A. Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Phát biểu cảm nghỉ về “Ông Hai” trong “Làng”? Nghệ thuật? Vở soạn?
3. Bài mới :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 66, 67: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thanh Long), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66-67 LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thanh Long
Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Phát biểu cảm nghỉ về “Ông Hai” trong “Làng”? Nghệ thuật? Vở soạn?
3. Bài mới :
II.Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
- Tóm tắt vài nét về tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện?
- Hướng dẫn học sinh đọc truyện (SGV)
-Tóm tắt nội dung truyện?
-Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống của bản của truyện? ( Cốt truyện rất đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên 1 chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Sapa. Tạo tình huống truyện là cuộc gặp gỡ ấy, tác giả giới thiệu nhân vật một cách thuận lợi.)
- Ở tác phẩm này theo lời tác giả là “1 bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào? (Là bức chân dung nhân vật anh thanh niên. Truyện tập trung khắc họa hình ảnh nhân vật này qua cái nhìn và cảm nghĩ của : Ông họa sỹ, cô kỹ sư, bác lái xe. Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu truyện, mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh nhân vật kia chỉ hiện ra trong chốc lát, nhưng để lại cho các nhân vật kia những tình cảm tốt đẹp)
* Chuyển : cuộc sống, con người của nhân vật chính trong truyện được thể hiện cụ thể như thế nào, để hiểu rõ hơn ta cùng tìm hiểu.→ Ghi mục II →
+H/s phát biểu, g/v ghi bảng phụ
Một mình trên đỉnh núi cao… chỉ có cỏ cây ,mây mù.
Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết phục vụ sản xuất, chiến đấu.
Nữa đêm… xách đèn ra vườn… gió tuyết…ào ào → Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao. (nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa, tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc qui định)
- Hoàn cảnh sống và làm việc như thế có gì đặc biệt? ( Hoàn cảnh sống cô đơn, công việc gian khổ, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao → ghi
*Chuyển: Với hoàn cảnh sống cô đơn, công việc gian khổ, vất vả, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, người thanh niên đó đã bộc lộ những nét đẹp nào về phẩm chất, ta tiếp tục tìm hiểu. → ghi mục b → →
- Em hiểu gì về ý nghĩ sau đây của anh thanh niên : “khi ta làm việc ta với công việc là đôi… cháu buồn đến chết mất” (Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc đem lại cho ta niềm vui, khi đó không còn cảm thấy đơn độc. Là con người ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản than và sự sống của cộng đồng)
-Tại sao anh thanh niên thấy mình “thật hạnh phúc”khi được biết là 1 lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô, mà anh đã góp phần vào chiến công của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng?( đó là ý thức cộng việc và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là công việc có ích cho cuộc sống, cho mọi người) → ghi
- Ngoài công việc anh thanh niên có nguồn vui nào khác, giúp cuộc sống của anh không buồn tẻ, cô đơn?(niềm vui đọc sách khiến cho anh thấy lúc nào như cũng có người bạn, để trò chuyện. Tự học và tự đọc sách ngoài giờ làm việc, sắp sếp cho mình cuộc sống ở trạm khí tượng thật ngăn nắp chủ động : 1 gian nhà 3 gian sạch sẽ, 1 giường con, 1 bàn học, 1 giá sách, ở 1 mình mà trồng bao nhiêu là hoa, tang gia nuôi gà)
- Nét đẹp nào thể hiện qua những điều vừa nêu?( ngăn nắp, chủ động, tự tạo niềm vui, → ghi
- Từ những phân tích trên, em thấy điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua được hoàn cảnh đặc biệt ấy? ( Đó là long yêu nghề, yêu cuộc sống, những suy nghĩ, những tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành diểm tựa để anh làm việc học tập, để vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống).
- Đọc đoạn “Quê cháu ở Lào Cai…bản đồ sát thì sắp xong rồi” (Sgk/185, 186)
- Vì sao anh thanh niên không muốn bác họa sỹ vẽ mình? ( vì anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy cộng việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé nên anh đã nhiệt tình giới thiệu với ông họa sỹ những người đáng cảm phục hơn đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sapa anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét) → ghi
-Chi tiết anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa cho cô gái, tặng giỏ trướng cho đoàn hành khách, cho thấy anh là người như thế nào?
