Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu, tác giả Hữu Thỉnh

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Kiến thức: Giúp học sinh phân tích dược những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi thiên nhiên đất trời cuối hạ sang đầu thu.

 2.Tích hợp: với phần văn ở một số bài thơ viết về mùa thu, mùa hạ với những bài phần tập làm văn

 3.Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận thơ trữ tình.

II.CHUẨN BỊ:

 1.GV: Soạn giáo án

 2.HS: Học bài cũ đọc bài mới

III.TIẾN TRÌNH:

1.Ổn định tổ chức.

2.Ktra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, phân tích một hình ảnh mà em tâm đắc nhất.

3.Tổ chức các hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu, tác giả Hữu Thỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121 Sang thu Hữu Thỉnh I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh phân tích dược những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi thiên nhiên đất trời cuối hạ sang đầu thu. 2.Tích hợp: với phần văn ở một số bài thơ viết về mùa thu, mùa hạ với những bài phần tập làm văn 3.Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận thơ trữ tình. II.Chuẩn bị: 1.GV: Soạn giáo án 2.HS: Học bài cũ đọc bài mới III.Tiến trình: 1.ổn định tổ chức. 2.Ktra: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, phân tích một hình ảnh mà em tâm đắc nhất. 3.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh đọc với giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. GV đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc->nhận xét. GV hưỡng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sgk. Hoạt động 2: ?Mùa thu được tác giả cảm nhận qua những biểu hiện nào của thiên nhiên? ? Để diễn tả điều đó tac giả tập trung vào những từ ngữ nào? Phân tích cái hay trong cách sử dụng từ của tác giả? ? Em hiểu sương chùng chình qua ngõ như thế nào? Tại sao tác giả lại sử dụng từ chùng chình mà không phải một từ khác? ?Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện như thế nào? ?Tai sao sông dềnh dàng mà chim lại vội vã? ? Hình ảnh đám mây mùa hạ nên hiểu như thế nào? ? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào? ? Em hiểu “Sấm…tuổi” như thế nào? Ngoài nghĩa đó ra nó còn nghĩa nào khác? HS phân tích thảo luận. Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ND và NT của bài thơ. I.Đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục: 1.Đọc: 2.Chú thích Tác giả - tác phẩm(sgk) Từ khó: II.Tìm hiểu văn bản: 1.Khổ 1: -Hương ổi thoảng trong gió thu se lạnh (Hơi lạnh và hơi khô) -Làn sương buổi sớm tan đi một cách chậm chạp. -Từ “ Bỗng” thể hiện sự bất ngờ đột ngột nhưng cái bất ngờ rất nên thơ bởi đã nhận ra dấu hiệu trong thiên nhiên khi mùa thu về. Hương ổi toả ra trong không gian, trong gió thu được tác giả dùng bằng từ “ Phả” chừ không phải một từ nào khác như: Thổi, đưa, bay, lan…gợi sự đột ngột bất ngờ… -Sương “chùng chình” là một từ láy gợi hình, có thể thay thế bằng một số từ khác: Đủng đỉnh, chầm chậm…nhưng tác giả lại dùng “chùng chình” vì nó có cái hay riêng: Nhân hoá làn sương, nó đi qua ngõ có vẻ cố ý chậm ,có cái gì đó duyên dáng yểu điệu của bóng hình một thiếu nữ =>Tất cả chưa thật ró ràng, hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.Từ hình như thay thế cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên đó. 2.Khổ 2 -Không gian từ hạ sang thu được cụ thể hoá bằng những hình ảnh quen thuộc: Chim vội vã vì phải đi tránh rét ở những miền ấm áp. Dòng sông nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn ào ạt như mùa hạ. Với từ “ Dềnh dàng” tác giả làm con sông trở nên duyên dáng gần người hơn. -Hình ảnh đám mây mùa hạ tao cho người đọc một liên tưởng sáng tạo, thú vị. Sự thật không hề có đám mây nào như thế. Vì làm sao có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ, cũng dềnh dàng, chùng chình, bảng lảng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả về không gian, thời gian chuyển mùa thật là đẹp, khêu gợi hồn thơ. 3.Khổ 3: -Nắng mưa lúc sang thu cũng không như như hồi giữa hạ. Nắng nhạt dần chứ không chói chang gay gắt. Mưa cũng ít đi, nhất là những trận mưa rào, mưa dông ầm ầm, ào ạt. Bởi vậy sấm cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. -Cũng có thể nói hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Vì hàng cây đứng tuổi đã trải nghiệm nhiều khi con người ta từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. -Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống III.Tổng kết: Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 4: Củng cố: Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học. 4.Giao nhiệm vụ: Học thuộc lòng, nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài. 5.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docSang thu.doc