Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

A. Mục tiêu cần đạt :

 Sách giáo viên

B.Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ.

 - Học sinh : Soạn bài.

 C.Lên lớp :

I. Hoạt động 1 : Khởi động

1. Ổn định :

2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 98: Các thành phần biệt lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 98 Các thành phần biệt lập Mục tiêu cần đạt : Sách giáo viên B.Chuẩn bị : - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ. - Học sinh : Soạn bài. C.Lên lớp : I. Hoạt động 1 : Khởi động 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn 3. Bài mới II.Hoạt dộng 2 : Hình thành đơn vị kiến thức -GV giới thiệu : thông thường trong 1 câu các bộ phận có vai trò không đồng đều nhau, có thể chia làm 2 loại: Loại 1: Những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc của cấu đó là thành phần câu, nằm trong cấu trúc cú pháp của câu như: Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…; Loại 2 là những bộ phận không trực tiếp nói lên sự việc, mà được dùng để nêu thái độ của người nói đối với người nghe, hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Các bộ phận này ta gọi là thành phần biệt lập. Ta vào bài học -Đọc vd a, b, mục I sgk/18 (Chép lên bảng phụ) a)… Chắc anh nghĩ rằng…vào lòng anh. b)… Có lẽ vì khổ tâm…anh phải cười. -Các từ ngữ in đậm tronng câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? (Chắc : Việc được nói đến có phần đáng tin cậy nhiều hơn; Có lẽ: việc nói đến chưa được đáng tin cậy, có thể không phải là như vậy) -Nếu không có các từ ngữ in đậm trên thì nghĩa của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao? (HS thảo luận) *Chốt: Không có gì thayđổi vì nó là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu, là thành phần tách với khỡi ngĩa sự việc của câu. -Gọi các từ in đậm là thành phần tình thái. Em hiểu như thế nào là thành phần tình thái? (là thành phần diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc nêu ra trong câu. →Ghi -Cho ví dụ 1 câu có thành phần tình thái? (Có lẽ trời hôm nay sẽ mưa; chắc là nó nghĩ mình không ở nhà nên nó không đến…) *Mở rộng: Thành phần tình thái trong câu có những loại khác nhau và có những tác dụng khác nhau. Cần chú ý những trường hợp sau: a) Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến (thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến Chỉ độ tin cậy cao: Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là… Chỉ độ tin cậy thấp: dường như, có lẽ như, hình như…) b) Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói như: theo ý tôi, ý ông ấy, theo anh… c) Những yếu tố tình thái chỉ thía độ của người nói với người nghe: à, ạ, a, hả, hử, nhỉ, nhé, đây, đấy…(đứng ở cuối câu) *Chuyển: Thành phần biệt lập đầu tiên được tìm hiểu là thành phần tình thái, vậy còn những thành phần nào khác ta tiếp tục tìm hiểu → ghi mục II -Đọc vd a, b, mục II sgk/19 (Chép lên bảng phụ) a) Ồ, mà độ ấy vui thế. b) Trời ơi, chỉ còn 5 phút . -Các từ in đậm chỉ sữ vật hay sự việc gì không? (không) - Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ”, hoặc kêu “trời ơi”? (nhờ thành phần tiếp theo sau những tiếng này. Chính những thành phần theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói như thế) -Các từ in đậm này dùng để gọi ai không? ( Không dung để gọi ai cả. Chúng chỉ giúp người nói giải bày nỗi lòng của mình) -Theo em các từ “Ồ”, “Trời ơi” giải bày nỗi lòng người nói như thế nào? (Ồ: vui vẻ; trời ơi: ngạc nhiên) -Gọi các từ này là từ cảm than.Theo em hiểu thế nào là từ cảm than?Vị trí của thành phần này trong câu như thế nào? → ghi *Mở rộng: thành phần cảm than được dung để diễn đạt tâm lý của người nói. Thành phần cảm thán có điểm riêng là nó có thể tách ra thành 1 câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, không có chủ ngữ, vị ngữ. Khi tách riêng như vậy nó là câu cảm thán. Vd: Ôi tồ quốc ! Đơn sơ mà lộng lẫy. (Tố Hữu). Khi đứng trong một câu, cùng với các thành phần câu khác, thì thành phần cảm thán thường đứng ở đầu câu.Thành phần đứng sau giải thích cho tâm lý người nói nêu ở thành phần cảm thán. Vd: Ơi hoa sen đẹp của bùn đen. (Tố Hữu) -Nhận xét xem thành phần tình thái, cảm thán có nằm trong cấu trúc cú pháp của câu hay không? Có quan hệ gì đối với sự việc nói đến trong câu không? (Những thành phần này không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu, được dung để diễn đạt thái độ của người nói, diễn đạt tâm lý của người nói. Và chúng được gọi là thành phần biệt lập) III Hoạt động 3: Ghi nhớ -Em hãy nhắc lại thế nào là thành phần biệt lập? Em vừa học thành phần biệt lập nào? Tác dụng của chúng trong câu? →Hs trả lời, gv nhận xét →ghi nhớ -HS đọc ghi nhớ sgk/18 IV. Hoạt động 4 : Luyện tập -HD hs làm Bt /20 ( Đáp án sgv + htv9) V. Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò -Nhắc lại nội dung chính của bài học. -Học bài làm bt ở sách bt. -Soạn bài “Nghị luận về một sự việc…đời sống) A.Tìm hiểu bài: I.Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ trong câu. Vd: 1a,b,I/18 -Diễn đạt thái độ người nói. II.Thành phần cảm thán: Vd: a,b/II/119 →Bộc lộ tâm lý người nói. II.Ghi nhớ : SGK /18 B.Luyện tập:

File đính kèm:

  • docTiết 98 Tiết 98-V9 Các thành phần biệt lập.doc
Giáo án liên quan