Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25 năm 2008

 

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

- Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ

 trên cơ sở một nghĩa gốc

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng.

3. Thái độ: Ý thức vận dụng rộng rãi các vốn từ.

II. Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm từ nhiều nghĩa đưa vào văn cảnh.

- HS: Đọc, tìm hiểu nội dung bài

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21 đến tiết 25 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 13/9/2008 Tiết 21 Ngày dạy: 16/9/2008 Bài 4 & 5 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. - Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở một nghĩa gốc 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng. 3. Thái độ: Ý thức vận dụng rộng rãi các vốn từ. II. Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm từ nhiều nghĩa đưa vào văn cảnh. - HS: Đọc, tìm hiểu nội dung bài III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? 3. Bài mới: Giới thiệu: Hầu hết từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Qua quá trình phát triển, từ ngữ có thêm nghĩa mới. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện cái gọi là từ nhiều nghĩa. Nhờ đó từ ngữ có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người. * HĐ 1: Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. - Gọi HS đọc bài 1 tr 55. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 8. - Hỏi:Từ “kinh tế” trong bài thơ “Cảm tác...” có nghĩa như thế nào? Hỏi: Ngày nay chúng ta có thể hiểu nghĩa của từ “kinh tế” như vậy nữa không mà hiểu theo nghĩa như thế nào? Hỏi: Qua đó em có n.xét gì về nghĩa của từ ? - Gọi HS đọc bài 2, chú ý những từ in đậm: “Xuân “, “tay”. Hỏi: Giải nghĩa nghĩa của từ “xuân” ở trường hợp (1) ? Trường hợp (2) ? Hỏi: Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Hỏi: Từ “xuân” (2) được chuyển theo phương thức nào ? Hỏi: Giải nghĩa của từ “tay”(1) ? “tay” (2) ? Hỏi: Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ? Hỏi: Trên cơ sở nào để từ ngữ có thể phát triển thêm nghĩa ? * GV củng cố, hệ thống kiến thức Þ Ghi nhớ (56) - Gọi HS đọc ghi nhớ tr 56. * HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập Gọi HS đọc yêu cầu BT + Chia nhóm: 4 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 phần của BT. - Gọi HS đọc BT 2. Nghĩa của từ “trà” trong: Trà atisô. Trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua, có mang nghĩa như từ “trà” đã giải thích ? - Gọi HS đọc BT 3. Hỏi: Hãy nêu nghĩa chuyển của các từ: Đồng hồ điện, đồng hồ nước, Đồng hồ xăng...? - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.4: 4, Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 5.- Hướng dẫn học ở nhà: - Hoàn thành các BT còn lại - Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng (Tiếp); đọc kĩ mục 1,2. - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp + Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; được đặt trong dấu ngoặc kép. + Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; không đặt trong dấu ngoặc kép. - Trao đổi, trả lời: + Kinh tế: Nói tắt của “kinh bang tế thế” nghĩa là trị nước cứu đời (còn có cách nói ¹ là kinh thế tế dân nghĩa là trị đời cứu dân). + Ngày nay: “Kinh tế” ® Chỉ toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX, trao đổi, phân phối & sử dụng của cải. - Rút ra nhận xét và trình bày: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi & có những nghĩa mới được hình thành. - HS đọc - Trao đổi, trả lời: Xuân (1): Chỉ mùa chuyển tiếp đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường được coi là mở đầu của năm ® Nghĩa gốc. Xuân (2): Thuộc về tuổi trẻ ® Nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ). + Tay (1): Chỉ bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm nắm ® Nghĩa gốc. + Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó ® nghĩa chuyển (theo phương thức hoán dụ). + Trên cơ sở nghĩa gốc, đóng vai trò quan trọng để từ vựng có thể phát triển nhiều nghĩa. - Đọc ghi nhớ HS thảo luận. X.