Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141, 142

 * Giới thiệu bài :

 ? Trong học kỳ i, chúng ta đaz học bài thơ nào viết về những chiến sĩ Trường Sơn

 ? Qua bài thơ, cảm nhận của em như thế nào về thế hệ trẻ thời chống Mĩ ?

 ( Họ là những con người với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm vì giải phóng MN

> dẫn vào bài : Đường Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội lái xe đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ, truyện, ca khúc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chúng ta đã được học “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, được làm quen với Lâm Thị Mỹ Dạ qua bài “ Khoảng trời hố bom”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm có cùng đề tài này, đó là truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 141, 142, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết 141- 142 Văn bản : Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê) * Giới thiệu bài : ? Trong học kỳ i, chúng ta đaz học bài thơ nào viết về những chiến sĩ Trường Sơn ? Qua bài thơ, cảm nhận của em như thế nào về thế hệ trẻ thời chống Mĩ ? ( Họ là những con người với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm vì giải phóng MN… > dẫn vào bài : Đường Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội lái xe đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm thơ, truyện, ca khúc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chúng ta đã được học “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, được làm quen với Lâm Thị Mỹ Dạ qua bài “ Khoảng trời hố bom”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm có cùng đề tài này, đó là truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính ? Qua tìm hiểu ở nhà, hãy trình bày hiểu biết về tác giả Lê Minh Khuê. GV giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung thêm vài nét về tác giả : - Là thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ - là thanh niên xung phong trên tuyến đường TS - Đề tài : + Trước 1975 : viết về cuộc sống, chiến đấu của TNXP, bộ đội trên đường TS. Nhà văn từng tâm sự : “Tụi viết văn trong giai đoạn chiến tranh, khi cũn là thanh niờn xung phong làm đường, lấp hố bom. Bom đạn cả ngày, hai tai ự đặc, nhỡn thấy người chết thường xuyờn. Cho đến bõy giờ, tụi vẫn hay mơ tới những cuộc khụng kớch và mỡnh ở dưới thật nhỏ bộ. Những bài bỏo, bỳt ký chiến trường tụi thường ngồi trong hầm kờ giấy lờn đầu gối để viết, viết xong là gửi những người ra Bắc mang giỳp đến tũa soạn bỏo. Cú cỏi đến được, cú cỏi khụng. Tụi viết cho vui, khụng ngờ lại là ỏm ảnh đam mờ theo mỡnh suốt đời. Vậy là sau khi hoàn thành nghĩa vụ thời lớnh trỏng, tụi chọn luụn nghề bỏo, rồi lại quay trở lại chiến trường tỏc nghiệp”. Cũng viết về đề tài chiến tranh, người lính với những bom đạn hi sinh, nhưng những tác phẩm của Lê Minh Khuê có những nét khác với các nhà văn, nhà thơ khác đó là: chủ yếu hướng vào thế giới nội tâm nhân vật, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong chiến đấu. + sau năm 1975 : sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ Tác phẩm chính : Cao điểm mùa hạ ( 1978), Đoàn kết ( 1980), Một chiều xa thành phố ( 1987);Bi kịch nhỏ (1993).. Hiện chị là biên tập viên văn học Nhà xuất bản Hội nhà văn Ngày 25-4-2008, chị sẽ sang Hàn Quốc để nhận giải thưởng văn học quốc tế mang tên một văn hào người Hàn Quốc trị giá 10.000 USD. ? Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm GV:Truyện thuộc một trong những tác phẩm đầu tay của tác giả. Năm 2005, NXB Houghton Mifflin ở Mĩ cho xuất bản tuyển tập “ Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” quy tụ tác phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng. “ Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn duy nhất của Việt Nam được giới thiệu trong tuyển tập này. GV : truyện này khá dài, văn bản đưa vào SGK đã lược bỏ một số đoạn nhưng còn dài. Do thời gian có hạn, trong tiết này chúng ta chỉ đọc những phần trọng tâm GV hướng dẫn đọc : Lưu ý : diễn đạt đúng những câu như dạng kể xen lẫn tả, gần với khẩu ngữ. Những đoạn hồi tưởng nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm niên thiếu. ? đọc từ đầu ….. “trực máy điện thoại trong hang” GV kể đoạn tiếp theo : Một buổi trưa vắng vẻ, ngồi trong hang Phương Định hát khẽ và tự nghĩ về hình thức và tính cách của mình và thái độ của mọi người chuẩn bị cho một lần phá bom. cảm giác lo lắng, sốt ruột của Phương Định khi cô phải một mình ở lại trong hang trực điện thoại. ? Đọc : “ Tôi, một quả bom trên đồi”… “lao và rít vô hình trênđầu” (118) GV tóm tắt đoạn cuối : rồi trong lần phá bom ấy, Nho- cô em út của tổ bị thương và mọi người chăm sóc, lo lắng cho cô. Sau phút nguy hiểm, bỗng một cơn mưa đá dổ xuống, mọi người đều vui mừng, đùa ghịch dưới mưa. Phương Định bất chợt nhớ lại những kỉ niệm về mẹ, về thành phố thân yêu. ? