A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
Những mẩu chuyện, câu thơ, văn về cuộc đời Hồ Chí Minh.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra
- Giới thiệu bài : trang 4- SGV
* Hoạt động 2 : Bài mới
167 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 88, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn…………. Phong cách hồ chí minh
Ngày giảng……….. ( Lê Anh Trà )
Tiết 1
A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
Những mẩu chuyện, câu thơ, văn về cuộc đời Hồ Chí Minh.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra
- Giới thiệu bài : trang 4- SGV
* Hoạt động 2 : Bài mới
- Đọc phần chú thích bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “ Lớp 7 ? GV bổ sung thêm
- Cho biết xuất xứ của đoạn trích ?
- GV hướng dẫn đọc ( khúc triết, mạch lạc thể hiện niềm tôn kính với Bác )
- GV đọc mẫu một đoạn: Gọi HS đọc tiếp, nhận xét sửa chữa cách đọc.
- HS đọc thầm phần chú thích; kiểm tra việc hiểu một số chú thích trọng tâm?
- Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? ( Nhật dụng ) vấn đề đặt ra là ?
- Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung chính từng phần ?
- Đoc lại phần1 ? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM như thế nào ?
( Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá từ Đông sang Tây đ hiểu hết sâu ropọng nền văn hoá các nước châu á, Âu, Phi, Nỹ
“ Đời bồi tàu….tìm đi “ CLV
HCM đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại ?
( Học hỏi đến mức sâu sắc “ uyên thâm “)
Cách học hỏi của Bác như thế nào ?
( Kể chuyện Bác học ngoại ngữ ) đ không cần phiên dịch
Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách HCM ?
Qua ý thức học tập phát triển HCM đã có vốn tri thức nhân loại ở mức độ như thế nào ? và theo hướng nào ? ( Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động )
* Hoạt động 3
Học sinh thảo luận
* Hoạt động 4
I- Tiếp xúc văn bản
1, Tác giả;
2, Tác phẩm: trích “ Phong cách Hồ Chí Minh” cái vĩ đại gắn với cái giản dị
3, Tìm hiểu chú thích - Đọc
a. Đọc.
b. Tìm hiểu chú thích
Truân chuyên; Bộ chính trị
Thuần đức, hiền triết
4, Bố cục
- Văn bản đề cập vấn đề: Sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc
- Bố cục; 2 phần
+ Đầu; - Rất hiện đại : HCM vơi sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Còn lại; Những nét đẹp trong lối sống của HCM
II- Phân tích văn bản
1, HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Hoàn cảnh Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong cuộc đời HCM đầy gian nan, vất vả tìm đường cứu nướcđ thăm, ở nhiều nước đ Bác “ đã….đã…đã “
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngoại ngữ : “ Nói và viết thạo …”
- Cách học” Qua công việc lao động mà học chịu khó tìm hiểu, học hỏi
đ Bác là người thông minh, cần cù yêu lao đông; có vốn kiến thức sâu rộng
- Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp; phê phán những tiêu cực
- Tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
+ Luyện tập
- Cách lập luận của tác giả trong đoạn văn ?
Câu văn cuối phần1: vừa khép lại, vừa mở ra vấn đề Lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh
Luận cứ xác đáng, diến đạ tinh tế tạo sức thuyết phục
+ Dặn dò – củng cố
- Đọc lại đoạn văn
- Tiếp tục soạn bài và sưu tầm tài liệu cho tiết học sau.
Ngày soạn…………. Phong cách hồ chí minh
Ngày giảng……….. ( Lê Anh Trà )
Tiết 2
A- Mục tiêu cần đạT:
Thống nhất như tiết 1
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
Thống nhất như tiết 1
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra: Chủ tịch HCM đã tiếp th tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Giới thiệu bài :
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
- Đọc phần 2 VB ?
- Bằng sự hiểu biết về Bác, cho biết phần 1 VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ?
( Bac hoạt động ở nước ngoài )
- Phần sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác ?
( Thời kỳ Bác làm chủ tịch nước )
- Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCT tác giả tập trung vào những khía cạnh nào ? Phương diện cơ sở nào ?
