Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 Trường THCS Trung Giang

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

Qua tiết học giúp học sinh thấy được:

Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống. Đó là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

II. Kỹ năng: Tìm hiểu và bước đầu làm quen với các yếu tố kể, tả trong văn bản thuyết minh.

III. Thái độ: Kính yêu và tự nguyện noi gương Bác.

B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, đàm thoại.

C. CHUẨN BỊ:

I. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

II. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi ở sgk.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc427 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 Trường THCS Trung Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1) Ngày soạn: 18/..8/2013 Ngày dạy: 19/8/2013 A. MỤC TIÊU: I. Kiến thức: Qua tiết học giúp học sinh thấy được: Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống. Đó là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. II. Kỹ năng: Tìm hiểu và bước đầu làm quen với các yếu tố kể, tả trong văn bản thuyết minh. III. Thái độ: Kính yêu và tự nguyện noi gương Bác. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. II. Học sinh: Đọc bài, trả lời các câu hỏi ở sgk. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Ở lớp 7, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” các em đã phần nào cảm nhận được tính giản dị của Bác thể hiện qua lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về đức tính giản dị của Bác qua văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh”. 2. Triển khai bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung - Yêu cầu: Đọc rõ ràng, diễn cảm. Giáo viên đọc mẫu -> gọi HS đọc. 1. Đọc văn bản. ? Phong cách? ? Thuần đức? Danh nho? 2. Chú thích ? Theo em văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết với mục đích gì? ?Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản này? 3. Phương thức biểu đạt Trình bày cho người đọc biết và quý trọng vẽ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. Phương thức thuyết minh. 4. Bố cục: ? Cho biết văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? - 2 phần: + Từ đầu đến “rất hiện đại” => Vẽ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. + Phần 2: Còn lại: => Vẽ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. II. Tìm hiểu chi tiết: ?Cho biết những biểu hiện của sự tiếp xúc văn hoá nhiều nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 1. Vẽ đẹp trong phong cách văn học. Biểu hiện: - Ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. - Người từng sống dài ngày ở Pháp, Anh - Người viết và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc. - Am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới một cách sâu sắc. ? Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt? - Cách tiếp xúc: + Trên đường hoạt động cách mạng. + Trong lao động. ? Những ảnh hưởng của văn hoá thế giới đối với Bác? - Tiếp thu các giá trị văn hoá của nhân loại -> văn hoá của Bác mang tính nhân loại. - Bác vẫn giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà -> văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc. ? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của 2 nền văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác? - Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, tái tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong trí thức văn hoá Hồ Chí Minh. ? Từ đó em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh? => Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Ở Bác có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. ? Ở đoạn đầu này tác giả đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? - So sánh, liệt kê, bình luận ? Những phương pháp thuyết minh đó có tác dụng như thế nào trong bài viết? - Giúp trình bày sáng rõ trong biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh. E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: ? Nét đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh? V. Dặn dò: - Tìm hiểu nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh? - Các câu chuyện kể về tính giản dị của Bác - Các phương pháp thuyết minh trong bài. VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2) Ngày soạn: …//..2013 Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: I. Kiến thức: Qua tiết học giúp học sinh thấy được: Sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống. Đó là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. II. Kỹ năng: Tìm hiểu và bước đầu làm quen với các yếu tố kể, tả trong văn bản thuyết minh. III. Thái độ: Kính yêu và tự nguyện noi gương Bác. B. PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, đàm thoại. C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. II. Học sinh: Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2, 3 và phần yêu cầu chuẩn bị ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. 