I/ Mức độ cần đạt:
Hiểu được cảm nhận tinh tế của nh thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
II/ Trọng tm kiến thức, kĩ năng:
1/Kiến thức:
Vẻ đẹp thin nhin trong khoảnh khắc giao ma v những suy nghĩ mang tính triết lí của tc giả.
2/ Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tc phẩm thơ.
III/ Hướng dẫn thực:
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121 đến tiết 124, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121 - Tuần 26
VĂN BẢN: SANG THU
Ngày soạn: Hữu Thỉnh
Ngày dạy:
I/ Mức độ cần đạt:
Hiểu được cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/Kiến thức:
Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2/ Kĩ năng:
Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
III/ Hướng dẫn thực:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1/ Oàn định tổ chức: VS - SS -TP.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương?
Tình cảm của nhà thơ và nhân dân đối với Bác thể hiện trong khổ thơ 4 như thế nào? Nhận xét đặc điểm nghệ thuật của bài thơ?
3/ Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc chú thích *
? Nêu những nét hiểu biết về tác giả.
- Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm giác bâng khuâng vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
?Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Từ đó rút ra cách đọc bài thơ.
( Nhịp thơ năm chữ: nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh trong sáng, đáng yêu ở vung nông thôn đồng bằng Bắc Bộ)ä.
- Gọi HS đọc bài thơ: Nhận xét cách đọc.
- GV hướng dẫn tìm hiểu từ: chùng chình, dềnh dàng.
Hoạt động 2: HD đọc- hiểu văn bản.
- GV đọc lại bài thơ.
? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì.
? Từ “ bỗng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả.
( Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “ Bỗng nhận ra”. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây cĩ dịp là buơng ra ngay)
? Tác giả cảm nhận như thế nào về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu.
- Tác giả cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
? Con người ở đây, cảm nhận mùa thu từ “ hương ổi”. Điều đó có cảm nhận gì.
- Thu được cảm nhận từ nơi làng quê, trong cảm nhận của người sống gắn bó với làng quê, ngõ xóm.
GV liên hệ: Mùa ổi đã trở thành nhan đề cho bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ở đây đã trở thành mùi hương của mùa thu miền Bắc- Việt Nam.
-“Hương ổi phả vào trong gió se” mùi hương ổi tỏa vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ ở nông thôn Việt Nam.
? Lời thơ “ Sương chùng chình qua ngõ”gợi một hình ảnh như thế nào.
- Sương chùng chình: Nhân hóa những giọt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làn sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang chuyển động chầm chậm như muốn ngừng lại nơi đường thôn ngõ xóm.
? Thu sang trong những biểu hiện của hương ổi trong gió se nơi ngõ xóm. Nhưng vì sao nhà thơ lại viết lời thơ cuối đoạn “ Hình như thu đã về”.
- Hình như: còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận.Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua( mùi hương).
? Từ đó, em cảm nhận được điều gì từ tâm hồn nhà thơ trước thu.
? Đất trời sanh thu được cảm nhận từ những biểu hiện không gian nào.
? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ lời thơ “ Sông được lúc dềnh dàng”.
- Hình ảnh nhân hóa đã khiến con sông trở nên duyên dáng, thướt tha, mềm mại, khoan thai, hiền hòa trôi một cách thanh thản.
-> Gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
? “ Chim bắt đầu vội vã”.Trong lời thơ trên “ cánh chim” vội vã báo hiệu điều gì.
-Những cánh chim bay đi vội vã , tật cả đều hối hả, xơn xao khi mùa thu về.
? Cảm nhận của em như thế nào về lời thơ “ Có đám mây mùa hạ-Vắt nửa mình sang thu”.
GV: Đây là một hình ảnh liên tưởng sáng tạo, thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ mới mẻ, gợi cảm. Gợi hình ảnh làn mây mỏng nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại, vẻ đẹp của bầu trời sang thu.
GV liên hệ thực tế.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong hai đoạn thơ trên.