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích - Ba nữ thanh niên xung phong : Nho, Định, Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường, tại một trọng điểm trên tuyến đường TS. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom. đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và có khi phải phá chúng. - Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất kì. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá bom- mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. - Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. - Cuộc sống của 3 cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng. * Tìm hiểu một số từ khó: ? Em hiểu ntn về các từ “ cao điểm” và “Trọng điểm”? ? Mục đích khi viết truyện ngắn này của tác giả ? xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? ? Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? GV : Truyện ngắn này có cốt truyện khá đơn giản. Tác giả đã thành công trong việc tạo dựng được rõ nét khung cảnh và ko khí ở một trọng điểm trên tuyến đường TS bằng vài nét miêu tả ko rườm rà. Nhưng thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Bằng cách trần thuật từ ngôi thứ nhất- nhân vật cô thanh niên xung phong Phương Định, tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của những cô gái giữa chiến trường, luôn phải đối mặt với cái chết mà vẫn lạc quan, hồn nhiên, giàu tình cảm và ko ít mơ mộng. ? Dựa vào diễn biến truyện, hãy chia bố cục của văn bản (? Truyện được kể theo lời kể của nhân vật Phương Định. Vậy nhân vật kể lại những gì? ? Tên truyện được đặt là những ngôi sao xa xôi. Em hiểu như thế nào về nhan đề này? ( Những ngôi sao ở đây là để gọi ai?) ? em hiểu gì về tuyến đường TS thời kì kháng chiến chống Mĩ GV chốt : con đường TS trong thời kì kháng chiến chống Mĩ là con đường rừng, con đường chiến lược vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho mặt trận. Nó đã trở thành con đường huyết mạch, con đường huyền thoại trong LS dân tộc. Hàng ngàn thanh niên đã có mặt trên con đường này như bộ đội công binh, kĩ sư, cán bộ về ngành cầu đường và thanh niên xung phong chiếm một phần trong số đó và họ đã làm được những việc rất to lớn. ? Hãy cho biết 3 nữ thanh niên xung phong này sống và làm việc ở đâu? ? Cuộc sống ở cao điểm diễn ra ở 2 vị trí, theo em đó là những vị trí nào? GV kẻ 2 bảng: mặt đường – trong hang đá ? không gian mặt đường hiện lên qua những chi tiết nào? (? hình ảnh con đường được miêu tả ntn? ? âm thanh họ thường phải nghe là những âm thanh gì? ? Mỗi lần bom nổ được miêu tả ntn?) GV : đặc biệt là hình ảnh những quả bom nổ chậm rất lạnhlùng…( câu văn/117) ? Nhận xét cách miêu tả của tác giả ? Không gian ấy gợi lên một cuộc sống như thế nào GV :. Qua một số chi tiết miêu tả hiện lên trước mắt chúng ta một hiện thực chiến tranh ác liệt. sự sống bị huỷ diệt bởi “ko có cây xanh bên đường”, “thân cây bị tước khô cháy”. Có biết bao vết tích của sự tàn phá. Rồi những chi tiết “ đất bốc khói”, “ ko khí bàng hoàng” đã minh chứng cho việc bom đạn Mĩ dội xuống liên tục. Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến trên tuyến đường TS đã được tác giả Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ :Bài thơ về TĐXKK : “ Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” ? Giữa không gian ấy, hình ảnh con người hiện lên ntn? Họ làm công việc gì ? Cảm giác của họ được kể lại như thế nào trong mỗi lần phá bom ? Nhận xét của em về công việc này ? Công việc ấy đòi hỏi con người phải có phẩm chất gì GV: Trong một tổ trinh sát chỉ có 3 người phụ nữ nhưng họ phải thực hiện một khối lượng công việc lớn đòi hỏi sự dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh GV Đọc đoạn văn : “ còn chúng tôi thì chạy….thở phào chạy về hang”(114). ? Phương Định kể lại công việc ấy bằng giọng thản nhiên, bình thường cho thấyđối với những cô gái đây là công việc như thế