( Nơi ở, trang phục, ăn uống )
- Nơi ở, nơi làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ?
Có đúng với quan sát khi đến thăm nhà Bác ?
( “ Thăm cõi Bác xưa “ Tố Hữu )
- Trang phục cảu Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào ? Những biểu hiện cụ thể ?
- Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món ăn đó ?
- Em hình dung thế nào về cuộc sống các vị nguyên thủ quốc gia ở nước khác ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
- Đọc “ Và Người sống đ tấm áo tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
( Cùng giạn dị, thanh cao, Khác Bác chia sẻ cùng nhân dân )
( Bình luận về hình ảnh Bác đến thăm nhà máy, HS bà con nông dân )
Đọc “ Nếp sống đ hết “ ? Đoạn văn có nội dung, tính chất gì ? Tác giả đã đưa ra ý gì để khẳng định lối sống của Bác ?
- Những thành công về NT ?
- Kể và BL đan xen; “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ….HCM “
“ Quả như 1 câu chuyện …trong cổ tích “
- Đoạn văn BL;
NT đối lập giữa cái gì với cái gì ?
- Nội dung chính của văn bản ?
- ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là gì trong thời kỳ hội nhập ngày nay ?
( Hội nhập: Thời cơ - thách thức đ Hòa nhập mà không hoà tan )
ảnh hưởng tốt – xấu đ phải biết tiếp thu tất loại bỏ tiêu cực )
- Nêu vài biểu hiện của lối sống có văn hoá và phi văn hoá ? ( ăn mặc, nói năng, ứng xử )
- Muốn hoà nhập mà vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc là học sinh em phải làm gì ?
Đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3
- HS kể, GV bổ sung
- Gọi 1 em hát
* Hoạt động 4
2- Nét đẹp trong lối sống HCM
-Làm chủ tịch nước đ lối sống giản dị +, Nơi ở, làm việc
“ Nhà sàn cạnh chiếc ao… vài phòng tiếp khách đlàm việc, ngủ “
đ Đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.
+, Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu; áo trấn thủ, dép lốp; tư trang ít ỏi “ Chiếc va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm “
đ Trang phục giản dị
+, ăn uống; Cá kho, rau luộc. dưa ghém, cà muối, cháo hoa “
đ ăn uống đạm bạc dân giã, bình dị
ị HCM đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giảnh dị
- So sánh với Nguyễn Trãi: đ lối sống của Bác là sự kế thừa, phát huy những nét cao đẹp của những nhà VH dân tộc nhưng mang nét đẹp của thời đại, gắn bó với nhân dân.
- Bình luận, khẳng định về lối sống giản dị
+, Không phải là lối sống khắc khổ của những con người mà tự vui trong cảnh nghèo khó.
+, Không phải là cách tự thần thánh hoá làm cho khác đời, hơn đời.
Mà là:
+, Cách sống giản dị đạm bạc mà thanh cao sang trọng mang nét đẹp của lối sống dân tộc Việt Nam.
+, Một lối sống đem lại hạnh phúc cho tâm hồn.
III- Tổng kết – ghi nhớ
1, Tổng kết;
- Nghệ thuật : Kết hợp giữa kể và bình luận
Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
Đan xen thơ, dùng từ HV gợi người đọc thấy sự gần gũi HCM đ Hiền triết
- Nghệ thuật đối lập : Vĩ nhân >< dân tộc, VN
+, Nội dung : Phong cách HCM là sự kết hợp dân tộc và nhân loại; thanh cao mà giản dị
+, ý nghĩa việc học tập theo phong cách Bác Hồ, phải hoà nhập với khu vực, quốc tế song phương giữ gìn bản sắc dân tộc
đ HS: Phải theo gương Bác, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
2, Ghi nhớ: SGK – 8
IV- Luyện tập
1, kể 1 số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác
2, Hát 1 bài minh hoạ
+ Củng cố – dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ; Sưu tầm 1 số chuyện về Bác Hồ
- Soạn bài; “ Đấu tranh cho thế giới hoà bình; giờ sau TV
Ngày soạn…………. Các phương châm hội thoại
Ngày giảng………..
