I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm các thành phần biệt lập, nghĩă tường minh và hàm ý, khởi ngữ, các phép liên kết câu.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu. (Đặt câu, viết đoạn)
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy, sáng tạo, trình bày vấn đề.
II. Tiến trình bài dạy
A. MA TRẬN
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy...../...../2007
Tiết 157
kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm các thành phần biệt lập, nghĩă tường minh và hàm ý, khởi ngữ, các phép liên kết câu.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng sử dụng khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu. (Đặt câu, viết đoạn)
3. Thái độ: Rèn khả năng tư duy, sáng tạo, trình bày vấn đề.
II. Tiến trình bài dạy
A. Ma trận
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Các thành phần biệt lập
1
(1)
3
(0,75)
2
(7)
7
(8)
Khởi ngữ
1
(0,25)
1
(0,25)
Nghĩa tường minh và hàm ý
2
( 0,5)
2
(0.5)
Phương tiện liên kết câu
2
(0,5)
2
(0,5)
Tổng
1
(1)
8
( 2)
3
(7)
12
(10)
B. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8
Câu1. Phần in đậm trong câu "Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm đến đây ạ" là thành phần nào dưới đây?
A. Thành phần phụ chú
B. Thành phần gọi - đáp
C. Thàmh phần tình thái
D. Thàmh phần cảm thán
Câu 2. Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Từ in đậm trong câu "Còn cô kĩ sư chỉ ồ nên một tiếng" có vai trò gì?
A. Khởi ngữ đầu câu
B. Thành phần phụ chú chỉ xuất xứ của tiếng "ồ"
C. Thành phần biệt lập chỉ thái độ của cô gái
D. Từ kết nối với các câu trước nó
* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 4, 5
"Mẹ nó đâm giận quơ đũa doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp vọng ra:
- Cơm chín rồi!"
Câu 4. Câu "cơm chín rồi!" có hàm ý gì?
A. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm ra
B. Thông báo việc nấu cơm đã xong
C. Nhắc anh Sáu vô ăn cơm
D. Khoe mình đã hoàn thành công việc
Câu 5. Trong các dòng sau đây, dòng nào là phụ chú trong đoạn văn trên
A. Vẫn ngồi im
B. Giả vờ không nghe
C. Chờ nó gọi
D. Đứng trong bếp vọng ra
Câu 6. Đoạn trích "ở Hà Nội, tôi có một căn phòng bé gác hai. căn nhà của tôi cổ và sâu trong ngõ, có nhiều cây xanh. Những cây ấy cũng qua nhiều năm tháng rồi, dây tầm gửi leo đầy." sử dụng phép liên kết nào?
A.Dùng từ đồng nghĩa
B. Dùng từ gần nghĩa
C. Dùng từ trái nghĩa
D. Phép lặp từ ngữ
Câu 7. Từ "nói trổng" được hiểu như thế nào?
A. Nói rất nhỏ
B. Nói rất to
C. Nói trống không
D. Nói với vẻ kiêu hãnh
Câu 8. Trong các câu sau, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tối nay, ăn thì tôi ăn rồi nhưng học thì tôi chưa học
B. Tối nay bạn có đi xem văn nghệ không?
C. Sáng ấy, nó đã đến gặp tôi
D. Chị cứ đi, đi mãi...
Câu 9.
Nối thông tin ở cột A với thông tin tương ứng ở cột B
A
B
Thành phần tình thái
Thể hiện cách nhìn của người nói
Thành phần gọi đáp
Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Thành phần phụ chú
Nêu quan hệ phụ thêm lời nói
Thành phần cảm thán
Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Bộc lộ tâm lí người nói (vui, mừng, buồn, giận)
Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (Có thể thêm trợ từ "thì")
- Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Câu 2. (2 điểm). Đặt câu trong đó có sử dụng.
a. Thành phần tình thái
b. Thành phần cảm thán
Câu 3. (4 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (Thơ, truyện, phim...) trong đó có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán. Chỉ ra các thành phần đó trong đoạn văn.
C. Đáp án - Biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm- Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
C
B
D
C
A
Câu 9 (1điểm- Mỗi kết hợp đúng được 0,25 điểm)
A
B
Thành phần tình thái
Thể hiện cách nhìn của người nói
Thành phần gọi đáp
Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Thành phần phụ chú
Nêu quan hệ phụ thêm lời nói
Thành phần cảm thán
Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Bộc lộ tâm lí người nói (vui, mừng, buồn, giận)
Phần II. trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
HS viết được câu:
- Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được
Câu 2. (2 điểm).
Đặt mỗi câu đúng theo yêu cầu: 1 điểm
Câu 3. (4 điểm)
- Viết đoạn văn theo đúng chủ đề, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt tốt (2,5 điểm)
- Có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán hợp lí (2 điểm)
- Chỉ ra được các thành phần tình thái, cảm thán (0,5 điểm)
File đính kèm:
- Luu de tiet 157.doc