A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Kiểm tra kỹ năng sử dụng kiến thức Tiếng việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề kiểm tra + đáp án.
- Học sinh: Giấy bút, tư thế làm bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. On định tổ chức.
II. Tổ chức làm bài:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 157: Kiểm tra phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 157
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Kiểm tra kỹ năng sử dụng kiến thức Tiếng việt vào hoạt động giao tiếp xã hội.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề kiểm tra + đáp án.
- Học sinh: Giấy bút, tư thế làm bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Oån định tổ chức.
II. Tổ chức làm bài:
Đề:
A. Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
1/. Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng với Khởi Ngữ?
A. Khởi Ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi Ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước Khởi ngữ.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
2/. Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Tôi thì tôi xin chịu.
B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau.
D. Cá này rán thì ngon.
3/. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất.
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh.
D. Người thông minh nhất lớp là nó.
4/. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối.
A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để,....
B. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên....
C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, với lại, vả lại....
D. Cái này, điều ấy, việc đó....hắn, họ, nó....
5/. Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
A. Quan hệ bổ sung. C. Quan hệ nhượng bộ.
B. Quan hệ nguyên nhân D. Quan hệ nghịch đối.
6/. Sắp xếp nội dung cho phù hợp giữa cột A với cột B ?
A
B
1. Phép lặp từ ngữ
a. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
b. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
3. Phép thế.
c. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
4. Phép nối
d. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
B. Bài tập:
1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ ( 1điểm)
Con mắt tôi thì các anh lái xe bảo:"Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"
-.......................................
-...................................
2. Tìm phần phụ chú trong các câu sau: ( 2đ)
a. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn...........................................................
b. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỹ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất............................................
c. Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn(thương thương qua đi thôi)
...................................................................
d. Chúng tôi, mọi người - Kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi.........................
3. Cho ví dụ về các phép liên kết sau: ( 2,5đ)
A. Phép lặp từ ngữ
....................................................
B. Phép thế đồng nghĩa
...................................................
C. Phép trái nghĩa
...................................................
D. Phép thế
....................................................
E. Phép nối
...................................................
4. Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi: ( 1,5 đ)
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hâu quan trên thì vạt đằng trước phải máy ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
A. Câu nào trong lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?......................................
B. Nội dung hàm ý?................................................
C. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
III. Phát đề, theo dõi học sinh làm bài.
IV. Thu bài.
V. Dặn dò: Chuẩn bị bài Luyện tập viết hợp đồng.
File đính kèm:
- GIAHY157.doc