Tiết 3
A- Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được ND phương châm về lượng và phương châm về chất
-Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
GV; Bảng phụ, các đoạn hội thoại
HS;
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra:
- Giới thiệu bài :
* Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
Hệ thống câu hỏi
- Đọc đoạn đối thoại ở mục ( 1 ) ?
- Câu hỏi của ba đã mang đầy đủ ND mà An cần biết không
( GV gợi ý: Bơi nghĩa là gì )
- Vậy cần trả lời ra sao như thế nào ? Vì sao ?
( Câu trả lời của Ba không mang ND mang An cần biết )
- Từ đó rút ra bài học gì trong giao tiếp ?
Đọc ví dụ 2 ? Vì sao truyện lại gây cười
( các loại vật nói nhiều hơn những gì cần nói)
- Lẽ ra anh “ Lợn cưới” và anh “ áo mới “ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu biết điều cần hỏi và trả lời ?
- Từ câu chuyện cười rút ra nhận xét về việc tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
đọc ghi nhớ ?
Đọc ví dụ SGK ?
Truyện cười phê phán điều gì ? Bài học gt ?
- GV đưa tình huống: Không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em có trả lời với thầy là bạn nhỉ học vì ốm không
- Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì ?Khi ta vẫn phải nói về điều mà mình không có bằng chứng xác thực thì phải nói như thế nào?
Đọc ghi nhớ ?
* Hoạt động 3
HS đọc bài tập
- Chia 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ
Xác định yêu cầu: Điền từ cho sẵn vào chỗ trống
- Gọi HS lên bảng ( 2 em )
- Liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
- Xác định yêu cầu bài tập?
- Yếu tố gây cười ?
- Phân tích lô gíc ? Phương châm nào vi phạm?
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi ?
* Hoạt động 4
I- Nội dung kiến thức
1, Phương châm về lượng
a, Ví dụ 1:
- Bơi: di chuyển trong nước, trên mặt nước bằng cử động của cơ thể
- Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ ND mà An cần biết đ một địa diểm cụ thể
ị Cần nói ND đúng với yêu cầu giao tiếp
( Không thiếu )
b, Ví dụ 2: “ Lợn cưới, áo mới “
- Truyện cười: Vì 2 nhân vật đều nói thừa ND ( khoe lợn cưới khi tìm lợn; khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn )
đ Anh hỏi; bỏ chữ “ Cưới “
Anh trả lời: Bỏ ý khoe áo
ị Không nên nói nhiều những gì cần nói
( không được thừa )
* Ghi nhớ: SGK – 9
2, Phương châm về chất
VD 1 “ Quả bí khổng lồ “
- Truyện phê phán những gì người nói khoác nói sai sự thật
ị Không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật
Ví dụ 2 : tình huống
ị Trong giao tiếp không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực
- Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết: Tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng
“ Thưa thầy hình như bạn ấy ốm ”
* Ghi nhớ: SGK – 10
II- Luyện tập
Bài 1
- a, Sai phương châm về lượng: Thừa từ; nuôi ở nhà vì “gia súc” là vật nuôi trong nhà
- b, Tương tự: Thừa “ Hai cánh”
Bài 2
- a, Nói có sách mách có chứng Vi phạm
- b, Nói dối phương
- c, Nói mò châm về
- d, Nói nhăng cuội chất
- e, Nói trạng
Bài 3:
- Không tuân thủ phương châm về lượng: Hỏi điều thừa đ bỏ câu hỏi cuối
Bài 4
a, Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn
b, Các cụm từ không nhằm lặp ND cũ ( Nhấn mạnh, chuyển ý ) ( Có thể mọi người đã biết hoặc giả định mọi người đã biết
- Củng cố: Đọc lại ghi nhớ, GV chốt lại các vấn đề chính.
