I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp HS: củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước
2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý. Kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: (5') Nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phảm truyện (hoặc đoạn trích)?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1')
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 120: Luyện tập bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy ..../..../2007
Tiết 120
Luyện tập bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp HS: củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước
2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý. Kĩ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Nhận định, đánh giá về một tác phẩm văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: (5') Nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phảm truyện (hoặc đoạn trích)?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà (5')
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của - HS đọc phần ghi nhớ (SGK T. 68)
HĐ2. Luyện tập (25')
- HS đọc đề bài (SGK T. 68)
- HS nêu yêu cầu? (Lập dàn ý chi tiết)
- Đề yêu cầu nêu nen vấn đề gì?
( Cảm nhận về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng: hoàn cảnh lịch sử, nhân vật ông Sáu, bé Thu, tình cha con, nghệ thuật của đoạn trích)
- Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?
(Cảm nhận)
- HS lập dàn ý? HS hoạt động nhóm
- Đại diện trình bày - Nhận xét
- HS lập dàn ý chi tiết dựa trên dàn ý đại cương
- HS trình bày dàn ý - Nhận xét
I. Luyện tập
Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
* Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu đoạn trích"Chiếc lược ngà"
- Hoàn cảnh lịch sử -> Tình cha con
b. Thân bài
- Nêu những nhận xét về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
- Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết
c. Kết bài:
- Nhận định, đánh giá chung về đoạn trích
3. Củng cố (3')
- HS nhắc lại yêu cầu của từng phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
4. Hướng dẫn học ở nhà (6')
- Xem lại cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà
1. Đề bài: Suy nghĩ của em về đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
2. Đáp án - biểu điểm
Đáp án:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn "Chiếc lược ngà"
b. Thân bài:
- Nêu những nét chính về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu
+ Những ngày ông Sáu ở nhà
+ Ngày chia tay
+ Những ngày ông Sáu trở về đơn vị
- Suy nghĩ về việc làm của ông Sáu đối với con
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật...
c. Kết bài:
- Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm
Biểu điểm
Điểm 9 -10: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi
Điểm 7- 8: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường.
Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi.
Điểm 3- 4: Bài viết còn thiếu ý, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ... hoặc bài viết còn sơ sài...
Điểm 1 - 2: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, hoặc diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ...
File đính kèm:
- Tiet 120 van 9.doc