định nghĩa của từ “chân”: a. Bộ phận của cơ thể người. ( nghĩa gốc) b. vị trí trong đội tuyển (nghĩa chuyển, hoán dụ) c. vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng (nghĩa chuyển, ẩn dụ) d. vị trí tiếp xúc với đất của mây (nghĩa chuyển, ẩn dụ) - Trà: Búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống ® nghĩa gốc. - Trà Atisô, trà hà thủ ô, ... ® nghĩa chuyển chỉ chung sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống. - Đồng hồ: Dụng cụ đo giờ, phút 1 cách chính xác - Đồng hồ điện, đồng hồ nước, xăng ... : Từ “đồng hồ” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. Từng nhóm HS trình bày nghĩa gốc & nghĩa chuyển: a/ Hội chứng: Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện 1 tình trạng , một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi. VD: Lạm phát, thất nghiệp là 1 hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. b/ Ngân hàng: Nghĩa gốc: Là tổ chức KT hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh & quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. VD: Ngân hàng ngoại thương. Nghĩa chuyển: Là kho lưu giữ những thành phần của cơ thể để sử dụng khi cần. VD: Ngân hàng máu. Tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng. VD: ngân hàng đề thi. - Đọc to ghi nhớ Tr 56 I. Sự biến đổi & phát triển của từ ngữ. 1/ Ví dụ: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. (Cảm tác ... PBC) Ghi nhớ (56) II. Luyện tập: 1/-Xác định các nghĩa của từ”chân”: 2/ Nhận xét nghĩa của từ”Trà”: 3/ Nêu nghĩa chuyển của từ “Đồng hồ”: 4/ Chứng minh các từ: ¯ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….. ======v====== Tuần 5 Ngày soạn: 13/9/2008 Tiết 22 Ngày dạy: 16/9/2008 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Vũ trung tùy bút” - Phạm Đình Hổ) Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn quan lại, vua chúa dưới thời Lê - Trịnh. - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tùy bút đời xưa & đánh giá được g.trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thể loại tùy bút. 3. Thái độ: Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê- Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. II. Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ, văn bản - HS : Đọc tìm hiểu văn bản. III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: -Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì? 3. Bài mới: - Giới thiệu: Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Phạm Đình Hổ ? Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy trình bày hiểu biết của em về thể tùy bút. GV giới thiệu về tác phẩm: Đây là tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó, cung cấp những kiến thức về VH, về phong tục, về địa lý, về danh lam thắng cảnh, về XH. Lối ghi chép thoải mái, những chi tiết chân thực được miêu tả tỉ mỉ xen với những lời bình luận. Gọi HS đọc kết hợp k.tra chú thích Gọi HS đọc đoạn 1: Từ đầu.....triệu bất tường Hỏi: Nội dung cơ bản của đoạn văn ? Hỏi: Thói ăn chơi .....được miêu tả qua những chi tiết nào ? Hỏi: Tác giả còn kể về một số việc làm của chúa Trịnh ntn ? Hỏi: Những phương thức biểu đạt được tác giả thể hiện qua đoạn văn trên ? Hỏi: Em có nhận xét gì về các sự việc được kể và tả trong đoạn văn trên ? Hỏi: Cảm nhận của em về cảnh vật được miêu tả trong đoạn văn trên Hỏi: Âm thanh ở những khu vườn trong phủ gợi lên điều gì ? Hỏi: Trước cảnh tượng đó, tác giả đã kín đáo bộc lộ cảm xúc của mình ntn ? GV: quả thực chẳng bao lâu sau khi Trịnh Sâm mất, các phe phái PK tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Gọi HS đọc đoạn 2: Bọn hoạn quan ... hết. Hỏi: Đoạn văn ghi lại điều gì? Hỏi: Bọn hoạn quan thường giở những thủ đoạn ntn ? GV: Đây chính là hành động buộc tội giấu vật cung phụng. Hỏi: Để tránh bị buộc tội “giấu vật cung phụng”, người dân phải làm gì? Hỏi: Nhận xét của em trước sự việc trên ? Hỏi: Kết thúc đoạn văn tác giả kể về sự việc gì ? Hỏi: Việc đưa sự việc đó vào đoạn văn có tác dụng