- Dặn dò: Hoàn thành các bài tập vào vở; làm nót BT 5
- Đọc trước trả lời câu hỏi “ Các phương châm hội thoại T 2 “
- Giờ sau học: SD 1 số biện pháp nghệ thuật trng văn bản thuyết minh “
Ngày soạn…………. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Ngày giảng……….. trong văn bản thuyết minh
Tiết 4
A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS
- Hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn
- Biết cách sử dụng một số biênh pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
GV; Một số đoạn văn thuyết minh; 1 số đề TLV; bảng phụ
HS; Đọc trước bài trả lời các câu hỏi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra: Kiểm tra sách vở
- Giới thiệu bài :
* Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
Hệ thống câu hỏi
Văn bản thuyết minh là gì ? ( kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống ) Đặc điểm chủ yếu của VB thuyết minh ?
Các phương pháp thuyết minh ?
( GV: Văn TM không thể hư cấu, bịa đặt tưởng tượng mà phải phù hợp với thực tế , mục đích nhằm cung cấp tri thức là chính song VBTM hay là 1 VB trình bày vô cùng rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng TM đ Ngôn ngữ cô đọng chính xác, sinh động và sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật )
Gọi 2 HS thay nhau đọc VB “ Hạ Long ….”
- VB TM đặc điểm gì của đối tượng ?
( Thông thường: GT Hạ Long vũng bao nhiêu, có bao nhiêu đảo, bao nhiêu hang động, những đảo hình thù kỳ lạ như thế nào, hang động đẹp ra sao song tác giả đã có sự phát hiện Hạ Long đem đến theo 1 phương diện ít ai ngờ: Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị ?
- Đặc điểm ấy có dễ dùng TM bằng cách đo đếm, liệt kê không ?
- Theo tác giar thì sự “ kỳ lạ “ của Hạ Long là gì ? đọc câu văn nêu khái quát sự kỳ lạ của Hạ Long ?
- Tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào đê giới thiệu sự kỳ lạ của Hạ Long ?
+ Đọc thầm “ Nước tạo nên … giữa chính đảo đá, tác giả tưởng tượng điều gì ?
( Những cuộc dạo chơi : TGTN sống động, biến hoá: những con triều, những dòng chảy quanh co, con thuyền lướt nhẹ trên sóng êm, bay trên các ngọn sóng lượn vun vút, thẳng tắp quanh co, những quãng trống, những khe hẹp giữa các đảo đá )
- Sự tưởng tượng ấy có trái với thực tế không ?
- Trong khi dạo chơi, du khách có cảm giác như thế nào về hình thù các đảo đá Hạ Long ?
- Em có nhận xét gì về SD từ ngữ của tác giả?
( Để làm tăng sự bất ngờ, thú vị, hấp dẫn kỳ lạ của HL t/giả đã sd nhiều những từ ngữ gì )
- HS tìm và gạch chân các từ láy trong SGK
- HS tìm và gạch chân các từ ghép trong SGK
- Tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của HL chưa ?
- Trình bày được như thế nào nhờ BP gì ?
( VD: GT SGK, đồ dùng, di tích LS.. chỉ sd vào 1 số bài TM có tính chất phổ cập kiến thức hoặc 1 số bài có tính chất VHọc )
( Các BP NT : Tự kể chuyện mình, kể 1 câu chuyện hư cấu về chúng “ Ngọc Hoàng sử tội “ hò vè, diễu ca “ không tròn như…” thông thường hơn cả là dung tưởng tượng, vận dụng các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng TM )
* Hoạt động 3
Đọc thuần văn bản
Là truyện hay TM ?
T/c TM thể hiện đ/đ
Những phương pháp TM được sử dụng ?
Tác giả đã sd BP NT nào
Các BP NT có tác dụng gì ?