nào? GV : Phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm. Với những chàng trai thì khác, đây lại là những cô gái chân yếu tay mềm. Vậy mà công viẹc khó khăn này lại trở thành công việc hàng ngày. Việc phá bom ko chỉ một ngày, một lần hoặc thỉnh thoảng mà mỗi ngày phá 5 quả bom, ít là 3 quả. Với hoàn cảnh sống và làm việc như vậy những cô gái của chúng ta vẫn luôn yêu đời, lạc quan hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi ở họ có những phẩm chất đáng mến, đáng yêu. GV : Sau mỗi lần làm nhiệm vụ các cô lại trở về với những sinh hoạt thường nhật của mình trong một hang đá dưới chân cao điểm. ? Không gian trong hang đá hiện lên qua những hình ảnh nào ( không gian ở trong hang? ? Công việc của các cô sau mỗi lần làm nhiệm vụ ) ? Với từ ngữ miêu tả trên gợi ko gian ntn? ? Tác giả sử dụng biện pháp NT nào trong miêu tả ? Chỉ ra sự tương phản đối lập ở 2 không gian này ? Qua những hình ảnh trên, em có suynghĩ gì về hoàn cảnh sống và công việc của những nữ TN XP trên tuyến đường TS ? cuộc sống khó khăn, nguy hiểm mà các cô gái phải trải qua từng giờ, từng ngày. Vậy điều gì khiến các cô vượt qua được hoàn cảnh ấy (? những phẩm chất chung nào gắn kết những cô gái thành một tập thể nhỏ ? ? Trong công việc ? trong cuộc sống (những nét chung của những cô gái trẻ ở họ là gì?) ? Tìm một vài chi tiết chứng minh cho những nhận xét trên? ( Hình ảnh chị Thao ăn bánh trong hoàn cảnh bom đạn rung lên ngoài hang..) ( đoạn miêu tả việc mọi người lo lắng, chăm sóc cho Nho khi cô bị thương ( Đoạn miêu tả mọi người đùa ghịch khi có mưa đá) ? Những nét tính cách trên giúp ta hiểu thêm điều gì về các cô gái GV : Hơn ai hết họ biết “ thần chết là một tay ko thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Nhưng có điều lạ là cái chết đối với họ chưa bao giờ là một ám ảnh, chưa bao giờ phải trằn trọc đêm đêm ở họ là sự kết hợp những phẩm chất của những chiến sĩ TNXP ở chiến trường và nét tính cách của những cô gái trẻ. Chiến tranh đã tôi luyện những tâm hồn yếu đuối. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm, nét hồn nhiên trong sáng và mơ mộng của tuổi trẻ. Họ thực sự là những anh hùng. ? Dù trong một tập thể nhỏ rất gắn bó với nhau nhưng ở mỗi người vẫn có những nét cá tính riêng. Hãy chỉ ra điều ấy ở mỗi nhân vật Chú ý đoạn văn trang :115 GV : Phương Định vốn là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình. Chị Thao ít nhiều có từng trải hơn, ko dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn ( Chị Thao nói sau chiến tranh chị muốn làm y sĩ, chồng chị sẽ là một anh bộ đội đeo quân hàm trung uý…”. Nhưng ở chị cũng ko thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh, nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu. > mỗi người có một ước mơ riêng, một nét tính cách riêng ? Nét cá tính riêng ấy đem lại điều gì cho tác phẩm ? Nhận xét về NT xây dựng nhân vật của nhà văn Lê Minh Khuê ( ? Nhân vật được khắc hoạ chủ yếu qua phương diện nào?) GV : đặc điểm nghệ thuật này sẽ được thấy rõ hơn trong khi phân tích Phương Định . ( học ở tiết sau) ? Vì sao nhà văn lại miêu tả đươc một cách chi tiết, tỉ mỉ đến như vậy cuộc sống và phẩm chất, nét cá tính riêng của những cô gái xung phong GV : Trong bài viết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, Lê Minh Khuê có kể : “ Tôi đã có 4 năm trực tiếp làm việc trên tuyến đường TS. Tôi ở trong chốt cùng với một tiểu đội thanh niên xung phong. Có 5 chàng trai và 2 cô gái. Họ rất đẹp, đều là học sinh trung học, người thành phố . Nhưng đêm đêm những con người ấy băng mình ra giữa bom đạn để lấp hố bom. Ban ngày họ phải ra đường để đếm hố bom, đo khối lượng đất đá dùng để lấp hố bom…Cứ ngày này qua ngày khác tuổi thanh xuân của họ dành hết cho những công việc đầy nguy hiểm dưới tầm bom đạn Mĩ. ? Vậy hình ảnh những cô gái thanh niên trong tác phẩm hiện lên như thế nào trong cảm nhận của em ? Qua hình ảnh những cô gái TNXP trong tác phẩm, Em hiểu thêm điều gì về thế hệ trẻ VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? Tình cảm của em dành cho họ ( phần kết quả cần đạt/ SGK/ 113) GV bình : Họ là những cụ gỏi trinh sỏt trẻ trung, dũng cảm, yờu đời, khỏt khao hoà bỡnh và là những cụ thanh niờn đầy nhiệt huyết, sống, chiến đấu hết mỡnh.Phương Định, Nho và Thao, ba con người, ba tớnh cỏch, ba cuộc đời khỏc nhau. Nhưng họ đó sống, đó làm việc cựng nhau, họ thấy mỡnh bỡnh