1. Cho biết những nét đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh. 2. Từ những nét đẹp đó em học tập được những gì? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu những nét đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. 2. Triển khai bài. II. Tìm hiểu văn bản Gọi học sinh đọc đoạn 2. 1. Nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. ? Cho biết những biểu hiện trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh? - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc… - Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi… - Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. ? Em có nhận xét gì về lối sống đó? => Lối sống bình dị, rất Việt Nam nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng. ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? - Đây không phải là lối sống khắc khổ của con người tự vui trong hoàn cảnh nghèo khó. - Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. - Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp của lối sống dân tộc, bình dị mà cao cả. ? Trong đoạn thứ 2 này tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Phương pháp so sánh: So sánh với các vị lãnh tụ khác So sánh với các vị hiền triết ngày xưa. => Làm toát lên vẽ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh. III. Tổng kết 1. Nội dung ? Qua văn bản em đã cảm nhận được những gì về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? - Vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 2. Nghệ thuật: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh? - Nghệ thuật liệt kê, so sánh. - Kết hợp giữa kể và bình luận. - Biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu. - Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà giản dị, gần gủi, am hiểu mọi nền văn hoá mà rất Việt Nam E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ ở sgk V. Dặn dò: - Nắm được những nét đẹp trong phong cách văn hoá và nét đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác. - Nắm nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Soạn: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp học sinh thấy được: I. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. II. Kỹ năng: Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận, gợi mở. C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn giáo án. II. Học sinh: Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Trong giao tiếp có những quy định không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp phải tuân thủ nếu không thì cuộc giao tiếp sẽ không thành công. Những quy định đó thể hiện qua phương châm hội thoại.` 2. Triển khai bài. I. Phương châm về lượng 1. Ví dụ 1: Gọi học sinh đọc ví dụ ở sgk. ?Khi an hỏi “Học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “Ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không? 2. Nhận xét: - Không ? Vậy cần trả lời như thế nào? - Cần trả lời: Học ở bể bơi, ở hồ, ở sông hay ở biển. ? Vậy em rút ra bài học gì khi giao tiếp? -> Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung đó phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp. 3. Ví dụ 2: - Gọi học sinh đọc ví dụ 2 4. Nhận xét ? Vì sao truyện này lại gây cười? - Vì anh có lợn cưới và anh có áo mới đã nói thêm những điều mà người ta không hỏi làm cho người đọc thấy buồn cười. ? Lẽ ra 2 anh này chỉ cần trả lời như thế nào? ? Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ yêu cầu gì? - Trong giao tiếp tránh nói thiếu, nói thừa 5. Ghi nhớ Gọi học sinh đọc ghi nhớ. II. Phương châm về chất. 1. Ví dụ Gọi 1 học sinh đọc ví dụ ở sgk 2. Nhận xét. ? Truyện cười này phê phán điều gì? - Phê phán tính ba hoa, khoác lác. ? Như vậy, trong giao tiếp có những điều gì cần tránh? - Khi giao tiếp cần tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực -> Phương châm về chất. ? Nếu không biết chắc vì sao bạn bên cạnh nghỉ học thì em sẽ trả lời với thầy cô giáo như thế nào? - Hình như bạn bị ốm. - Cần nói có bằng chứng. 3. Ghi nhớ Gọi học sinh đọc ghi nhớ. ? Như vậy, trong giao tiếp chúng ta cần tuân thủ những phương châm nào? - Cần tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất. III. Luyện tập. Bài tập 1: Học sinh thảo luận theo bàn, trả lời. a. Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà” b. Thừa cụm từ “Có hai cánh” Bài 2: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập a. Nói có sách, mách có chứng Học sinh nhận xét b. Nói dối Giáo viên nhận xét, ghi điểm. c. Nói mò d. Nói nhăng nói cuội e. Nói trạng Gọi học sinh đọc bài tập 3 Bài 3 Học sinh thảo luận: 2 em một Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Vì câu “có nuôi được không” là quá thừa. Bài 4: Học sinh thảo luận nhóm, mỗi bàn một nhóm. Đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung a. Trong phần phương châm về chất. Khi nói chúng ta không nên nói những điều mà mình không tin là đúng nhưng cũng có trường hợp vì một lý do nào đó mà người nói cần đưa ra ý kiến hoặc truyền đạt một thông tin nào đó nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo phương châm về chất thì người nói phải dùng cách nói trên để thông báo cho mọi người biết về điều mình vừa nói chưa được duhmoiaono tiepekiểm chứng. b. Phương châm về lượng: Đòi hỏi phải nói đủ nội dung, không nói thừa hoặc thiếu nên những điều mà người nói nghỉ là người nghe đã biết thì không cần phải nói lại. Bài 5: Yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết về thành ngữ để giải thích. - Ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều - Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ - Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt - Cải chày cải cối: Tranh cải không có lý lẽ - Khua môi múa mép: Khoác lác - Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng - Hứa hươu hứa vượn: Lời nói không được thực hiện E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ . V. Dặn dò: - Nắm được 2 phương châm giao tiếp: Phương châm về lượng và phương châm về chất. - Làm bài tập 4, 5 - Soạn: Các phương châm hội thoại (tiếp) VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp học sinh thấy được: I. Kiến thức: Củng cố cho học sinh về văn bản thuyết minh. Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn. II. Kỹ năng: Rèn kỷ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh. III. Thái độ: Ý thức vận dụng sáng tạo trong viết văn. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận, gợi mở. C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn giáo án, xem lại văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh. II. Học sinh: Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Ở lớp 8 các em đã được làm quen với văn thuyết minh. Và để cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn thì cần có các biện pháp nghệ thuật. Vậy, sử dụng các biện pháp ấy như thế nào? 2. Triển khai bài. I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 1. Ôn tập văn bản thuyết minh ? Thế nào là văn bản thuyết minh? - Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm tình cảm, nguyên nhân, kết quả, các sự vật, hiện tượng bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. ? Mục đích của văn bản thuyết minh là gì? - Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng. - Nêu định nghĩa, giải thích - Liệt kê, nếu ví dụ, số liệu - Phương pháp so sánh - Phân tích, phân loại 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Gọi học sinh đọc văn bản: “Hạ Long đá và nước”. ? Văn bản thuyết minh về vấn đề gì? - Sự kỳ lạ của Hạ Long ? Đối tượng thuyết minh? Đặc điểm? - Đá và nước - sự kỳ lạ của đá - nước ? Văn bản có cung cấp được những tri thức khách quan về đối tượng không? - Có + Tính chất của nước: Biến đổi, chuyển động mềm mại, uyển chuyển. + Tính chất của đá: Cứng rắn, trơ lì nhưng dưới chuyển động của nước nó trở nên sống động, có linh hồn. ? Văn bản sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? - So sánh, liệt kê, giải thích ? Ngoài ra tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? - Tưởng tượng, liên tưởng, nhân hoá ? Tác giả đã bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động nào? - Nước tạo nên sự di chuyển (và chính nước làm cho đá trở nên sống động) và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc. ? Điều kỳ lạ của Hạ Long là gì? - Tuỳ theo tốc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo hướng của ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng. ? Tiết lý mà tác giả nêu lên trong bài là gì? - Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả. cho đến cả đá. ? Nhờ đâu mà văn bản có tính thuyết phục cao như vậy? - Trí tưởng tượng phong phú của tác giả ? Vậy, muốn cho bài văn thuyết minh được sống động, hấp dẫn phải làm gì? - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách thích hợp, gây hứng thú cho người đọc. Gọi học sinh đọc bài tập II. Luỵên tập a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? - Có. - Giới thiệu loài ruồi một cách có hệ thống, N2, tính chất chung về họ, giống, loài, tập tính sinh sống. ? Các phương pháp thuyết minh - Định nghĩa, phân loại, số liệu liệt kê. b. Văn bản thuyết minh này có gì đặc biệt? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Thuyết minh dưới hình thức tự sự, biện pháp nhân hoá. E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ ở sgk V. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ ở sgk - Làm bài tập 2 ở sgk - Xem phần luyện tập VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 5: LUYỆN TẬP: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp học sinh thấy được: I. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh, kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. II. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tổng hợp viết một văn bản thuyết minh. III. Thái độ: Giáo dục ý thức học hỏi, sáng tạo. B. PHƯƠNG PHÁP: Ôn tập, thảo luận nhóm C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị các đề ở sgk. II. Học sinh: Chuẩn bị 2 đề ở sgk D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. Muốn viết một văn bản thuyết minh có sức hấp dẫn, sinh động chúng ta cần phải làm gì? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tập đưa các biện pháp nghệ thuật đó vào từng bài làm cụ thể. 2. Triển khai bài. I. Chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. II. Luyện tập Giáo viên nhấn mạnh các yêu cầu của bài văn thuyết minh. * Nội dung: Phải nêu được công dụng cấu tạo, chủng loại lịch sử của các đồ dùng. * Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để giúp bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 1. Lập dàn bài Giáo viên yêu cầu 2 dãy bàn chọn 2 đồ dùng là cái quạt và cái kéo để lập dàn bài (chiếc nón) Các bàn thảo luận, lập dàn ý cho đề văn - Thuyết minh về chiếc quạt. * Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt. * Thân bài: Trình bày về chủng loại, cấu tạo, công dụng, lịch sử của chiếc quạt. (Nếu đề về chiếc nón Giá trị về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón) * Cảm nghĩ chung về chiếc quạt trong đời sống của con người. Giáo viên gọi đại diện các bàn trả lời. Các bàn khác nhận xét 2. Viết phẩn mởi bài Yêu cầu mỗi học sinh tự viết phần mở bài của mình và trình bày trước lớp. Chào các bạn! Mình là quạt cóc, là em út trong họ hàng nhà quạt. Các bạn có biết vì sao mình lại có mặt trong thế giới của các bạn không? Hãy lắng nghe câu chuỵên của mình nhé. Ôi! buồn quà Tí ơi! Cậu có nghe mình nói không? Mình là quạt bàn thân yêu đây mà. Hôm nay là sinh nhật lần thứ 3 của mình. Ước gì mình được sạch sẽ, trắng trẻo như ngày xưa hay được một lần cậu lau chùi như mẹ vẫn chăm sóc cho bác quạt tường ấy. Đừng bỏ quên mình nghe Tí. Yêu cầu phải sử dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật. Gây được ấn tượng đối với người đọc. Gọi học sinh đọc phần đọc thêm. E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: Yêu cầu học sinh nhắc lại các yêu cầu của một bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. V. Dặn dò: - Viết tiếp phần thân bài, kết bài - Đọc lại phần đọc thêm - Xem bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 6: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Gac-xi-a Mac-ket) Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: I. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất -> Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật Nghị luận của tác giả. Chứng cứ cụ thể, xác thực. Cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. II. Kỹ năng: - Đọc, hiểu và phân tích hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận chính trị, xã hội. III. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức yêu chuộng hoà bình B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thảo luận nhóm C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu II. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi ở sgk D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Em học tập được điều gì theo phong cách Người? ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. Thế kỷ XX con người phát minh ra nguyên tử hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra các loại vũ khí giết người hàng loạt. Chắc hẳn các em còn nhớ sự kiện ngày 9/8/1945 chỉ với 2 quả bom nguyên tử ném xuống 2 thành phố là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki, đế quốc Mỹ đã huỷ diệt hơn 2 triệu người Nhật và đến nay còn để lại những di chứng hết sức nặng nề. Và từ đó đến nay nguy cơ về một chiến tranh hạt nhân tiêu diệt cả thế giới đang đe doạ toàn nhân loại và đấu tranh vì một thế giới hoà bình là một nhiệm vự bức thiết. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trong bản tham luận của Makét với tựa đề “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. 2. Triển khai bài. I. Tìm hiều chung Yêu cầu: Đọc to, rõ ràng, chú ý những từ viết tắt và cần nhấn mạnh sự nguy hiểm, phi lý của những cuộc chạy đua vũ trang và nhấn mạnh nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại. 1. Đọc văn bản Gọi học sinh đọc chú thích * ở sgk 2. Chú thích * Tác giả - tác phẩm * Từ khó UNICEP? FAO 3. Kiểu loại văn bản, phương thức biểu đạt. ? Văn bản đề cập đến vấn đề gì? Chiến tranh (một vấn đề bức thiết của toàn nhân loại) ? Vậy văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào? Văn bản nhật dụng ? Phương thức biểu đạt chính? Nghị luận (chính trị - xã hội) 4. Bố cục của văn bản. ? Bố cục của văn bản? - 4 phần + Từ đầu -> vận mệnh đất nước => Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống của trái đất. + Tiếp theo -> Cho toàn thế giới -> Chạy đua hạt nhân là cực kỳ tốn kém. + Tiếp -> Điểm xuất phát của nó -> Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ phi lý. + Còn lại: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ toàn nhân loại. