Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 102 đến tiết 149

A.Mục tiêu cần đạt:(sgv)

B.Chuẩn bị:-GV:-Giáo án,bảng phụ,tài liệu bài học.

 -Học sinh:Soạn bài

C.Lên lớp:

 I .Hoạt động 1:Khởi động

1.Ổn định:

 2.Bài cũ:Cảm nhận sau khi học xong văn bản”Tiếng nói của văn nghệ”? Nghệ thuật ? Kiểm tra vở soạn

 3.Bài mới :

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 102 đến tiết 149, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 102 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI (VŨ KHOAN) A.Mục tiêu cần đạt:(sgv) B.Chuẩn bị:-GV:-Giáo án,bảng phụ,tài liệu bài học. -Học sinh:Soạn bài C.Lên lớp: I .Hoạt động 1:Khởi động ’1.Ổn định: 2.Bài cũ:Cảm nhận sau khi học xong văn bản”Tiếng nói của văn nghệ”? Nghệ thuật ? Kiểm tra vở soạn 3.Bài mới : II. Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản: -Tóm tắt tác giả ? -Nêu ý nghĩa của từng thời điểm bài viết ra đời ? (đây là thời điểm Chuyển giao giữa hai thế kỉ và hai thiên niên kỉ, đối với dân tộc ta thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng :phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 àbài viết có ý nghĩa kịp thời ) -Nêu ý nghĩa của nhan đề văn bản? . hành trang : những giá trị tinh thần như tri thức, kĩ năng thói quen… . thế kỉ mới : Thế kỉ XXI. . chuẩn bị… thế kỉ mới: sắp sẵn những phẩm chất trí tuệ kĩ năng ,thói Quen để tiến vào thế kỉ XXI . - Hướng dẫn HS đọc VB. - Bài viết bàn về vấn đề gì ?( vấn đề được nêu rõ trong nhan đề “chuẩn bị …mới “ ) -vì sao gọi bài viết này là văn nghị luận ?và là nghị luận xã hội ? ( gọi là Nghị luận vì bài viết có sử dụng phương thức NL ,là bàiNL xã hội vì trong Bài tác giả bàn về một vấn đề kinh tế xã hội mà mọi người đang quan tâm.) -Hãy xác định bố cục của bài viết ? ( 3 đoạn ) * MB :Câu đầu VB : nêu luận điểm chính : “ lớp trẻ VN cần nhận ra … Nền kinh tế mới” * TB : Tiếp …đố kị nhau :trình bày 2 luận điểm : -Những đòi hỏi của thế kỉ mới . -Những cái mạnh , cái yếu của con người VN . * Kết bài : còn lại : Phát huy điểm mạnh , khắc phục điểm yếu để đưa đất Nước đi lên . - hãy nhắc lại bài viết đã nêu VĐ gì ?(đề tài bàn luận được nêu trong nhan đề của VB ; luận điểm cơ bản của bài cũng được nêu lên ngay trong câu đầu của VB ) -Cho biết ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của VĐ mà bài viết bàn luận là gì ? (vấn đề không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ , mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì nhận rõ cái mạnh ,cái yếu ,phát huy cái mạnh ,khắc phục cái yếu là điều hết cần thiết để phát triển đối với mỗi con người ,mỗi dân tộc .Điều đó lại càng cần thiết đối với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng ,phát triển trong xu thế hội nhâp trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay ) -Để trình bày vấn đề trên tác giả đưa ra một hệ thống luận cứ ntn ?Xác định Các luận cứ đó ? (gồm ba luận cứ: *luận cứ 1:chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người . *luận cư’2 :bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu , nhiệm vụ nặng nề của đất nước . *luận cứ 3 :những cái mạnh , cái yếu của con người