* Hoạt động 4
Gợi ý: - Cho sự vật tự thuật về mình hoặc sáng tạo ra 1 câu chuyện
ND kiến thức cần đạt
I- Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1, Ôn tập VB thuyết minh
- Đặc điểm chủ yếu : Cung cấp tri thức khách quan, phổ thông
- Các phương pháp thuyết minh: Phương pháp phân loại, nêu VD, Lkê, số liệu, so sánh
2, Viết VBTM có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật
- VD: VB “ Hạ Long - Đá và nước “
- GT vẻ đẹp của vịnh Hạ Long ( hấp dẫn, kỳ diệu )
đ Không thể TM bằng cách đo đếm, liệt kê mà phải sử dụng kết hợp giữa thuyết minh và nhièu yếu tố nghệ thuật khác
( Nhân hóa, tưởng tượng, miêu tả, những từ ngữ gợi cảm giác….)
- Sự kỳ lạ của Hạ Long: “ Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá …..có hồn “
*Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật
a, Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng
- Tưởng tượng những cuộc dạo chơi mà ở đó nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách đ sự thú vị
- ( Tuỳ theo góc độ , tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá ) đ Tạo nên TN, 1 TG sống động biến hoá đến lạ lùng
đ Liên tưởng TT phải phù hợp thực tế
b, Dùng phép nhân hoá, so sánh
- Thập loại chúng sinh đá
+, Già, trẻ, trang nghiêm, nhí nhảnh, tinh nghịch buồn vui, trẻ trung, 1 bậc ông tiên…TGX bằng đá sống động, biến hoá
-So sánh thuyền mỏng như lá tre
c, Sử dụng từ ngữ
- Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác “ Đột nhiên, bỗng nhiên, bỗng, hoá thân
- Sử dụng nhiều từ láy
- 1 số từ ghép sắc thái hoá
* Tiểu kết – ghi nhớ
- Không phải văn bản nào cũng tuỳ tiện sử dụng các yếu tố nghệ thuật
- Các biện pháp nghệ thuật chỉ có tác dụng phụ trợ làm cho văn bản hấp dẫn, dễ nhớ không thay thế được bản thân sự TM là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng
Ghi nhớ: SGK – 13
II- Luyện tập
Bài 1 ( 14 )
a, TM về loài ruồi xanh
- TM : GT loài ruồi xanh có hệ thống
+ Những tính chất chung về họ, giống loài, về các tập tính sinh hoạt, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể
+ Cung cấp KT chung, tin cậy về loài ruồi đ thức tỉnh ý thức giữ gìn VS, phòng bệnh, diệt ruồi
- Các phương pháp TM được sử dụng
+, Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới
+, Phân loại: Các loại ruồi
+, Số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp
+, Liệt kê: Mắt lưới, chân tiết ra chất dính
b, Các BPNT được sử dụng
- Kể chuyện tưởng tượng
- Nhân hoá
c, Các BPNT có tác dụng gây hướng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa là tri thức
III- Củng cố - dặn dò
- Củng cố: Chốt lại ND cớ bản
- Dặn dò: Học bài, làm BT2 (15 )
+ Chia 2 nhóm chuẩn bị trước văn bản TM về chiếc nón, cái quạt giờ sau luyện tập
+ Đọc thêm “ Đất tổ huyền thoại và LS “ (173- Nâng cao )
Ngày soạn…………. Luyện tập
Ngày giảng……….. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Tiết 5 trong văn bản thuyết minh
A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS
- Củng cố lí thuyết và kỹ năng về văn TM
- Biết vận dụng 1 số BP NT vào văn bản TM
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
GV; Ra đề trước cho HS
HS; Chuẩn bị tốt dàn ý
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Giới thiệu bài :
- Giáo viên yêu cầu
- Tổ chức học sinh hoạt động
- Tổ chức cho HS hoạt động
- GV nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 3
Hoạt động 2 : Luyện tập
1, Yêu cầu của luyện tập
- Mỗi nhóm chuẩn bị kỹ 1 đề
a, Về ND TM : Định nghĩa, công dụng, cấu tạo, chủng loại. LS của đối tượng TM..