GV đọc thổ thơ 3.
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào.
GV thơ đọc bài
“Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương hơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách đến trường,
Nắng tươi trải trên đồng
Trời cao xanh gió mát
Đẹp thay lúc thu sang”.
- GV gợi ý để HS cảm nhận được bốn mùa của đất nước-> cho HS thấy đây là bốn mùa ở miền Bắc rõ rệt nhất mà Tây Nam Bộ không có.
? Em cĩ nhận xét gì về cách cảm nhận và cách miêu tả thiên nhiên của nhà thơ?
( Mỗi nhà thơ cĩ sự cảm nhận về sự giao mùa, chuyển mùa khác nhau. VD: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi)
? Em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về hình ảnh, câu thơ cho là đặc sắc nhất. ( Thảo luận)
- HS tự cảm nhận trình bày.
- GV nhận xét.
? Em hiểu gì ở 2 câu thơ cuối bài
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
- Có thể hiểu là mưa ít hơn, sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn, không đột ngột vang lên cùng với những tia chớp sáng lòe, xé rách bầu trời trong những trận mưa bão tháng6, tháng 7… Cũng có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa…
- Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
? Qua hai câu thơ cuối anh cảm nhận được điều gì?
-GV giáo dục HS-> tích hợp qua TLV,TV.
- Liên hệ qua các bài thơ: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ.
? Em cĩ nhận xét gì về nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Em hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
4/ Củng cố:
5/ Dặn học bài:
- Học I, II, III.
- Chuẩn bị bài: Nói với con
+ Đọc bài thơ.
+ Trả lời câu hỏi 2,3.
- HS báo cáo sĩ số.
- HS trả lời.
- HS đọc chú thích *
- Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
- Tham gia ban chắp hành hội nhà văn Việt Nam các khóa 3,4,5.
- Từ năm 2000, là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
- Thể thơ: Ngũ ngôn.
- Nhịp thơ năm chữ
- HS đọc bài thơ.
- Nhà thơ nhận ra sự thay đổi của đất trời từ ngọn gió se mang theo hương ổi.
- Ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân.
- Cảm nhận thật tinh tế:
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong gió se.
- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm: “ chùng chình”.
- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc buâng khuâng.
- Yêu thiên nhiên, thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê.
- Sông, cánh chim, đám mây.
+ Sông dềnh dàng: gợi vẻ đẹp thanh thản êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+Những cánh chim “vội vã”õ.
+ Hình như trong đám mây cịn lại vài làn nắng ấm áp của mùa hè. Thu về làm cho bao cảnh vật thay đổi và đám mây cũng khác lạ.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, từ láy gợi hình.
- “ Nắng vơi dần cơn mưa”: Nắng nhạt dần chứ không chói chang như mùa hè.
- Mưa dông, mưa rào ít dần đi.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
=> Tác giả cảm nhận bằng giác quan và sự rung động tinh tế
2 dòng thơ cuối.
Cĩ hai tầng nghĩa:
+ Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sâm bất ngờ, hoặc hàng cây khơng cịn bị bất ngờ vì tiếng sấm nữa.
+Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thương của ngoại cảnh cũng như cuộc đời.
HS trả lời.
HS phát biểu..
HS trả lời
HS ghi.
A/ Tìm hiểu chung:
I/ Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ chiến sĩ. Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm.Ơâng viết nhiều về con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu.
II/ Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác vào cuối năm 1977.
B/ Đọc- hiểu văn bản:
I/ Nội dung:
1/ Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu vềtừ:
+ Ngọn giĩ se se nhè nhẹ và hơi lạnh.
+ Hương ổi lan vào khơng gian.
+ Sương chuyển động chầm chậm nơi đường thơn ngõ xĩm.
- “Bỗng”: tâm trạng ngỡ ngàng, buâng khuâng.
2/ Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ:
- Cảm nhận thật tinh tế:
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong gió se.
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm: “ chùng chình”.