( người tốt bụng) → ghi
* Chốt: không những là người khiêm tốn, anh thanh niên còn là một người tốt bụng cởi mở chân thành quý trọng tình cảm của mọi người.
- Hãy nêu cảm nghĩ cảu em về nhân vật anh thanh niên qua tính cách cuộc sống? ( tính cách: cởi mởi, chân thành; cách sống: sống có lý tưởng )
*Chốt : chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phát họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa công việc. Hình tượng nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho vẻ đẹp thế hệ trẻ Việt Nam, những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Đó là một thế hệ đáng yêu, đáng trân trọng, đáng học tập.
Hết tiết 66 → sang tiết 67
*Chuyển :Bên cạnh chân dung nhân vật anh thanh niên, tác giả còn khắc họa một số nhận vật khác, nghề nghiệp khác ở những lứa tuổi khác, nhưng đều hiện lên rõ nét với những nét đẹp cũng rất đáng yêu, đáng học tập, họ là ai, ta tiếp tục tìm hiểu → ghi phần 2 → →
-Đọc bằng mắt đoạn “từ đầu → kìa anh ta kìa”
-Dưới cái nhìn của họa sỹ, cảnh đẹp Sapa hiện lên như thế nào trong nắng?
(nắng bây giờ bắt đầu lan tới…màu xanh của rừng)
-Em hiểu như thế nào về nhân vật họa sỹ qua đoạn văn tả cảnh này?(có năng lực quan sát, kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng, tha thiết với vẻ đẹp của Sapa cũng là vẻ đẹp của đất nước)
-Vì sao ông họa sỹ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên vì “thèm người” mà dung gỗ chặn xe ô tô lại? (ông hiểu đó là một biểu hiện mãnh liệt của một nhu cầu sống không chụi cô độc, đó là một biểu hiện khác thường của một tính cách không chụi khuất phục hoàn cảnh)
-Theo dõi đoạn “Họa sỹ nghĩ thầm → chuyến đi dài” ở sgk/182 → 148
_Vì sao khi chứng kiến cảnh anh thanh niên hái hoa hào phóng tặng cô gái và nghe anh ta kể về công việc gian khó của mình, người họa sỹ cảm thấy bối rối?(HS thảo luận : ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trãi nghề nghiệp và niềm kao khát của người nghệ sỹ đi tìm một ấn tượng của nghệ thuật, người nghệ sỹ đã cảm nhận được những điều tốt đẹp từ anh thanh niên ấy. Ông đã xúc động và bối rối vì “họa sỹ đã bắt gặp ra một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi, đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý định sang tác, bỗng phát hiện cái đẹp ở ngay trước mắt mình)
-Em hiểu gì về suy tư của người họa sỹ”người con trai đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá? ( HS trả lời)
*Chốt : những vẻ đẹp của anh thanh niên khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghỉ trong con người họa sỹ. Đang bước vào tuổi già, tuổi của nghỉ ngơi, ông bỗng thấy trẻ lại, thấy thêm yêu cuộc sống, khát khao sang tạo. Vừa nói chuyện , ông vừa ký họa, bàn tay như có thần, trái tim rung động trí tuệ minh mẫn., suy nghĩ bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống con người và manh đất Sapa. Như vậy cái cảm giác “mệt nhọc” của người nghệ sỹ ấy chính là một niềm vui, niềm hạnh phúc,một khát khao tiếp tục được sáng tạo, được cống hiến.
-Từ những phân tích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật họa sỹ?
( yêu đời, say mê sang tạo nghệ thật → ghi → -Theo em nhân vật họa sỹ có vai trò gì trong truyện? (là một nhân vật thanm gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới. Dường như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của người họa sỹ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện, nhằm gởi đến bạn đọc những điều tâm đắc về cuộc sống con người.)