b, Về hình thức TM
- Vân dụng 1 số BPNT để làm cho bài viết vui tươi hấp dẫn
+ Cho sự vật tự thuật về mình
+ Sáng tạo ra 1 câu chuyện nào đó
- Người viết vừa phải có kiến thức lại phải có sáng kiến tìm cách thuyết minh cho sunh động, dí dỏm
2, Trình bày, thảo luận đề: Thuyết minh cái quạt
Thuyết minh cái nón
- Cho HS trong mỗi nhóm trao đổi, trình bày dàn ý chi tiết, dự kiêns cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh
Đọc đoạn mở đầu
3, Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- HS cả lớp chú ý nghe, góp ý bổ sung, sửa chữa
- GV bổ sung
VD cho cái quạt tự kể về mình cần có các ý sau
+, Định nghĩa: Quạt là 1 dụng cụ như thế nào
+, Họ nhà quạt đông đúc, có nhiều loại như thế nào
+, Mỗi loại có cấu tạo và công dụng thế nào ? Cách bảo quản ra sao ?
+, Gặp người biết bảo quản thì số phận quạt thế nào
+, Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản thế nào
+, Ngày xưa quạt giấy còn là 1 sản phẩm mĩ thuật; vẽ tranh, đề thơ, tặng nhau làm kỷ vật
+, Cái quạt thóc ở nông thôn thế nào
+, Quạt kéo ở các nhà quan ngày trước ra sao…
ị TL: Văn bản TM phải cung cấp tri thức khách quan, phù hợp với thực tế
- Tuy không đòi hỏi phải làm cho người đọc được thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học song vẫn cần kết hợp sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật khiến VBTM thành MT, phát biểu cảm xúc
Củng cố – dặn dò
- Củng cố : Chốt lại tác dụng việc sử dụng BPNT trong VBTM
Các cách sử dụng 1 số BPNT trong VBTM
- Dặn dò
1, Sửa chữa, hoàn thiện 2 đề văn vừa luyện tập
2, Đọc có suy nghĩ, phân tích các đoạn văn, bài văn TM trong SGK
3, Bài tập về nhà
- Đọc VB “ Họ nhà Kim “ cho biết
VB thuộc VB gì ? : Tự sự. miêu tả, biểu cảm, nghị luận
Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của VB
Nếu là VBTM theo em tại sao ?
4, Đọc trước, trả lời câu hỏi : “SD yếu tố miêu tả trong văn TM “
5, Giờ sau học “ Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình “
Ngày soạn…………. Đấu tranh cho một thế giới
Ngày giảng……….. hoà bình (t1 )
Tiết 6 ( Trích “Thanh gươm Đa- mô- clét” )- G.G Mác- két
A- Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS
- Hiểu được ND vấn đề đặt ra trong VB: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là dấu tranh cho 1 TG hoà bình
- Thấy nghệ thuật nghị luận của thế giới: chứng cứ cụ thể, xác thực, so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ
- Bồi dưỡng tình yêu hoà bình, tự do, lòng thương yêu nhân ái, ý thức đấu tranh vì hoà bình thế giới
- Rèn luyện kỹ năng: Đọc, phân tích, cảm thụ VB thuyết minh
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
GV; Mẩu chuyện tranh ảnh sự huỷ diệt của chiến tranh về nạn đói, nghèo ở Nam Phi
HS; Đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi SGK
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra: Phong cách HCM thể hiện ở những nét đẹp nào? Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác ?
- Giới thiệu bài: Những thảm hoạ chiến tranh TG đ Em suy nghĩ gì ?
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Hệ thống câu hỏi
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu 1 đoạn gọi HS đọc tiếp ?
- HS đọc, tìm hiểu chú thích, GV kiểm tra 1 vài chú thích ( Các tên viết tắt )
( Đoạn trích của bản tham luận M.Két đọc tại cuộc họp 6 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình TG )
- VB viết theo phương thức biểu đạt nào ?
( Nghị luận ) Tìm hệ thống LĐ, LC ?
LĐ cơ bản đó được triển khai trong 1 hệ thống LC nào ?