+ Sông dềnh dàng: gợi vẻ đẹp thanh thản êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+ Những cánh chim “vội vã”õ.
+ Hình như trong đám mây cịn lại vài làn nắng ấm áp của mùa hè. Thu về làm cho bao cảnh vật thay đổi và đám mây cũng khác lạ.
+Nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần.
+ Mưa vơi dần.
+ Sấm bớt bất ngờ.
=> Tác giả cảm nhận bằng giác quanvà sự rung động tinh tế được liệt kê, thuyết minh,lý giải sự chuyển mùa của thiên nhiên.
3/ Hình ảnh câu thơ đặc sắc nhất. Phân tích 2 dòng thơ cuối.
Cĩ hai tầng nghĩa:
+ Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sâm bất ngờ, hoặc hàng cây khơng cịn bị bất ngờ vì tiếng sấm nữa.
+Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thương của ngoại cảnh cũng như cuộc đời.
II/ Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nơng thơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( bỗng, phả, hình như…), phép nhân hĩa ( sương chùng chình, sơng được lúc dềnh dàng…), phép ẩn dụ ( sấm, hàng cây đứng tuổi).
III/ Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
C/ Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sác trong bài.
- Viết một đoạn văn ngắn diễn tả cảm nhận của tác giả tước sự biến đổi của đất trời
Phụ lục câu hỏi củng cố:
Câu 1:Chủ đề bài thơ “ Sang thu” nằm ở câu nào sau đây có đúng không?
“ Buâng khuâng trước cảnh vật chớm thu, nhà thơ suy ngẫm về những rung động , chấn động bất thường của thiên nhiên và cuộc đời.”
a.Đúng b.Sai
Câu 2: Giọng thơ và cảm xúc bài “ Sang thu” như thế nào?
a. Vui tươi, rộn ràng. B. Buồn hiu hắt.
c. Nhè nhẹ, man mác, buâng khuâng. D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.
Đáp án: Câu 1:a Câu 2: c
Tiết 122 - Tuần 25 VĂN BẢN : NÓI VỚI CON
Ngày soạn : (Y Phương)
Ngày dạy :
I/Mức độ cần đạt:
Giúp HS:- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách qua cách diễn tả độc đáo của Y Phương.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Tình cảm thắm thiết của cha đối với con cái.
- Tình yêu và niềm tữ học về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
- Hình ảnh và cách diễ đạt độc đáo của tác trong bài thơ.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1/ Oån định tổ chức: VS, SS, TP
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? Em có suy nghĩ gì ở hai câu thơ cuối?
3/ Dạy bài mới:
Giới thiệu bài:
Tình yêu quê hương có trong mọi con người và có cả trong những câu hát ru của cha mẹ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
? Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
? Nêu đặcđiểm thơ của Y Phương.
Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản.
- Đọc: đúng, rõ, diễn cảm.
? Bài thơ có bố cục như thế nào? Nêu nội dung chính của từng phần.
Bố cục 2 phần.
+Phần 1:Từ đầu đến “trên đời”:Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
+ Phần 2: Còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
?Bố cục bài thơ đã thể hiện ý tưởng như thế nào.
- Gọi HS đọc khổ thơ đầu.
? Ở bốn câu thơ đầu gợi lên điều gì.
? Tình cảm của cha mẹ đối với con như thế nào.
? Bốn câu thơ đầu người cha muốn nói gì với con về tình cảm gia đình.
? Quê hương đối với con như thế nào.
- Con lớn lên cùng với quê hương, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương “Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
-GV cho HS đọc bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân.
- GV gọi HS đọc.
? “ Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp gì? Tìm câu thơ thể hiện điều đo.ù “ Người đồng mình… không lo cực nhọc”.
? Sự đối lập giữa cuộc sống hiện thực với những phong cách cao đẹp đó đã thể hiện
trong người đồng mình một tinh thần mới, đó là tinh thần gì.
?Những câu thơ “Người đồng mình…”được lặp lại có tác dụng gì.