gì? Hỏi: Qua phần tìm hiểu trên, em hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa thể tùy bút với thể truyện đã học ở văn bản “Người con gái ....” ? Hỏi: Tư tưởng cảm xúc chủ đạo của tác thể hiện trong văn bản này là gì? - Gọi HS đọc ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: Đọc thêm: “Võ Thái Phi”. - Tìm hiểu: Nội dung chính của phần VB trích. Những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân ? + Nắm về tác giả, tác phẩm. + Nội dung của văn bản. + Soạn “Hoàng Lê .N. thống chí” - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp + Hạnh phúc: xinh đẹp, đảm đang, hiếu thảo, său sắc chân thật. - Oan trái: chân thành giải bày, trẫm mình để chứng minh sự trong sạch, ngay thẳng - Được giải oan: ân nghĩa thuỷ chung. - HS trình bày theo SGK + Tác giả (1768- 1839). Là một nho sĩ sinh vào thời chế độ PK đã khủng khoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: Triết học, địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, văn học. - Trình bày cách hiểu. - Tùy bút là thể loại văn xuôi, miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, thiên về biểu cảm, thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả. Gọi 2 HS đọc Thói ăn chơi...... + Cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở khắp nơi để thỏa ý thích. + Mỗi tháng 3, 4 lần, chúa dạo chơi trên bờ hồ Tây. + Bày ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém: Huy động thuyền ngự dạo trên hồ chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi để tấu nhạc làm vui. + Chúa hết sức thu lấy của qúy trong thiên hạ. + Huy động một binh cơ để khiêng cây đa cổ thụ từ bên bờ bắc chở qua sông đem về. Đây là đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả. Các sự việc cụ thể, chân thực, khách quan không xen lời bình của tg’, có liệt kê, miêu tả tỷ mỷ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng. Cảnh vật được m.tả là cảnh thực, ở những khu vườn rộng đầy “trân cầm, di thú, cổ mộc, quái thanh” lại được bày vẽ, tô điểm như “bến bể, đầu non”. Âm thanh gợi lên cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương. Đến đây cảm xúc của tg’ mới bộc lộ nhất là khi ông xem đó là “Triệu bất tường”. Cảnh tượng như báo trước mắt sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, xương máu của nhân dân. Miêu tả thủ đoạn của bọn hoạn quan, hầu cận. Dọa dẫm, dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh thì biện ngay vào 2 chữ “phung thủ”. + Phải tự tay hủy bỏ của qúy của mình. - Tự bộc lộ suy nghĩ: + Đó là điều hết sức vô lý, bất công: Bọn hoạn quan vừa vơ vét đầy túi vừa được tiếng là mẫn cán. + Sự việc xảy ra ngay tại gia đình tác: Bà mẹ đã phải sai l chặt 1 cây lê & 2 cây lựu rất đẹp. + Nhằm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết miêu tả ở trên. Đồng thời làm cho cách viết thêm sinh động. Cảm xúc của tg’ cũng được bộc lộ, gửi gắm kín đáo. Truyện: Hiện thực cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể. Tùy bút: Nhằm ghi chép về những con l, sự việc cụ thể có thực. Qua đó bộc lộ cảm xúc, đánh giá của tác giả. + Thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh. - Đọc ghi nhớ SGK tr. 63 Đoạn trích ghi lại đời sống cơ cực của ND thời loạn lạc, đói kém. ... Bóc vỏ cây, bắt chuột ăn. ... Thu nhặt xương tàn đem chôn. ... con rận chết trên mặt bát mới biết là thịt l. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1/ Tác giả: Phạm Đình Hổ 2/ Tác phẩm II. Đọc, tìm hiểu chú thích: III. Tìm hiểu v/bản: 1. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ. 2. Bọn hoạn quan, hầu cận trong phủ chúa. IV. Tổng kết Ghi nhớ tr.59 V. Luyện tập ¯ Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………….. ======v====== Tuần 5 Ngày soạn:16/9/2008 Tiết 23 Ngày dạy: 18/9/2008 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Hồi thứ mười bốn ( Tiết 1) (Ngô gia văn phái) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản nước hại dân . - Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực. 2. Kỹ năng: Đọc, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động. 