Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117: Viếng lăng bác (Viễn Phương)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.

2. Kĩ năng: Phân tích, cảm nhận được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh minh họa lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.

III. Lên lớp:

1. ổn định tổ chức:(1)

2. Kiểm tra: (4) Đọc diễn cảm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Em hiểu như thế nào về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ?

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3058 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 117: Viếng lăng bác (Viễn Phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 117: Ngày giảng: viếng lăng bác Tại lớp: 9 (Viễn Phương) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác. 2. Kĩ năng: Phân tích, cảm nhận được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm, lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh minh họa lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. III. Lên lớp: 1. ổn định tổ chức:(1’) 2. Kiểm tra: (4) Đọc diễn cảm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Em hiểu như thế nào về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hđ1: Giới thiệu bài : Tình cảm thiêng liêng và xúc động của nhân dân miền Nam, nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ. * Hđ2: Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu thể loại bố cục. - Gv nêu yêu cầu đọc: Giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào. Giọng chậm, lắng sâu, khổ cuối đọc nhanh hơn, giọng hơi cao lên. - Gv đọc mẫu bài thơ. - Hs đọc, nhận xét. - Cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? Từ đó xác nhận phương thức biểu đạt của văn bản? - Hs trả lời. - Mạch cảm xúc của nhà thơ được diễn ra theo trình tự không gian và thời gian nào? - Hs nhận xét bố cục. * Hđ3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản. - Hs đọc hai khổ đầu. - Gv tác giả ra thăm lăng Bác trong hoàn cảnh nào?( chú thích sgk) - Nhận xét cách xưng hô của nhà thơ, ý nghĩa? - Hs trình bày. - Hình ảnh nào trước lăng Bác gây ấn tượng sâu sắc với tác giả? (Hình ảnh hàng tre trước quanh lăng Bác) - Nhận xét cách dùng từ miêu tả hàng tre? * Liên hệ: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy, Thép Mới) - Tác giả còn cảm nhận hình ảnh nào khác? (Dòng người vào viếng Bác). - Quan sát ảnh (sgk)-> Nêu cảm nghĩ của em khi quan sát ảnh? - Trong khổ thơ thứ 2 có hình ảnh nào đáng chú ý? - Nghệ thuật biểu hiện? ý nghĩa hình ảnh “Mặt trời” thứ hai là gì? - Hs phát hiện - phân tích. - Điều đó nói lên tình cảm nào của nhà thơ? Tình cảm của nhân dân đối với Bác? - Hs trả lời -> Gv chốt: Quang cảnh lăng Bác thanh cao và rực rỡ, gần gũi và trang nghiêm. - Hs đọc khổ 3: - Gv cho hs biết lăng là nơi đặt thi hài của Người quá cố nhưng những người con thăm lăng Bác lại có một hình dung như thế nào về Bác? - Giấc ngủ bình yên là một giấc ngủ như thế nào? - Hs trả lời- liên hệ một số bài thơ trăng của Bác và các tác giả khác... - Trong lời thơ còn có một hình ảnh ẩn dụ đó là hình ảnh nào? ý nghĩa? -Từ nào trong lời thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” biểu thị trực tiếp tình cảm của nhà thơ? Diễn tả tình cảm gì về Bác? - Hs phát hiện - Nhận xét. - Gv đọc minh họa “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi...”(Tố Hữu) - Hs đọc khổ thơ cuối-> nhận xét. - Cùng với “nước mắt thương trào” khi rời lăng, người con đã nguyện ước những điều gì? - Nhận xét hình thức biểu hiện từ ngữ trong bài thơ? - Tình cảm nào của nhà thơ được bộc lộ? (Ơn nghĩa chân thành và sâu nặng ) *Ba khổ thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả (cũng là của nhân dân) đối với Bác? (Niềm xúc động lớn lao, thành kính biết ơn sâu nặng) - Bài thơ Viếng lăng Bác nói hộ lòng ta những tình cảm nào đối với Bác Hồ? (Ngưỡng vọng, xót thương và ơn nghĩa) - Nét đặc sắc nghệ thuật biểu hiện trong bài thơ? (Thể thơ, nhịp điệu, hình ảnh nghệ thuật, biểu cảm...) - Hs đọc ghi nhớ. *Hđ 4: Hướng dẫn luyện tập. - Gv nêu yêu cầu luyện tập. - Hs đọc diễn cảm một khổ thơ. 2’ 13’ 19’ 3’ I, Tìm hiểu chung văn bản: 1.Đọc, chú thích: 2.Phương thức biểu đạt: - Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng và thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. - Phương thức biểu cảm kết hợp miêu tả. 3. Bố cục. - Hai khổ đầu:Cảm xúc trước lăng Bác. - Khổ thứ 3: Cảm xúc trong lăng Bác. - Khổ thứ 4: Cảm xúc khi rời lăng Bác. II. Tìm hiểu nội dung văn bản. 1.Cảm xúc trước lăng Bác. - Xưng : Con - Bác : Tình cảm gần gũi thương nhớ, kính yêu Bác. - Hàng tre bát ngát: +... xanh xanh +... thẳng hàng =>Thành ngữ, từ cảm thán diễn tả cảm xúc đột ngột, dạt dào về hình ảnh cây tre Việt Nam thân thuộc, gần gũi mà thơ mộng, kiên cường. - “Mặt trời trong lăng” -> ẩn dụ-> sự vĩ đại của Bác=> Niềm tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. 2.Cảm xúc trong lăng Bác. - Bác nằm : Không gian +Giấc ngủ bình yên =>trang nghiêm +Vầng trăng sáng... giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng trong thương nhớ, biết ơn sâu nặng một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho nhân dân, đất nước. - ... trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. =>ẩn dụ -> nói lên sự bất tử của Bác nhưng “vẫn nghe nhói ở trong tim” => Một nỗi đau đớn đột ngột trong sâu thẳm tâm hồn về sự ra đi của Bác. 3.Cảm xúc khi rời lăng Bác. - Muốn làm: + Chim hót +...đoá hoa +... cây tre trung hiếu. => Điệp ngữ, liệt kê thể hiện niềm mong ước thiết tha, nóng bỏng, của nhà thơ được ở lại bên Người. *Ghi nhớ (Sgk) III.Luyện tập - Đọc một khổ thơ mà em thích. 4. Củng cố:( 2’) - Bài thơ “Viếng lăng Bác” gợi tình cảm gì của nhà thơ đối với Bác Hồ? - Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học thuộc lòng - Viết đoạn bình khổ thơ đầu của bài thơ. - Soạn: Sang thu.

File đính kèm:

  • docNV9 Vào Lăng viéng Bác.Doc