VN cần được nhận rõ khi bước vào nền KT mới trong TK mới ) ** Chuyển : để hiểu rõ VĐ của bài viết qua các luận cứ vừa xác định , ta tiếp tục tìm hiểu . à ghi - HS đọc đoạn “ Tết năm nay … càng nổi trội “ ** Chuyển :để làm sáng tỏ luận điểm chính , bài viết sử dụng ba luận cứ . Luận cứ 1 là luận cứ quan trọng mởi đầu cho cả hệ thống luận cứ của bài . Nó có ý nghĩa đặt vấn đề ,mở ra hướng lập luận của toàn bài .Vậy luận cứ 1 Được lập luận như thế nào ta tiếp tục tìm hiểu --> ghi - Qua theo dõi bạn đọc , theo em tác giả đã nêu những lí lẽ để xác minh cho Luận cứ này ? ( học sinh phát hiện --> bảng phụ , gạch ở SGK : từ cổ chí kim …… con người là động lực phát triển của lịch sử ;trong thời kì kinh tế … vai Trò của con người càng nổi trội ) - Em có nhận xét gì về vai trò của con người trong việc chuẩn bị hành trang Vào thế kỉ mới ? ( con người có vai trò quan trọng , là yếu tố quyết định vì Lao động của con người , luôn là động lực của mọi nền kinh tế , muốn có nền Kinh tế phát triển cao và bền vững , trước hết cần đến là yếu tố con người ) --> ghi * Chuyển : việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới là điều quan trọng Của con người, để đáp ứng được những đòi hỏi của thế kỉ mới. Vậy đòi hỏi Của thế kỉ mới là gì, ta tiếp tục tìm hiểu ở luận cứ 2 - H/S đọc đoạn “cần chuẩn bị …… điểm yếu của nó ’’ - Luận cứ 2 được triển khai trong mấy ý ? đó là những ý nào ? ( gồm hai ý: .ý 1 : một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển … càng sâu rộng giữa Các nền kinh tế. .ý 2 :Nước ta phải đồng thời… nền kinh tế tri thức.) - Em hãy giải thích : “ Giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế” ,”nền Kinh tế tri thức” ? - Theo em đâu là yêu cầu khách quan , yêu cầu chủ quan được tác giả nêu Lên cho sự phát triển kinh tế của nước ta? (ý 1 : yêu cầu khách quan; ý 2: Yêu cầu chủ quan ) - Vì sao gọi đó là yêu cầu khách quan ? (vì đó là hiện thực khách quan đặt ra, Là sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới ) - Vì sao gọi đó là yêu cầu chủ quan ? ( vì đó là yêu cầu nảy sinh từ nội bộ Nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi của thời đại ) - Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong đoạn văn này ?(sử dụng nhiều Thuật ngữ kinh tế chính trị, tác dụng :diễn đạt được những thông tin kinh tế Mới , thông tin nhanh gọn , dễ hiểu , làm nổi bật vấn đề nghị luận của tác giả , mang nội dung kinh tế chính trị của thời hiện đại, liên quan đến nhiều người) - Từ đó, việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được kết luận như thế nào? ( bước vào thế kỉ mới , mỗi người trong chúng ta cũng như toàn nhân loại, Cần khẩn trương chuẩn bị hành trang trước yêu cầu phát triển cao của nền Kinh tế với phương hướng mục tiêu cụ thể là tiến lên HĐH , CNHà tiếp Cận nền kinh tế tri thức ) à ghi * Chuyển : để đáp ứng được những đòi hỏi của thế kỉ mới , điều quan trọng là Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh , cái yếu của con người Việt Nam Để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Vậy những cái mạnh, Điểm yếu cụ thể là gì ta tiếp tục tìm hiểuà ghi -Đọc đoạn còn lại - Em hãy tóm tắt những điểm mạnh , điểm yếu của người Việt Nam theo nhận Xét của tác giả ? ( HS phát hiện & gạch ở SGK à Giáo viên ghi bảng phụ * Điểm mạnh : . Thông minh nhạy bén với cái mới . Cần cù sáng tạo . Đoàn kết trong kháng chiến . Thích ứng nhanh . * Điểm yếu : . Yếu kiến thức cơ bản và khả năng thực hành . Thiếu tính tỉ mỉ và tính kỉ luật, thiếu qui trình công nghệ . Đố kị trong làm ăn kinh tế . Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại bài ngoạiquá mức, không Coi trọng chữ tín ) - Những điểm mạnh có ý nghĩa gì trong hành trang của người VN khi bước vào Thế kỉ mới ? ( .Đáp ứng được yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại .Hữu ích trong 1 nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao .Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh BVTQ ) - Những điểm yếu nêu trên đã gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ Mới ? ( . Khó phát huy trí thông minh , không thích ứng với nền kinh tế tri thức . Không tương tác với nền kinh tế CNH . Không phù hợp với sản xuất lớn . Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh hội nhập . ) - em có nhận xét gì về cách phân tích và lập luận của tác giả khi nói về những Điểm mạnh , điểm yếu của người VN ? ( tác giả phân tích cụ thể , sử dụng các Thành ngữ , tục ngữ giản dị dễ hiểu ; cách lập luận không chia thành 2 ý rõ rệt Cái mạnh và cái yếu .Nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó là mỗi cái yếu -> Thể hiện cách nhìn thấu đáo , hợp lí, trong cái mạnh có thể chứa đựng cái yếu. Cái mạnh cái yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay Chứ không phải nhìn trong lịch sử ) - Theo em cách lập luận này ntn ? (nêu bật được cả cái mạnh và cái yếu của Người VN , dễ hiểu với nhiều đối tượng người đọc ) - Theo em những điểm mạnh điểm yếu ấy có quan hệ ntn với nhiệm vụ đưa đất Nước đi lên HĐH, CNH trong thời đại ngày nay ? (. Nhiệïm vụ đưa đất nước đi lên CNH, HĐH là nhiệm vụ to lớn, đầy Khó khăn thách thức mà .Nếu chỉ nhìn những ưu điểm , những chỗ Mạnh mà bỏ qua hạn chế , bỏ qua nhược điểm , sẽ dẫn đến tâm lí Thoả mãn . điều này sẽ có hại và cản trở sự vươn lên , sự phát triển Của đất nước . nhận thức được cái mạnh , đặc biệt là nhìn rõ những cái yếu của mình Để vứt bỏ , vượt qua những hạn chế thì mới tiến bộ sánh vai được với Những đất nước văn minh phát triển ,từ đó phát huy ưu điểm , khắc Phục nhược điểm để phát triển ) à ghi. -Ở đoạn cuối tác giảnêu những yêu cầu nào đối với thế hệ trẻ ? (lấp đầy hành Trang bằng những điểm mạnh , vứt bỏ những điểm yếu ) -Điều yêu cầu trên của tác giả cho thấy thái độ nào của tác giả đối với con người Và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại ? ( tôn trọng sự thực , nhìn nhận vấn Đề một cách khách quan toàn diện.Trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền Thống, đồng thời không né tránh, phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc Phục của con người VN. Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm,lo Lắng đến tương lai đất nước của mình , dân tộc mình ) III. Hoạt động 3: ghi nhớ . -Học xong VB này , em nhận thức rõ ràng hơnvề những đặc điểm nào trong tính cách Cách của con người VN trước yêu cầu mới của thời đại ? - Em học tập được gì về cách viết VB nghị luận của tác giả ? (bố cục mạch lạc Quan điểm rõ ràng ; lập luận ngắn gọn ; sử dụng tục ngữ thành ngữ …) -HS đọc ghi nhớ sgk.20 àghi IV. Hoạt động 4 :luyện tập . -Hướng dẫn HS làm bài tập ( đ . án sgv,htv9 ) V. Hoạt động 5 :củng cố – dặn dò : Nhắc lại nội dung bài học Học bài , hoàn chỉnh các bài tập ở sgk Soạn bài “Các thành phần biệt lập .“ A.Tìm hiểu bài: I.Tác giả – tác phẩm: II .K cấu tác phẩm : III .Phân tích : Con người là quan trọng là yếu tố quyết định. - Tiến lên HĐH, CNH. 3.Những điểm mạnh Điểm yếu của con Người Việt Nam Tiết 103: Các thành phần biệt lập ( tt ) A.Mục tiêu cần đạt:(sgv) B.Chuẩn bị: -GV : Giáo án , Bảng phụ - HS : Bài soạn C.Lên lớp: I .Hoạt động 1: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học? Vd ? Vở soạn ? 3.Bài mới: II.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Đọc VD phần 1 sgk/31 (bảng phụ) - Những từ in nghiêng , từ nào được dùng để gọi, từ nào đươc dùng để đáp ? ( này : gọi , thưa ông: đáp ) - Những từ dó có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không ? (không , vì chúng là thành phần biệt lập ) - Trong các từ đó từ nào được dùng để thiết lập quan hệ ( mở đầu cuộc thoại ) Từ nào dùng duy trì cuộc thoại đang diễn ra giữa 2 người ? ( từ “này” được Dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp đồng thời thu hút sự chú ý của người Nghe (ở Vd 2a ) ; Cụm từ “thưa ông” được dùng để duy trì cuộc thoại , có Khi lại có chức năng phản hồi , báo hiệu sự cộng tác trong giao tiếp (ở vd 2b) - Mục đích sử dụng các từ in đậm trên có điểm chung gì? (được dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. à ghi ) - Gọi các từ in đậm trên là thành phần gọi đáp. Em hiểu thành phần gọi đáp là Gì ? tác dụng ? - Tìm 1 số câu ca dao có thành phần gọi đáp ? ( trâu ơi…… với ta ; Ai ơi……… bấy nhiêu ; Con ơi ……… là quan ; Ai ơi chớ vội …… nó sang… … ) - Từ các vd vừa tìm hiểu , em hãy nêu 1 số từ ngữ thường dùng để gọi , đáp ? ( này , vâng , ai ơi , thưa ông , bầu ơi……… ) -Bài tập nhanh : giải bài tập 1 / 32 * Chuyển: Ngoài thành phần hình thái , thành phần cảm thán , thành phần gọi đáp là thành phần phụ chú. Vậy thành phần phụ chú là gì ta tiếp tục tìm hiểu . à ghi. - Đọc Vd phần II / 32 ( bảng phụ ) - Nếu bỏ các từ in nghiêng , nghĩa sự việc của những câu trên có thay đổi không ? Vì sao ? ( không , vì các câu trên là những câu nguyên vẹn, điều này chứng tỏ thành phần này không thuộc cấu trúc cú pháp của câu , nó là thành phần biệt lập ) - Ở Vd a , các từ in đậm chú thích điều gì ? ( “ tôi nghĩ vậy “ là cụm từ C – V chỉ việc diẽn ra trong trí riêng của tác giả,2 cụm C – V còn lại diễn đạt việc tác giả kể ; GV nói rõ thêm : “ tôi nghĩ vậy “ có ý giải thích thêm rằng điều “ Lão không hiểu tôi “ chưa hẳn đã đúng, nhưng “ tôi “ cho đó là lí do làm “ tôi càng buồn lắm “ ) - Gọi các từ in đậm trong Vd a , b là thành phần phụ chú . Em hiểu thế nào là thành phần phụ chú ? tác dụng ? ( thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, được dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu .Nó có tác dụng : Nêu điều bổ sung Vd : Lan , lớp trưởng lớp 9A , học rất giỏi ; Nêu thái độ của người nói trong câu Vd : tôi không thể làm như vậy _ Anh đỏ bừng mặt nói tiếp _ ngày đó khác , giờ khác ; Hoặc : Cô bé nhà bên <có ai ngờ> ) à - Từ các Vd vừa tìm hiểu , hãy cho biết thành phần phụ chú được nhận biết từ các dấu hiệu nào ? ( nằm giữa 2 dấu gạch ngang , 2 dấu ngoặc đơn , 1 dấu gạch ngang , 1 dấu phẩy) * chốt : Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu thêm được 2 thành phần biệt lập nữa là thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp . * Chuyển: à ghi nhớ. II. Hoạt động 3: Ghi nhớ - Nhắc lại thế nào là thành phần gọi đáp . thành phần phụ chú ? tại sao gọi chúng là thành phần biệt lập ? - HS đọc phần ghi nhớ / SKG 32 à IV. Hoạt động 4: Luyện tập - Hướng dẫn làm bài tập ở SGK / 32,33 ( đáp án SGV thtvg ) V. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập ở nhà - Chuẩn bị cho bài viết số 5 A.Tìm hiểu bài” I.Thành phần gọi-đáp: Vd: 1a. bI/31 - tạo lập, duy trì quan hệ giao tiếp II. Thành phần phụ chú: Vd a , b II / 32 - Bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu. III. Ghi nhớ /32 B. Ghi nhớ Tiết 104. 105: Bài viết số 5 Mục tiêu cần đạt: ( sgk ) Chuẩn bị: - GV: đề kiểm tra , đáp án - HS: ôn kĩ cách làm bài nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống. C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra giấy bút của HS. 3. Bài mới: II. Hoạt động 2: Bài viết Đề: một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng… Em đặt nhan đề để gợi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Đặt tên: Nhan đề phải nêu lên được vần đề môi trường đang là vấn đề bưv1 xúc của toàn xã hội . Vd: Tiếng kêu cứu của môi trường , hãy dừng tay … vì môi trường ; nỗi đau của môi trường … Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng cần bàn luận : - Giữ gìn vệ sinh công cộng , bảo vệ môi trường đang là vần đề đáng quan tâm - Chuyện vứt rác , xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nơi công cộng là 1 hiện tượng khá phổ biến. Có thể xem đây là biểu hiện của nếp sống thiếu văn hoá , văn minh. Thân bài: Phân tích , liên hệ thực tế , tác hại , đánh giá - Thực tế: Hiện nay trong xã hội có nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường - Nguyên nhân : + Do lối sống ích kỉ , chỉ nghĩ đến mình , không nghĩ đến người khác + Do thói quen xấu tiện đâu vứt đó , không nhận thấy hành vi của Mình là vô ý thức phá hoại môi trường. - Tác hại: + Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống. + Làm cảnh quan bị ảnh hưởng. + Gây tốn kém cho nhà nước về kinh phí thu gom rác và khai Thông cống rãnh. - Đánh giá: + Những hành vi đó là thiêu ý thức bảo vệ môi trường . + Chưa có trách nhiệm với cộng đồng . + Phải phê phán , phải lên án , xử phạt nghiêm minh . c. Kết bài: Hướng giải quyết . - Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường . - Tuyên truyền mọi người cùng làm theo . - Nhận rõ đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. 