A. Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong “Cố hương”? Kiểm tra vở soạn?
3. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 84, 85: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84-85 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Những đứa trẻ
M.Go-rơ-ky
Mục tiêu cần đạt :
Sách giáo viên
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài.
C.Lên lớp :
I. Hoạt động 1 : Khởi động
1. Ổn định :
2. Bài cũ :
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong “Cố hương”? Kiểm tra vở soạn?
3. Bài mới :
II. Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
-Nêu hiểu biết của em về tác giả? Đoạn trích?
(GV bổ sung : Thời thơ ấu là tiểu thuyết tự thuật (loại tiểu thuyết trong đó nhà văn kể chuyện đời mình có hư cấu). Người kể chuyện là Go-rơ-ky. Tác phẩm này được viết vào những năm 1913-1914, tức là tác giả ngoài 40 tuổi, ông kể lại quãng đời mình mấy chục năm trước, từ 3 -10 tuổi. Đoạn trích ỏ sgk xảy ra lúc tác giả 9-10 tuổi).
-HD HS đọc văn bản., đọc mẫu, hs đọc, nhận xét.
-Từ việc đọc hãy xác định bố cục của VB? (3 đoạn:
Đ1: Từ đầu ….ấn nước cúi xuống : Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
Đ2:Tiếp…Không được đến nhà tao: Tình bạn sự cấm đoán.
Đ3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
-Theo em văn bản được trình bày bằng những phương thức biểu đạt nào? (tự sự +miêu tả )
-Ai là nhân vật chính ? Vì sao em biết? ( Tôi, xuất hiện trong mọi sự việc được kể)
*Chuyển: Để hiểu rõ hơn về Aliosa, tình bạn của em với những đứa trẻ hàng xóm ta cùng tìm hiểu → ghi →
-Đọc đoạn 1 và 2.
-Em biết gì về hoàn cảnh của Aliosa, của những đứa trẻ nhà đại tá? (Aliosa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác vào năm chú lên 10, ở với ông bà ngoại, thường bị ông bà ngoại đánh đòn, còn 3 đứa con nhà đại tá tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì, mẹ chết, sống với dì ghẻ, bố thì dữ tợn, hay đánh đòn)
-Nhưng vì sao bọn trẻ nhà đại tá lại chơi với Aliosa, bất chấp sự cấm đoán của bố? ( Ông bà ngoại Aliosa là hàng xóm với nhà đại tá. Nhưng 2 gia đình. Nhưng 2 gia đình thuộc thành phần xã hội khác nhau, 1 bên là dân thường,1 bên là quan chức giàu sang, nên lão đại tá không cho những đứa con của mình chơi với Aliosa)
-Nhưng vì sao bọn trẻ nhà đại tá lại chơi thân với Aliosa bất chấp lời cấm đoán của bố?(Vì chúng là hàng xóm, do sự tình cớ, Aliosa góp sức cứu đứa con nhỏ bị rơi xuống giếng, nên 3 đứa nhà đại tá hiểu được sự dũng cảm và thiện chí của Aliosa và rủ Aliosa sang chơi. Và chúng cũng là những đứa trẻ bất hạnh, sống thếu tình thương của người lớn, không được đùm bọc che chở, vì lẽ đó khiến Aliosa thân thiết với mấy đứa trẻ kia và để lại ấn tượng sâu sắc trong long tác giả khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động)
-Cuộc trò chuyện của những dứa trẻ xoay quanh những nội dung gì? (Buồn vì không có mẹ, muốn bắt chim và nuôi chim nhưng sợ bố, cũng bị ăn đòn → thế giới tuổi thơ trong trẻo hồn nhiên)
-Vì sao khi biết những đứa trẻ nhà đại tá cũng bị ăn đòn như mình Aliosa cảm thấy tức lây cho chúng?(Vì thấy chúng mồ côi mẹ, nhưng còn bố mà không được bố yêu thương. Vì thấy chúng là nhũng đứa trẻ hiền lành yếu ớt và Aliosa muốn bênh vực cho bạn nhưng bất lực)
-Chuyện Aliosa từ bỏ ý định trèo cây bắt chim, vì bạn chuyện Aliosa sẵn sang bắt 1 con chim hoàng yến cũng vì bạn, khiến em có suy nghĩ gì về Aliosa?( Biết sống vì bạn , sẵn sàng làm bạn vui)
-Tình bạn trong trẻo, hồn nhiên ấy luôn bị lão đại tá cấm đoán. Em có nhận xét gì về con người từ cách ông ta quát bọn trẻ: “đứa nào đây, đứa nào gọi nó sang, cấm…đến nhà tao”? (HS thảo luận và trả lời)
*Chốt: Lão đại tá là người nghiêm khắc, ông ta dùng roi để giáo dục con cái, cấm con không được chơi với Aliosac chỉ vì gia đình Aliosa không cùng đẳng cấp xã hội. Thái độ của lão đại tá là độc đoán, hách dịch, cách nói năng lạnh lùng, thô bạo.
