cả các bài văn học nước ngoài đã được học.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức.
*Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm thơ nước ngoài đã được học?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Một số đặc điểm về thể loại
? Nhận xét về thể loại của các văn bản văn học nước ngoài đã học?
- Thể loại rất đa dạng, phong phú trong đó có những thể loại đặc sắc: Thơ Đường và Thơ văn xuôi
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu vài nét về thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật?
- Mỗi bài thơ gồm có 4 câu
- Mẫu câu có 7 chữ
- Chia thành 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp
- Quy định chặt chẽ về niêm, luật
? em hiểu gì về thể thơ văn xuôi?
- Đó là những bài thơ không có vần, lời thơ có cấu trúc gần với văn xuôi
? Chất thơ thể hiện như thế nào?
- Chất thơ thể hiện ở tiết tấu, nhịp điệu, yếu tố trữ tình
? thể thơ này có ưu điểm gì về khả năng thể hiện?
- Có khả năng thể hiện đời sống và tâm trạng rất phong phú vì không chịu sự ràng buộc của vần luật
III. Một số chủ đề chính
? Các văn bản tập trung thể hiện những chủ đề nào?
- Cuộc sống xã hội của các đất nước dưới nhiều chế độ xã hội khác nhau
- Số phận những con người thấp cổ bé họng trong xã hội
- Những tình cảm nhân bản thánh thiện: Yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước
? Các tác phẩm đã bồi đắp cho em những tình cảm gì?
- Tình yêu quê hương, gia đình, đất nước; Niềm cảm thông chia sẻ với những kiếp người bất hạnh
IV. Luyện tập
- Yêu cầu: Viết bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một tác phẩm văn học nước ngoài đã học
- HS viết bài trong khoảng 15'
- Yêu cầu một số HS trình bày
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS nhận xét
- GV nhận xét chung
- HS bỏ sung, hoàn thiện
* Củng cố :
?Kể tóm tắt một tác phẩm truyện nước ngoài mà em yêu thích?
? Những văn bản văn học nước ngoài đã cung cấp cho em nhiững tri thức gì về ý nghĩa, nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật?
?Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm văn học nước ngoài mà em yêu thích?
* Hướng dẫn học ở nhà:.
- Học bài, nắm chắc nội dung đã ôn tập.
- Tự ôn lại toàn bộ những tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Chuẩn bị tiết 161:
+ Tìm hiểu thêm về thể loại kịch
+ Tìm đọc kịch Bắc sơn của Nguyễn Huy Tưởng
+ Tìm hiểu xung đột và tình huống kịch trong đoạn trích.
@ Kiểm tra ngày: / /
File đính kèm:
- GA tuan 33.doc