4. Biểu điểm: - 9 – 10 điểm: Bài làm có nội dung , hệ thống luận điểm , luận cứ rõ ràng , đầy đủ . Diễn đạt mạch lạc , có sức thuyết phục . Kết hơp yếu tố tự sự , biểu cảm , miêu tả , nghị luận trong bài làm. Trình bày sạch đẹp , sai không quá 3 lỗi các loại . - 7 – 8 điểm: Hiểu đề , nắm vững cách làm bài nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống , lập luận rõ ràng , tuy nhiên dẫn chứng chưa phong phú. Trình bày sạch sẽ , sai không quá 5 lỗi các loại . - 5 – 6 điểm: Sa vào miêu tả hoặc tự sự , lập luận lủng củng , dẫn chứng sơ sài , hiểu đề nhưng chưa diễn đạt mạch lạc , sai không quá 7 lỗi các loại . - 3 – 4 điểm: Hệ thống luận điểm , luận cứ không theo trình tự , lộn xộn . Diễn đạt lan man , thiếu mạch lạc , trình bày bẩn , mắc từ 10 lỗi các loại . - 1 – 2 điểm: Bài làm thiếu , lạc đề , trình bày bẩn , tẩy xóa nhiều , chữ viết cẩu thả , sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0 : Bài làm bỏ giấy trắng . III. Hoạt động 3: Thu bài IV. Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò . - Nhận xét giờ làm bài. - Về nhà ôn kĩ bài nghị luận về 1 sự vật hiện tượng đời sống - Đọc kĩ và soạn bài “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten “ TUẦN 22: Tiêt106-107: CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LAPHÔNTEN ( HIPOLITTEN) MTCĐ: (SGV) Chuẩn bị: - GV: giáo án bảng phụ - HS: soạn bài C. Lên lớp: I. Hoạt động 1: khởi động 1 Ổn định: 2 Bài cũ: 3 Bài mới: II. Hoạt động 2: đọc hiểu văn bản A. Tìm hiểu bài: - Tóm tắt tác giả tác phẩm? - Hướng dẫn đọc - Tìm bố cục của văn bản? (gồm 2 đoạn : Đ1: từ đầu -> tốt bụng như thế : hình tượng con cừu trong thơ L Đ2: còn lại : hình tượng con sói trong thơ L) - Giải thích “ Buy Phông , Laphôngten” ? - Em có nhận xét gì về cách lập luận của văn bản ? (trong 2 đoạn nhằm làm Nổi bật 2 hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ Ngụ ngôn. Tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về 2 Con vật ấy của nhà khoa học B để so sánh .Mạch nghị luận được triển Khai theo thứ tự 3 bước : dưới ngòi bút của L- dưới ngòi bút của B- dưới Ngòi bút của L. Cách diễn đạt ấy làm cho bài nghị luận sinh động hơn) - Vì sao gọi văn bản này là văn bản nghị luận văn học ? (vì đối tượng nghị luận Là tác phẩm văn học. Nội dung văn bản là lời bàn về đặc điểm sáng tạo Nghệ thuật của L. Qua hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của ông) *Chuyển: Hình tượng chó sói và cừu trong thơ L được viết dưới ngòi bút của Nhà khoa học B ntn ? để hiểu rõ hơn ta cùng đi phân tíchà ghi - Đọc đoạn 1 - Đoạn này nói về hình tượng nhân vật nào ? Đoạn thơ trong phần này là của Tác giả nào -> ghi - Theo em , hình tượng con cừu trong đoạn thơ của L hiện ra ntn ? ( là 1 con cừu Non tội nghiệp, lâm vào hoàn cảnh đặc biệt phải đối mặt với 1 con sói Bên dòng suối , bị chó sói ức hiếp ) - Từ hình ảnh con cừu non tội nghiệp trong thơ L nhà khoa học B đã nhận xét Về loại cừu non ntn ?--> ghi (Cừu là ngu ngốc và sợ sệt , hay tụ tập thành bầy , hết sức đần độn, Chúng ở đâu là… cứ nguyên tại đấy) *Chốt: Từ các chi tiết vừa phát hiện ta thấy B- 1 nhà sinh học nổi tiếng – đã Phát hiện ra những đặc trưng có tính chất phân loại của con cừu : ưa lối sống Bầy đàn , trí tuệ chậm chạp đến đần độn, không có khả năng thích ứng với môi Trường. Phản ứng bản năng theo lối bắt chước.