-Theo em vì sao Aliosa lai sợ đến phát khóc?(Vì ông ta là người lớn thô bạo lạnh lung, không có tình thương đối với con trẻ)
-Em thử tưởng tưởng xem Aliosa sẽ dành tình cảm gì đối với lão đại tá? (Ghét, tránh tiếp xúc )
*Chuyển:Tuy bị cấm đoán, cản trở nhưng những đứa trẻ vẫn chơi với nhau. Trong cảm nhận cùa A. những người bạn của mình thật đáng yêu, rất tội nghiệp. A. đã quan sát và nhận xét về an hem nhà ấy rất cụ thể và rất tinh tế. Vậy đó là những nhận xét nào, ta tiếp tục tìm hiểu→ ghi →
- Hình ảnh con nhà đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em những suy nghĩ gì? (HS thảo luận)
*Chốt: Đó là sự so sánh khiến ta liên tưởng, cảnh lũ gà con sợ hãi, co cụm vào nhau, khi vưa nhìn thấy diều hâu, đồng thời toát lên sự thong cam3cua3 a. với nỗi bất hạnh của bọn trẻ.
-Vì sao A. lải kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại? (Vì muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen nhóm hy vọng nơi chúng)
- Bọn trẻ có những biểu hiện gì khi nghe chuyện cổ tích? (Hai anh em nó lặng im nghe… ấn em nó xuống.)
-Những biểu hiện ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?( Những chuyện cổ tích thật kỳ diệu, ví nó khơi gợi trong trẻ em long tin tốt đẹp vào nhung74 điều tốt đẹp ở đời, gợi hình ảnh những đứa trẻ đáng yêu và đáng thương.)
-Khi lão đại tá xuất hiện và quát tháo, 3 đứa trẻ con có hành động gì?(Những đứa trẻ lặng lẽ bước- những con ngỗng ngoan ngoãn. Sự so sánh chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng.một lần nữa A. thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của bỏn trẻ)
-Qua các sự việc trên em hiểu gì về A.?(Biết thông cảm, chia sẽ những buồn vui của bạn)
HẾT TIẾT 1 → TIẾT 2 → Ghi mục 3
-Đọc đoạn còn lại
-Tình bạn giữa A. và bọn tuy bị cấm đoán nhưng vẫn tiếp diễn, cách tiếp tục chơi của bọn trẻ được miêu tả như thế nào? ?(Nấp sau bụi cây đó…bất chợt gặp chúng tôi).
-Em có nhận xét gì về sự việc này? (Một cuộc chơi không bình thừng, không đáng bí mật mà phải bí mật, không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh)
-Bọn trẻ kể cho A. nghe về những gì?(Chúng kể cho tôi nghe…)
-Em nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ qua những chi tiết ấy? (Cuộc sống âm thầm, cô đơn, thiếu vắng niềm vui, thiếu tình yêu thương của người ruột thịt)
-Vì sao A. tiếp tục kể chuyện cổ tích cho các bạn nghe?(Muốn đồng cảm, chia sẽ và nâng đỡ về mặt tinh thần)
-Bọn trẻ cảm thấy vui thích khi chơi với nhau. Qua đó em có suy nghĩ gì về tình bạn giữa chúng?( thật sự gắn bó, yêu quý, một tình bạn sâu sắc và cao cả)
III. Hoạt động 3 : Ghi nhớ
-Không khí cổ tích được nhà văn lồng vào câu chuyện đời thường, làm cho người đọc thật sự rung độngtrước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương. Trong truyện, chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người bà, những người mẹ trong bài văn? (Hs thảo luận)
-Chuyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?(ông Ba – người bạn thân thiết của ông Sáu)
*Chốt: Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ:Nhắc đến dì ghẻ ta liên tưởng đến nhân vật dì ghẻ dộc ác trong truyện. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau qua chi tiết mẹ thật :mẹ chết rồi→ sẽ về, vì trong cổ tích chỉ cần vẩy nước phép là người chết sống lại. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau qua chi tiết người bà : Bà ngoại A. nhân hậu, bà ngoại lũ trẻ cũng rất tốt → nhân vật trong truyện cổ tích: ngày trước, đã có thời…
-Vì sao A. không nhắc đến mấy đứa trẻ?( để câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm đà màu sắc cổ tích hơn)
-Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện?(kể chuyện sinh động)
-Những chi tiết: những đứa trẻ, những con chim, chuyện cổ tích, dì ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện ở cả 3 phần của truyện có ý nghĩa gì?(Là cách triển khai có nghệ thuật của người kể chuyện, nhằm tạo ra sự kết nối,chặt chẽ và gây ấn tượng lắng đọng ở người đọc)
-Em hãy nêu cảm nhận của em về A. và lũ trẻ?(tình bạn thân thiết bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội. A. là chú bé thông minh và nhân hậu, thích kết bạn, không thích sự cấm đoán, bất công, chú nhận rõ cái tốt, cái xấu, và kiên quyết bảo vệ cái tốt, bảo vệ tình bạn trong sang. Ở A. có sự hồn nhiên của của trẻ thơ, có sự dứt khoát cứng cỏi của người hiểu biết)
+Cho hs thực hiện phần ghi nhớ, → ghi mục tổng kết
+HD HS thực hiện phần bài tập.
IV. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Học bài, soạn bài “Tập làm thơ 8 chữ”
A.Tìm hiểu bài:
I.Tác giả_Tác phẩm:
II.Kết cấu tác phẩm:
III.Phân tích:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
2.Những quan sát và nhận xét tinh tế cùa Aliosa:
-Thông cảm, chia sẽ.
3.Tình bạn giữa Aliosa và 3 đứa trẻ:
-Gắn bó, yêu quý
III. Tổng kết:
B. luyện tập :
File đính kèm:
- Tiết 84-85-V9.doc