Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

A.Mục tiêu bài dạy:

B.Chuẩn bị của GV-HS:

 -GV: sgk, sgv, giáo án.

 -HS: sgk, bài soạn.

C. Tiến trình các HĐDH:

 1. Khởi động:(5')

 - Ổn định.

 - Bài cũ: học thuộc lòng bài "con cò", nêu nội dung bài thơ

 - Bài mới: Mỗi khi tết đến xuân về ta thường được nghe bài ca "mùa xuân nho nhỏ" của nhạc sĩ Trần Hoàn, phổ thơ Thanh Hải. Bài thơ "mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải một bài thơ hay thể hiện cq3m xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước, từ cảm xúc ấy tác giả nói đến khát vọng được sống cống hiến cho đời.

 2. Đọc-hiểu văn bản:(32')

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 116: MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) A.Mục tiêu bài dạy: B.Chuẩn bị của GV-HS: -GV: sgk, sgv, giáo án. -HS: sgk, bài soạn. C. Tiến trình các HĐDH: 1. Khởi động:(5') - Ổn định. - Bài cũ: học thuộc lòng bài "con cò", nêu nội dung bài thơ - Bài mới: Mỗi khi tết đến xuân về ta thường được nghe bài ca "mùa xuân nho nhỏ" của nhạc sĩ Trần Hoàn, phổ thơ Thanh Hải. Bài thơ "mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải một bài thơ hay thể hiện cq3m xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước, từ cảm xúc ấy tác giả nói đến khát vọng được sống cống hiến cho đời. 2. Đọc-hiểu văn bản:(32') Hoạt động của GV-HS Nội dung bài giảng Hỏi: Vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác? - Thanh Hải: (1930-1980), quê Thừa Thiên-Huế là nhà thơ cách mạng, là cây bút có công xây dựng nền văn hoá cách mạng Miền Nam từ những ngày đầu. - Bài thơ "mùa xuân nho nhỏ" sáng tác vào 11/1980, ngày 25/12/1980 thì nhà thơ qua đời vì bệnh nặng. Hỏi: Đọc chú thích?(giáo viên nhấn mạnh các từ) - Hoà ca: bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hoà hợp. - Nốt trầm: nốt nhạc ghi âm thấp, trầm. - Phách tiền: nhạc khí dùng để gõ nhịp, làm bằng tre cứng, có đính cọc tiền đồng. Hỏi: Đọc văn bản?(Yêu cầu: giọng vui tươi và suy nghĩ nhịp thơ lúc nhanh, bừng bừng phấn khởi,lúc chậm khoan thai, càng về sau chậm nhỏ dần.) Hỏi: Bố cục? 6 câu đầu (khổ1) - Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. 2. 10 câu tiếp theo (khổ 2,3) - Cảm xúc về mùa xuân đất nước. 3. 8 câu tiếp theo (khổ 4,5) - suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. 4. Khồ cuối (khổ 6) - Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Hỏi: Học sinh đọc khổ1: Hỏi: Mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì? - Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiân nhiên, đầt trời. Hỏi: tác giả đã phát hoạ mùa xuân thiên nhiên đất trời qua mấy chi tiết. Đó là chi tiết nào? - Dòng sông xanh (hình ảnh) - Bông hoa tím biếc (màu sắc) - Tiếng chim chiền chiện hót vang trời (âm thanh) Hỏi: Mùa xuân thiên nhiên, đất trời được tác giả miêu tả ntn qua hình ảnh, màu sắc, qua âm thanh? - Là 1 mùa xuân tràn đầy sức sống. - Với không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la). - Màu sắc hài hoà tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc). - Âm thanh tươi vui, rôn ràng vang động cả đất trời. Hỏi: Em có nhận xét gì cơ cấu tạo ngữ pháp của hai dòng đầu? Cho biết dụng ý nghệ thuật của tác giả? - Đảo ngữ: Mọc giữa dòng sông xanh / một… (lẽ ra: Một bông hoa tím biếc / giữa dòng sông xanh) → Tạo cho người đọc ấn tượng bất ngờ, mới lạ, nhưng tưởng như bông hoa kia từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh. Hỏi: Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được tác giả diễn tả tập trung ở hai câu tiếp theo (hs tự đọc)? Hỏi: em hiểu "giọt long lanh" là giọt gì? - Có thể hiểu theo hai cách: + giọt ở đây là giọt mưa xuân lonh lanh ánh sáng của mùa xuân. + Giọt âm thanh vang lên nhưng không tan loãng mà lắng đọng thành từng giọt long lanh,mang dấu ấn của mùa xuân, sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ, thể hiện niềm vui hân hoan được kíc‎h thích từ buổi sáng mùa xuân trên quê mình. => Tóm lại khổ thơ đầu vừa phác hoạ được cảnh mùa xuân tươi vui, vừa thể hiện được cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân. Hs đọc hai khổ tiếp theo. Hỏi: từ mùa xuân thiên nhiên, tác giả