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ. GV: Vấn đề mà văn bản đề cập là chiến tranh và đấu tranh cho hoà bình thế giới. Vấn đề đó được triển khai qua các luận điểm nào? Học sinh thảo luận bàn. - Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất (XD hay nguyên nhân). - LĐ 2: Phải đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại (KL - kết quả) ? Các luận điểm đó được làm rõ bởi các luận cứ nào? - Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. - Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người. - Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. - Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? - Các luận cứ mạch lạc, lập luận chặt chẽ. chắc chắn, có sức thuyết phục cao. E. Tổng kết rút kinh nghiệm: IV. Củng cố: Gọi học sinh nhắc lại các luận điểm V. Dặn dò: - Đọc kỹ văn bản - Phân tích các luận cứ - Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. VI. Rút kinh nghiệm. Tiết 7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (T2) (Gac-xi-a Mac-ket) Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... A. MỤC TIÊU: I. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất -> Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật Nghị luận của tác giả. Chứng cứ cụ thể, xác thực. Cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. II. Kỹ năng: - Đọc, hiểu và phân tích hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận chính trị, xã hội. III. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức yêu chuộng hoà bình B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi mở C. CHUẨN BỊ: I. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu II. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi ở sgk D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu các luận điểm của bài? Luận điểm được triển khai qua các luận cứ nào? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Triển khai bài. II. Tìm hiều văn bản 2. Phân tích các luận cứ a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ sự sống trên trái đất. ? Hãy nhận xét cách mở đầu của tác giả? - Mở đầu bằng câu hỏi rồi tự trả lời với một thời điểm hiện tại, cụ thể, một con số cụ thể -> gây ấn tượng với người đọc. ? Để cho thấy tình cảm hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể nào? - Hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. - Mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. - Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá huỷ thế cân bằng của hệ mặt trời. ? Cách vào đề và những chứng cứ đó đã có tác dụng như thế nào? => Cách vào đề trực tiếp và những chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân. b. Chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ tốn kém ? Những chứng cứ nào đã được đưa ra để nói về cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân là vô cùng tốn kém. - Bỏ ra hàng trăm tỷ đô la cho máy bay ném bom chiến lược và tên lửa vượt đại châu. - Giá của 10 chiếc tàu mang đầu đạn hạt nhân (trong số 15 chiếc) đã đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm để cứu hơn 1tỷ người khỏi sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em. - Số lượng Ka-lo trung bình cần thiết cho 575 triệu người tốn bằng 149 tên lửa MX. - Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? - Chứng cứ cụ thể, xác thực, các so sánh độc đáo: Chi phí nhằm tạo ra sức mạnh huỷ diệt còn nhiều hơn chi phí để cứu hàng trăm triệu trẻ em nghèo khổ, hàng tỷ người được phòng bệnh và xoá được nạn mù chữ cho toàn thế giới. ? Cách lập luận đó có tác dụng gì? => Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của những cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, sự vô nhân đạo và gợi cảm xúc mỉa mai châm biếm ở người đọc. c. Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lý trí của con người mà còn đi ngược lại lý trí của tự nhiên. ? Lý trí của tự nhiên? ? Vì sao chiến tranh hạt nhân lại phản tiến hoá, phản lý trí của tự nhiên? - Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ sự sống trên trái đất. ? Để làm rõ luận cứ này tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào? - Tác giả đã đưa ra những chứng cứ về khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của nhân loại. Sự sống ngày nay trên trái đất là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của tự nhiên. - Nếu chiến tranh nổ ra nó sẽ đẩy lùi sự tiến hoá về điểm xuất phát ban đầu. d.

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 KHA HAY.doc
Giáo án liên quan