? Người cha ước mong con như thế nào.
-GV giáo dục HS tình yêu quê hương, lòng chung thủy.
? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm người cha đối với con trong bài thơ.
? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời dặn dò là gì.
? Bài thơ có giọng điệu như thế nào.
? Tác giả xây dựng bài thơ bằng hình ảnh như thế nào.
4/ Củng cố:
- “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp gì?
- Người cha ước mong con như thế nào?
Hoạt động 3:Hướng dẫn tự học:
5/ Dặn học bài:
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý.
HS báo cáo sĩ số.
HS trả lời.
HS đọc chú tích *
HS dựa SGKtrả lời.
- Chân thật mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh.
HS nhận xét.
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.
HS đọc khổ thơ đầu.
- Cha mẹ chăm chút từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con.
- Tình cảm gia đình thật ngọt ngào, êm ái.
HS đọc
Thảo luận 3 phút)
- Tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên, niềm tin cuộc sống.
- Dặn dò, căn dặn con: sống phải có nghĩa tình, biết vượt qua gian nan bằng ý chí, niềm tin của mình.
Truyền cho con lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin thi bước vào đời.
- Giọng điệu trìu mến thiết tha.
- Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc và vẫn giàu chất thơ.
HS trả lời.
HS ghi.
A/ Tìm hiểu chung:
Tác giả:
- Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày,sinh 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thơ ơng thể hiện tâm hồn chân thành, mạnh mẽ trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
- Oâng từng nhập ngũ và hiện là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.
II/ Đọc- Hiểu văn bản:
1/ Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Tình cảm gia đình đầm ấm, quấn quýt.
+ Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự mong chờ của cha mẹ.
+ Tình cảm gia đình thật ngọt ngào, êm ái.
- Con lớn lên cùng với quê hương:
+ Gắn bó với quê hương: cài, ken.
+ Quê hương nuôi dưỡng con về tâm hồn, lối sống.
2/ Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.
- Người đồng mình vất vả nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. Cha mong muốn con phải nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết vượt qua thử thách.
- Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Cha mong con biết tự hào về quê hương và vững bước vào đời.
3/ Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con.
- Cha thể hiện tình yêu thương trìu mến đối với con.
- Truyền cho con lòng tự hào về quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
II/ Nghệ thuật:
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến, tâm tình, dặn dò.
- Xây dựng hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tình yê quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu; niềm tự hào về quê hương; đất nước.
C/ Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ và tập đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩ trong bài thơ.
Tiết 123 - Tuần 26 TIẾNG VIỆT: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mức độ cần đạt:
-Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Xác định được nghĩa nghĩa tường minh và hàm ý.
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/ Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2/ Kỹ năng:
- Nhận biết dược nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
- Giải đốn được hàm ý trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1/ Oån định tổ chức: VS,SS,TP
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng phần 1 bài thơ “ Người đồng mình”và cho biết “Người đồng mình” có những đức tính gì cao đẹp?
- Đọc thuộc lòng phần 2 bài thơ và cho biết người cha ước mong con như thế nào?
3/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
- Gọi HS đọc ví dụ.
? Câu “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút”anh thanh niên muốn nói điều gì.
?Vì sao anh không nói thẳng điều đó.
?Câu nói thứ 2 “Ồ!Cô còn quên chiếc mùi soa đây này”có ẩn ý gì không?
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập:
?Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
? Qua các cụm từ trên có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì cô ngượng?
-Gọi HS đọc BT.
? Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm BT 2,3,4.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
4/ Củng cố:
- Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
5/ Dặn học bài:
Học bài, làm bài tập 4.
Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
HS báo cáo sĩ số.
HS trả lời.
- HS đọc ví dụ.
- Anh thanh niên muốn nói thêm rằng “Anh rất tiếc”nhưng anh không muốn nói.
- Vì ngại ngùng nên anh không nói thẳng ra-> Câu hàm ý.
thẳng điều đó.
-Câu 2: Không chứa ẩn ý.