chuyển sang cảm nhận mùa xuân của đất nước. Hình ảnh người cầm súng và hình ảnh người ra đồng biểu trưng đất nước chúng ta những năm 80 với những nhiệm vụ cơ bản nào? - Chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. - Sản xuất, xây dựb\ng đất nước. Hỏi: khi nói đến mùa xuân ta thường nhắc đến từ "lộc"? - (mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc, mùa xuân đi hái lộc) - Lộc: chồi non, cây non. Hỏi: Nhưng từ "Lộc" gần với hình ảnh người chiến sĩ, người ra đồng có ý nghĩa gì? - mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. Hỏi: Từ nào trong hai khổ thơ gợi tả sức sống của mùa xuân đất nước? - Hối hả, xôn xao. - Đất nước như vì sao. => Hai khổ thơ diễn tả cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước, đất nước ta đang bước vào một mùa xuân mới hối hả, khẩn trương, khí thế với hai nhiệm vụ nặng nề của vừa xây dựng vừa chỉnh đốn bảo vệ Tổ Quốc. Hỏi: Đọc hai khổ tt (khổ 4,5). Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước? Hỏi: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? - Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cuảa mình cho cuộc đời chung cho đất nước. - Được thể hiện qua chi tiết: +Làm con chim hót rộn ràng cho mùa xuân. + Làm nhành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương thơm cho đời. + Nhập vảo hoà ca của đất nước đang hăng hái sản xuất và chiến đấu. Một nốt trầm xao xuyến, hình ảnh nốt trầm xao xuyến là một sáng tạo hay thể hiện sự hoà nhập và lắng sâu dù rất khiêm tốn. - GV: Ở phần đẩu bài thơ tác giả phác hoạ hình ảnh mùa xuân bgằng các chi tiết bông hoa, tiếng hát. Để nói lên ước nguyện cống hiến của mình nhà thơ lại dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên này, cách cấu tự lập này tạo ra được sự đối ứng chặt chẽ : Dựa vào sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân dất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Hỏi: Nhận xét gì về giọng điệu bài thơ đặc biệt ở khổ 4,5? - Giọng thơ thiết tha, nhỏ nhẹ, giàu cảm xúc. → Bài thơ đề cập đến một lẽ sống, một đạo lí sống của con người đối với cộng đồng (một vấn đề tưởng chừng như khô khan) nhưng được thể hiện một cách rất cảm xúc qua những hình tượng đơn sơ, qua giọng điệu nhỏ nhẹ, thiết tha, chân thành. Hỏi: Em hiểu mùa xuân nho nhỏ là ntn? - Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo đặc sắc. - Nét đẹp riêng của mỗi con người, nét đẹp bình dị, khiêm tốn, ước vọng hoà nhập vào cuộc đòi chung, góp phần nhỏ bé của mình vào vào cuộc đời chung → Mùa xuân của mỗi con người. => Tóm lại: Tâm nguyện cuối cùng trước khi mất của nhà thơ là muốn đuợc cống hiến cho đất nước phần nhỏ bé của mình. 3. Tổng kết: Hỏi: Nêu đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Nội dung? - Thể thơ ? thể thơ 5 chữ gần với điệi dân ca Huế, âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. - Nhận xét gì về hình ảnh thơ ? hình ảnh thơ mang tính biểu trưng, nhưng nó được phát triển từ những hình ảnh thực tạo sự lặp lại có nâng cao, đổi mới (cành hoa, con chim, mùa xuân). - Giọng điệu thơ: biến đổi phù hợp ở từng đoạn: đoạn đầu: say sưa, đoạn sau: trầm lắng, thiết tha. - Đặc biệt là sự sáng tạo của nhà thơ ở nhan đề "mùa xuân nho nhỏ": nhà htơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sự tươi trẻ của mình, nhung khiêm nhường, là mùa xuân nhỏ góp vào góp vào mùa xuân lớn của đất nước. (học sinh đọc ghi nhớ). 4. Luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ.(2') 5. Củng cố - luyện tập:(2') - Học thuộc lòng , ghi nhớ. - Soạn bài viếng lăng Bác. ‎ A.Thân bài. I. Tác gải, hoàn cảnh sáng tác: - 11/1980 trước khi qua đời không lâu. II. Kềt cấu. 4 phần: 1_2_2_1 III. Phân tích" Khổ1 - Cảnh mùa xuân thiên nhiên, đất trời tươi vui đầy sức sống. - Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời lúc vào xuân. 2. Khổ 2+3: - Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất nước bước vào mùa xuân mới hối hả, khẩn trương với hai nhiệm vụ sản xuất chiến đấu. 3. Khổ 4,5: - Tâm nguyện của nhả thơ là muốn được cống hiến cho đất nước. - Cách nói rất khiêm tốn. IV. Tổng kết: B. Luyện tập: Đọc diễn cảm.

File đính kèm:

  • docTiết 116.doc
Giáo án liên quan