( Cùng 2 thảm hoạ Hi-rô-si-ma và Na- ga- sa – ki đ 5 lần Tg bị đe doạ:
Cu- ba đ Mỹ : VN 2 lần ( 1 Mỹ nhận giúp Pháp đ ĐBP : Mỹ trên chiến trường NM Két- sinh – giơ gân- Ních – sơn đ Nô ben hoà bình )
(- Cuộc chạy đua vũ trang : phát triển tiềm năng quân sự : Mỹ –Nga, 1 số nước khác áp ga níc tan, CHDCND Triều Tiên, Anh, Đức …)
- Nhận xét gì về lập luận của tác giả
( Chặt chẽ, giàu sức thuyết phục )
- Đọc lại phần 1?
- Để làm rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân tác giả có cách viết như thế nào ?
- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết như thế nào ?
- Cách viết của tác giả ( TG, số liệu, tính toán cụ thể ngay phần đầu văn bản) có ý nghĩa như thế nào ?
* Hoạt động 3
ND kiến thức cần đạt
I- Tiếp xúc VB
1, Đọc – kể
2, Tìm hiểu chú thích
- Tác giả: Nhà văn Cô- lôm – bi- a yêu hoà bình, viết nhiều tiểu thuyết nổi tiếng
-Tác phẩm: Trích trong văn bản “ Thanh gươm … ”
3, Đại ý – bố cục
- Luận điểm của VB: Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn bộ loài người và mọi sự sống trên thế giới, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho 1 TG hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại
- Luận cứ
+ Kho vũ khí hạt nhân đang đe doạ tàng trữ có thể huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác.
+ Cuộc chạy đua vũ trrang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của hàng tỉ người
( VD trong lĩnh vực XH, ytế, thực phẩm, GD…)
- Tính chất phi lý của việc đó
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá .
+ Vì vậy chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, phải đấu tranh cho 1 TG hoà bình
II- Phân tích văn bản
1, Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- TG; 8.8.1986
- Số liệu: 50.000 đầu đạn hạt nhân
- Phép tính; mỗi người tiêu thụ 4T thuốc nổ
/ Nếu chỗ đó nổ tung đ huỷ diệt hết thảy 12 lần mọi vết dấu vết sự sống trên trái TG
/ Đưa ra những tính toán lí tuyết: có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh hệ mặt trời và 4 hành tinh nữa
đ Thu hút người đọc gây ấn tượng mạnh mẽ về sự khủng khiếp của nguy cơ..
* Củng cố – dặn dò
- Vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng.
- Học bài, chuẩn bị bài soạn T2
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn…………. Đấu tranh cho một thế giới
Ngày giảng……….. hoà bình (t1 )
Tiết 6 ( Trích “Thanh gươm Đa- mô- clét” )- G.G Mác- két
A- Mục tiêu cần đạt:
Thống nhất như t1
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
B- Chuẩn bị của thầy, trò:
Thống nhất như t1
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: + Khởi động
- ổn định tổ chức
- Kiểm tra: Phân tích k/c bài văn ?
- Giới thiệu bài:
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
Gọi HS đọc tiếp phần 2 ?
- Tác giả đã triển khai luận điểm này ntn?
- T/g đưa ra những s2 ở những lĩnh vực nào ?
- Chi phí cho nó được s2 với chi phí vũ khí hạt nhân ntn ?
- Em có đồng ý với nhận xét của tác giả việc bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn là “ dịch hạch hạt nhân ” vì sao?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của t/g.
( Lập luận đơn giản lần lượt đưa ra những co số những so sánh có chọn lọc có sức thuyết phục cao )
- Khi sự thiếu hụt về điều kiện sống vẫn đang diễn ra không có khả năng thực hiện thì vũ khí hạt nhân vẫn phát triển đ Em suy nghĩ gì ?
( Đi ngược lại lí trí của loài người )
Đọc phần 3 của văn bản ? Em có suy nghĩ gì?
Giải thích lí trí của tự nhiên là gì ?
( quy luật của TN, lô gíc tất yếu của TN )
Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về những mặt nào? đưa ra những số liệu cụ thể ra sao ?
Qua đó em có nhận xét gì về sự hình thành sự sống trên trái đất?
( Theo quy luật TN, lô gíc tất yếu của TN )
File đính kèm:
- Giao an NGU VAN 9 kì I.doc