Ý thức tự vệ dường như mọi loại Động vật đều có , nhưng loài cừu thì không.Từ những đặc điểm được miêu tả Như trên, người ta dễ dàng gọi tên giống loài của nó ,một giống loài chỉ quen Được chăn dắt hoàn toàn phụ thuộc và bị động ở sự chăn dắt đó mà thôi. - Theo em những nhận xét của nhà khoa học B căn cứ vào đâu để nêu ra ? tại Sao B không nói về “ sự thân thương của loài cừu” ? (căn cứ vào đặc điểm sinh Học của con vật vì đặc tính ấy không chỉ có ở loài cừu )à ghi *chuyển: Sau những nhận xét của B tác giả trở lại với nhận xét của L. L đã Viết về loài cừu ntn ? Ta tiếp tục tìm hiểu à ghi - L đã viết về loài cừu ntn ? (thân thương và tốt bụng, nhận ra con trong cả đám Đông, đứng yên , nhẫn nhục , mắt nhìn lơ đãng… )à ghi - Ở đây L đã có sáng tạo gì ? (khác với cách nhìn của nhà khoa học, L là 1 nhà Thơ, ông có cái nhìn về cừu: là 1 loài vật buồn rầu và tốt bụng, hơn thế Nữa giống với con người, cừu có tình mẫu tử. Chỉ có điều tình mẫu tử Này vừa giống vừa khác con người. Giống là ở sự phân biệt con nó với Đám đông , còn khác ở chỗ nó không quan tâm đến hoàn cảnh xung Quanh, với thái độ thờ ơ , cam chịu. Chỉ 1 câu miêu tả mà người đọc có Thể xúc động thấm thía đến nao lòng: “ thật cảm động… đã bú xong”. Đó là câu văn đụng đến lòng trắc ẩn của con người ) - Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận của B và L về con cừu ? (+ Giống: Cả 2 đều nhìn nhận về con cừu dựa vào đặc điểm vốn có của Loài cừu là hiền lành nhút nhát ,không hại ai cả + Khác: B viết về loài cừu dưới cái nhìn của nhà khoa học, về những Đặc trưng bản chất của chúng.Còn L không chỉ nói chuyện loài cừu Mà nhà thơ còn gửi gắm vào đó 1 triết lí nhân sinh đối với con người Vì thế con cừu non được nhân hoá, biết suy nghĩ, hành động , nói năng Như người. Nhìn nhận về cừu của L kết hợp với cái nhìn khách quan Và cảm xúc chủ quan tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động Về con vật này) Hết tiết 106 * Chuyển: Hình tượng con sói trong thơ L dưới cái nhìn của nhà khoa học B ntn Ta tiếp tục tìm hiểu -> ghi - Con sói trong thơ theo nhận xét của L là con vật hiện ra ntn ? (1 con sói cụ Thể trong hoàn cảnh đói meo, cơ thể gầy giơ xương, đang đi kiếm mồi Và bỗng bắt gặp chú cừu non đang uống nước bên suối ,nó muốn ăn Thịt cừu nên kiếm cớ, bắt nạt cừu , hăm doạ cừu ) - Tuy nhiên với tư cách là nhà thơ . L đã cảm nhận được điều gì đáng thương ở Nó ? ( + Là 1 tên trộm cướp … khốn khổ… bất hạnh + Là 1 bạo chúa khát máu… Con thú điên + Là 1 gã vô lại…. Đói dài… bị ăn đòn + Thường bị mắc mưu … vụng về… chằng có tài trí )à ghi *Chốt: Những cái đáng thương này kết hợp với những cái đáng ghét tạo nên 1 Nghịch lí oái oăm đầy mâu thuẫn ở loài vật “Là bạo chúa của cừu”. Sói là tên trộm cướp nhưng là tên trộm cướp “khốn khổ và bất hạnh” Một gã vô lại luôn Đói dài và luôn bị ăn đòn. Cũng như cừu, sói được nhân hoá như người. Cái Nhìn của nhà thơ là cái nhìn thương cảm. Làm sao không mủi lòng khi 1 con Sói hiện ra với bộ mặt lấm

File đính kèm:

  • doctiet 102-149 GA 9.doc