- Câu 2 là câu tường minh.
- HS đọc ghi nhớ.
- Câu: “Nhà họa sỹ tặc lưỡi đứng dậy”.Cum từ thể hiện rõ là “tặc lưỡi.”
-Vì định kín đáo để khăn lại làm kỷ vật cho anh thanh niên thế mà anh thật thà trả lại.
-HS lên bảng làm.
-HS thảo luận nhóm =>trình bày, nhận xét.
HS trả lời.
HS ghi.
I/ Tìm hiểu chung:Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1/ Ví dụ: (sgk)
- Câu “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút”: muốn nói “Anh rất tiếc”.
- Câu 2: Không chứa ẩn ý.
2/ Kết luận: Ghi nhớ/ sgkt75.
I/ Luyện tập:
1/ Tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
a. Câu: “Nhà họa sỹ tặc lưỡi đứng dậy”.Cum từ thể hiện rõ là “tặc lưỡi.”
b. Cụm từ “mặt đỏ ửng;nhận lại chiếc khăn; quay vội đi.Cô gái kín đáo tặng chiếc khăn cho anh thanh niên nhưng anh quá thật thà không biết điều đó.
2/ Hàm ý của câu:
- Hàm ý của câu in đậm: Oâng họa sĩ chưa uống nước chè.
3/ -Câu có hàm ý: Cơm chín rồi.
- Hàm ý: Oâng vô ăn cơm.
4/ Những câu in đậm không chứa hàm ý:
-câu 1:là câu nói lảng( nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn)
- Câu 2 là câu nói dở dang.
III/ Hướng dẫn tự học:
Liên hệ thực tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nĩi và viết.
Tiết 124 - Tuần 25 TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mức độ cần đạt:
Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II/ Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1/Kiến thức:
Đặc diểm yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
2/ Kỹ năng:
- Nhận diện được bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Tạo lập văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1/ Oån định tổ chức:VS,SS,TP
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)bàn về những vấn đề gì?
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
3/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
* Giới thiệu bài:
- Muốn làm tốt bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có năng lực cảm thụ văn chương, đồng thời phải nắm vững thành thạo phương pháp làm một bài nghị luận.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải gắn với sự cảm thụ bình giảng, chỉ ra và nhận xét, đánh giá cái hay cái đẹp cụ thể của tác phẩm về nội dung cảm xúc, về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu.
-Gọi HS đọc văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.( Hà Vinh)
- Cho HS thảo luận câu hỏi 4 phút.
?Vấn đề nghị luận của văn bản là gì.
? Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào.
?Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó.
?Chỉ ra 3 phần của văn bản.
? Nhận xét về bố cục văn bản.
- GV liên hệ, giáo dục.
? Nhận xét cách diễn đạt của bài văn.
-> Cách diễn đạt đã nổi rõ cái hay, cái đẹp trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (ThanhHải)
? Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là gì.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Gọi HS đọc.
- Phân nhĩm, hướng dẫn hs thảo luận.
? Nêu thêm những luận điểm trong bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
4/ Củng cố:
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là gì?
5/ Dặn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ sgk / t78.
- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-HS báo cáo.
HS trả lời.
-HS đọc văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.( Hà Vinh)
- HS thảo luận câu hỏi 4 phút => trình bày, nhận xét.
Vấn đề nghị luận:Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ.
Có 3 luận điểm:
- Lập luận bằng cách phân tích, giải thích, cm, bình giảng những hình ảnh đặc sắc, giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
Bố cục:
- Văn bản tuy ngắn nhưng được bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần, thông thường của một bài văn nghị luận.
-Giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
Cách diễn đạt:
- Lập luận bằng cách phân tích, giải thích, cm, bình giảng những hình ảnh đặc sắc, giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
- HS đọc ghi nhớ.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận => trình bày, nhận xét.
HS trả lời.
HS ghi.
I/ Tìm hiểu bà
File đính kèm:
- giaoantuan26.doc