thường, nhưng người đọc lại thấy ở họ sự phi thường... Để ca ngợi những con người như vậy, nhà thơ Phạm Tiến Duật trong bài thơ “ Gửi em co TNXP” có viết : “ Cạnh giếng nước có bom từ trường Em ko rửa, ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà” Hay trong bài “ Khoảng trời hố bom”, Lâm Thị Mĩ Dạ cũng đã viết : “ Chuyện kể rằng em cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” Từ những hình ảnh thơ trên ta cảng hiểu hơn về tiêu đề : “ Những ngôi sao xa xôi”. Bởi có lẽ đôi mắt của Định, Nho, Thao hay của hàng vạn thanh niên xung phong trên tuyến đường TS máu lửa và trái tim đỏ rực của họ luôn là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh toả sáng. GV cho HS nghe bài hát “ Cô gái mở đường” HS giới thiệu HS nghe, ghi những nét chính HS Tóm tắt : - “ cao điểm” : chỗ cao hơn mặt đất, như gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến thúc cao. > chỉ chỗ ở của 3 cô gái - “ Trọng điểm” : điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, những nơi khác. > chỉ chỗ làm việc của 3 cô gái. - Đại ý : tái hiện cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc và ca ngợi phẩm chất của 3 cô gái - Phương thức biểu đạt : tự sự + miêu tả + biểu cảm - Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là nhân vật chính >Tác dụng : thuận lợi cho việc biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật + làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh 3phần : - P1: đầu… “điện thoại trong hang” Hoàn cảnh sống, chiến đấu của 3 cô gái. - P2: tiếp … “ tôi tự bịa ra nữa” Hình ảnh các cô gái khi phá bom. - P3: còn lại Niềm vui khi cơn mưa đá xuất hiện > Tên gọi mang ý nghĩa ẩn dụ :Những ngôi sao ở đây là chỉ những cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên trong sáng, dũng cảm trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ trên tuyến lửa TS. HS trả lời theo ý hiểu * hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường TS > nơi tập trung bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt + mặt đường - Con đường : đánh lở loét, nham nhở, ko có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy…, đất bốc khói, ko khí bàng hoàng - máy bay: rít, rè rè, gầm gào.. - Bom nổ : đất rung, váng óc, xé ko gian > hình ảnh xác thực, chọn lọc >>căng thẳng, ác liệt, hiểm nguy đe doạ sự sống con người và con đường - Con người : Công việc + chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa trọng điểm đánh phá của máy bay địch + quan sát địch ném bom + đo và ước tính khối lượng đất đá bị san lấp + đếm bom chưa nổ, phá bom - Mỗi lần phá bom : thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu… > nguy hiểm, luôn phải đối diện với cái chết ( dũng cảm, bình tĩnh, sáng suốt) > là công việc hằng ngày, bình thường NT : đối lập, tương phản (Khốc liệt >< bình yên Căng thẳng>< êm dịu Đe doạ sự sống >< bảo toàn sự sống) >>Nguy hiểm, khốc liệt, khẩn trương nhưng cũng rất bình yên, êm dịu. * Phẩm chất chung : + tinh thần trách nhiệm cao với công việc + Lòng dũng cảm ko sợ hi sinh + Tình đồng đội gắn bó + dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng + Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ( Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát) > hồn nhiên, lạc quan, yêu đời * Nét cá tính riêng : - Phương Định : nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng - Chị Thao : từng trải, thiết thực, bình tĩnh, cương quyết và táo bạo. Nhưng lại yếu đuối trong tình cảm - Nho : Dịu dàng nhưng gan góc ( > sự phong phú, chiều sâu trong tính cách và tâm lí nhân vật) NT: miêu tả nhân vật qua nội tâm, suy nghĩ tinh tế. HS trả lời theo ý hiểu HS trả lời, giáo viên chốt HS trả lời theo cảm nhận của mình I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả : Lê Minh Khuê Là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo. 2. Tác phẩm : - sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. 3. Đọc, hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt b. Chú thích : II. Phân tích 1. bố cục 2. Phân tích. a. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. + trong hang đá - ko gian mát lạnh, im ắng lạ - nghỉ ngơi, nằm dài, nghĩ lung tung.. hát - đón mưa đá > bình yên, êm dịu, mơ mộng và tươi trẻ > là những cô gái với tâm hồn trong sáng,mơ mộng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời…

File đính kèm:

  • docBai soan Nhung ngoi sao xa xoi tiet 1.doc