-Còn nhân vật cô kỹ sư, bác lái xe làm cho em có suy nghĩ gì về họ?
(- Cô kỹ sư : từ khi bắt đầu lên xe, được gần ông họa sỹ, được ông giúp đỡ, chăm sóc như con gái, đến khi thăm vườn hoa, thăm căn nhà và trò chuyện với anh thanh niên, cô đã hiểu ra bao nhiêu điều về cuộc sống, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên, về cái thế giới những con người như anh và quan trọng hơn là về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đã “đi một ngày đàng, học một sàn khôn” → chốt → ghi→
- Còn bác lái xe : Người vui vẻ, tốt bụng, qua lời kể của ông, ông họa sỹ, cô kỹ sư cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anhthanh niên- nhân vật chính của chuyện, và cũng qua lời kể của ông, ta biết được những nét sơ lượt về nhân vật chính) → ghi
- Theo em các nhân vật phụ góp phần tô đậm hình ảnh nhân vật anh thanh niên như thế nào? (HS thảo luận : Qua những cảm xúc, suy nghũ cùng thái độ cảm mế của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rỏ nét và đẹp hon7chu3 đề tác phẩm được mở rộng ra gợi thêm nhiều ý nghĩa. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng rất thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện. Trong tác phẩm còn có các nhân phụ được giới thiệu gián tiếp, đó là ông kỹ sư ở vườn rau Sapa, là anh cán bộ nghiên cứu sét… họ cũng đã góp phần thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm, họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên, những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống con người)
-Trong truyện ngắn còn có sự kết hợp của các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và tạo nêu tác dụng của chất trữ tình đó? (sgv/120)
-Theo em vì sao các nhân vật không có tên tuổi? (Tác giả muốn người đọc liên tưởng những mật tốt đẹp trong truyện không chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông)
-Em hiểu như thế nào về nhan đề “Lặng lẽ Sapa”? ( Mới đọc tên truyện người ta nghĩ nhà văn nói về một gì im ắng, hắt hui, giá lạnh ở Sapa. Vậy mà thật kỳ diệu, Sapa không chỉ là một sự yên tĩnh mà nó lan tỏa hơi ấm của sự sống, sự sống của những rừng cây của những đóa hoa, sự sống của những con người và những tấm long nhân hậu. Trong âm thầm lặng lẽ người ta làm việc. Trong công việc mỗi người đã tìm được vẻ đẹp và ý nghĩa của công việc)
III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ.
-Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện?
Đậm đà chất trữ tình, khéo léo kết hợp giữa tự sự và bình luận.
Xây dựng tình huống truyện hợp lý, kể truyện tự nhiên.
Hệ thống nhân vật không tên tuổi gây ấn tượng mạnh.
-Em hãy nêu chủ đề của truyện? ( Ghi nhớ sgk/ 189)
IV. Hoạt động 4 : Luyện tập.
HD HS làm bài tập trong SGK / 190.
Chú ý phần phát biểu cảm nghĩ tránh sa vào phân tích nhân vật.
Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản than về nhân vật và gắn bó với thực tiễn đời sống.
V. Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò :
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
Học bài, lảm BT ở sách BT.
Ôn tập phần TLV để viết bài văn số 3.
A.Tìm hiểu bài
I.Tác giả-Tác phẩm :
(Sgk: 188)
II. kết cấu tác phẩm:
II. Phân tích :
1.Hoàn cảnh sống và làm việc:
-Cô đơn vắng vẻ, gian khổ.
b.Những nét đẹp của anh thanh niên:
-Yêu nghề
-Ngăn nắp, chủ động, tự tự tạo niềm vui.
-Khiêm tốn.
-Tốt bụng
2.Các nhân vật khác:
a.Ông họa sỹ:
-Yêu đời, say mê sang tạo nghệ thuật.
b.Cô kỹ sư:
-Có lý tưởng, có ý chí.
c.Bác tài xế:
-Vui vẻ tốt bụng.
II. Tổng kết :
B. Luyện tập:
File đính kèm:
- T 66-67.doc