A. Mục tiêu bài dạy (sgv/24)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Khởi động:
- Ổn định
- Bài cũ: Thế nào là nghị luận và một sự việc hiện tượng đời sống? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bài mới: Giúp các em biết cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 100
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/24)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình các HĐDH:
(1) Khởi động:
- Ổn định
- Bài cũ: Thế nào là nghị luận và một sự việc hiện tượng đời sống? Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bài mới: Giúp các em biết cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
(2) Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài giảng
HS đọc đề 1.
A. Tìm hiểubài.
I. Đề bài.
Hỏi:
Đề yêu cầu bàn luận vấn đề gì? Nội dung bài nghị luận gồm mấy ý? Là những ý nào?
- Bàn luận về một số tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Gồm 2 ý:
+ Bàn luận về một số tấm gương HS nghèo vượt khó.
+ Nêu suy nghĩ của mình về những tấm gương đó.
Tư liệu dùng để viết bài nghị luận là gì?
- Là vốn sống gồm:
+ Cuộc sống thực tế: Sách báo, tivi,…
+ Hiểu biết cá nhân.
HS đọc Đề 4
Hỏi:
Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? Vì sao?
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong gia đình rất nghèo.
Đó là một hoàn cảnh quá khắc nghiệt đối với một đứa trẻ, xin làm chú tiểu trong chùa để kiếm sống.
Hỏi:
Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật? Tư chất gì đặc biệt?
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là “Ham học”. Tư chất đặc biệt là thông minh, mau hiểu.
Hỏi:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của Nguyễn Hiền là gì?
- Là tinh thần vượt khó, cụ thể không có giấy thì lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
HỏI:
So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa 2 đề vừa tìm?
- Giống nhau:
+ Đều có sự việc, hiện tượng cá ngợi tấm gương đó là những tấm gương vượt khó học giỏi.
+ Cả 2 đề đều yêu cầu phải nêu “Suy nghĩ của mình” hoặc những nhận xét.
- Khác nhau:
Đề 1: Yêu cầu phải phát hiện sự việc, hiện tượng, tập hợp tư liệu để bàn luận, nêu suy nghĩ nghĩa là không cung cấp nội dung sẵn mà chĩ gọi tên, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
Đề 4: Cung cấp sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện ngắn để người viết phân tích, bàn luận nêu suy nghĩ, nhận xét.
Hỏi:
HS đọc tiếp đề 2 ,3
GV chốt: Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sốngcó mấy điểm cần lưu ý?
- Có sự việc hiện tượng tốt cần biểu dương
- Có sự việc hiện tượng không tốt cần phê phán, nhắc nhở.
- Có đề cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới truyện ngắn, một mẩu tin để người làm bài sử dụng.
- Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh trong đề thường là “Nêu suy nghĩ của mình” “Nêu nhận xét” “Nêu ý kiến”, “Bày tỏ thái độ”.
HS tự cho một số đề, GV cung cấp một số đề tham khảo.
Đề 1: Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Đề 2: Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cảnh báo về hiện tượng phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đang diễn ra một cách ồ ạt ở một số tỉnh. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Đề 3: Nghiện hút ma túy không chỉ làm khánh kiệt gia sản, thoái hóa nòi giống, mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hiện tượng đau lòng như con cái bất hiếu với cha mẹ, học trò bất kính với thầy cô, trẻ em vị thành niên phạm tội,… Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
Đọc:
HS đọc đề sgk/23
II. Cách làm.
1/ Thực hiện đề.
Hỏi:
Đề thuộc loại gì? Đề nêu lên sự việc hiện tượng gì. Đề yêu cầu làm gì?
- Đề thuộc dạng:Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ra dưới dạng một truyện kể.
- Đề nêu 2 sự việc hiện tượng: Học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
- Yêu cầu: Suy nghĩ gì, như thế nào về hiện tượng trên.
Hỏi:
Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
-Vì bạn Nghĩa là tấm gương tốt với những việc làm rất giản dị mà bất kỳ ai cũng làm được. Cụ thể:
+ Nghĩa biệt thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong công việc.
+ Biết kết hợp học đi đôi với hành.
+ Có đầu óc sáng tạo như làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
- Học tập Nghĩa là noi theo tấm gương có hiếu với cha mẹ, có ý thức, học tập kết hợp thể hiện đầu óc sáng tạo, đó là những việc làm nhỏ nhưng …..
File đính kèm:
- TIET 100.doc