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, yêu dân tộc. II/ Chuẩn bị: GV: + Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm. + ĐDDH: Bảng phụ, bảng đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh (nếu có) 2. HS: Đọc, nghiên cứu nội dung bài. II/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Qua “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” giúp em hiểu gì về cảnh sống của vua chúa quan lại phong kiến lúc bấy giờ? 3. Bài mới: Trong lịch sử văn học Việt Nam có thể nói chưa có tác phẩm văn học nào thể hiện một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà được như cuốn kí sự lịch sử”Hoàng Lê nhất thống chí”. Đây là 1 tác phẩm văn xuôi chữ Hán có qui mô lớn nhất và đạt thành công xuất sắc về nghệ thuật, viết theo lối chương hồi. Hồi thứ 14 kể chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh một cách chân thực hào hùng. Nó không chỉ vẽ lên chân dung lẫm liệt của người anh hùng dân tộc mà còn làm nổi rõ sự thất bại thảm hại của bọn xâm lước nhà Thanh, sự đầu hàng nhục nhã của bọn vua quan Lê Chiêu Thống. * HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: - Cần đọc với giọng phù hợp với từng nhân vật, lời kể, tả trận đánh với giọng khẩn trương, phấn chấn. - GV đọc mẫu, gọi 4; 5 HS đọc tiếp. - Hỏi: Tác giả văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”có gì đặc biệt? - Hỏi: Em hiểu gì về nhan đề của tác phẩm ? - GV tóm tắt nội dung hồi thứ 14: Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng chạp 1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường có tuyển thêm lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng sĩ, mở tiệc khao quân vào 20 tháng chạp, hẹn mùng 7 tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 3 tết Quang Trung đã tiến quân vào Thăng Long, tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy theo. - GV: Với nội dung nêu trên, văn bản có 3 sự việc chính: 1) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp giặc. 2) Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của Quang Trung. 3) Số phận của quân tướng nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống. - Hãy xác định 3 phần nội dung đó trên văn bản. - Hỏi: Dựa vào bố cục, hãy nêu đại ý của đoạn trích. GV diễn giảng giá trị của tác phẩm: Tác phẩm là bức tranh hiện thực của XHVN cuối TK XVIII. Đây là thời kỳ đầy biến động của XHPK. Các tập đoàn PK xâu xé lẫn nhau, nhân dân lầm than. Các tác giả Ngô Thì đã đóng góp một tiếng nói tố cáo trực diện, mạnh mẽ vào bọn thống trị PK ích kỷ, đới hèn. Đây là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết chương hồi. * HĐ 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản. - Hỏi: Khi nhận được tin cấp báo của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì? - Hỏi: Những công việc mà Nguyễn Huệ đã làm là gì? - Hỏi: Qua đó thể hiện Nguyễn Huệ là người như thế nào? 4. Củng cố: - Nêu cảm nhận bước đầu của em về người anh hùng Nguyễn Huệ. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Tóm tắt đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” - Soạn bài theo câu hỏi SGK. T.2 - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp (Xa hoa, phung phí, tham lam, vơ vét của dân, không lo lắng gì đến cuộc sống người dân…) + Tác phẩm do nhiều người trong dòng họ Ngô Thì (Thanh Oai – Hà Tây) viết. Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê -C-Thống. Ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm. Ngô Thì Du (1772 - 1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Ông viết 7 hồi tiếp theo. + Hoàng Lê ...: Là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê. + Viết theo thể chí . + Hoàng Lê....là cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán viết theo lối chương hồi. + TP gồm 17 hồi. Mỗi hồi đều mở đầu bằng 2 câu tóm tắt nd chính và kết thúc bằng sự việc gây ra tình huống chưa có lời giải đáp. + Đoạn 1: Từ đầu ... cầm quân dẹp giặc. + Đoạn 2: Tiếp theo ... rồi kéo vào thành. + Đoạn 3: Còn lại. - Đại ý: Đoạn trích dựng lên bức tranh chân thực và sinh động hình ảnh anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thảm bại tất yếu của bọn xâm lược. + Không hề nao núng, định thân chinh cầm quân đi ngay. + Nguyễn Huệ đã làm nhiều việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế; đốc xuất đại binh ra bắc; tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An; phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc, kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. + Là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ định và rất quả quyết. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả. -Nhóm tác giả thuộc dòng họ ngô thì. -Quê ở làng tả thanh oai tỉnh hà tây. -2 tác giả tiêu biểu: +)Ngô thì Chí(1758-1788) +)Ngô thì Du(1772-1840) 2)Tác phẩm: -“HLNTT”viết chữ hán-17 hồi – kết cấu chương hồi của Trung Quốc. - Đoạn trích giảng: trích phần lớn hồi 14/17 viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. 3/Giá trị của tác phẩm: II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 1/ Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. - Hành động quyết đoán, mạnh mẽ. IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................. ======v====== Tuần 5 Ngày soạn:16/9/2008 Tiết 24 Ngày dạy: 18/9/2008 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Hồi thứ mười bốn (Tiết 2) (Ngô gia văn phái) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản nước hại dân . - Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực. 2. Kỹ năng: Đọc, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động. 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, yêu dân tộc. II/ Chuẩn bị: GV: + Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm. + ĐDDH: Bảng phụ, bảng đồ chiến dịch Tây Sơn đại phá quân Thanh (nếu có) 2. HS: Đọc, nghiên cứu nội dung bài. II/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND GHI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: trình bày sự hiểu biết của em về tác phẩm “HLNTT”và đoạn trích giảng của Ngô gia văn phái? - Đáp án: -tác phẩm “HLNTT”: 3. Bài mới: Ở tiết học trước các em vừa tìm hiểu Nguyễn Huệ là một người hành động quyết đoán mạnh mẽ.vậy ông còn là người có những tính cách gì nữa trước quân xâm lược và bè lũ bán nước?...tiết học ngày hôm nay các em sẽ được tìm hiểu rõ điều đó. * HĐ 1: - GV đọc lời dụ (sgk trang 66 ) - Hỏi: Mục đích nội dung của lời dụ này là gì? - Hỏi: Hành trình của Nguyễn Huệ bắt đầu từ đâu? Tại Tam Điệp Quang Trung đã gặp điều gì? - Hỏi: Vì sao Sở và Lâu lại xin chịu tội? -Hỏi: Đứng trước sự việc đó Quang Trung đã xử trí ra sao? - Hỏi: Em nhận xét thế nào về cách xử trí đó? GV: Sau Tam Điệp Quang Trung dẫn đường tiến quân ra bắc. -Hỏi:Tại Phú Xuyên Quang Trung đã lập được thành tích gì? - Hỏi: Tại Hà Hồi, Quang Trung đã làm gì? - Hỏi: Công việc và kết quả ở đền Ngọc Hồi ra sao? - Hỏi: Quân Thanh đại bại được tác giả miêu tả như thế nào? - Hỏi: Qua việc tìm hiểu ở trên em có cảm nhận như thế nào về người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ? - Giáo viên chuyển ý: đối lập với Quang Trung Nguyễn Huệ là ai? - Hỏi: Quân xâm lược và bè lũ bán nước được tác giả miêu tả như thế nào? - Hỏi: Hãy tìm những chi tiết lột tả điều đó? - Hỏi: Như vậy cuộc tháo chạy của quân xâm lược và kẻ thù bán nước đều có điểm chung gì? - Giáo viên cho học sinh biết thêm: Vua Lê Chiêu Thống khi đã chạy sang Tàu phải cạo đầu tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương vào nơi đất khách quê người. * HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết - Hỏi: Hồi thứ 14 của tác phẩm giúp em hiểu gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? - Hỏi: Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? 4. Củng cố: - Đọc ghhi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học, nắm nội dung bài. - Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du: Đọc kĩ phần I, II - Trả lời trước lớp + Viết bằng chữ Hán, ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. + Là cuồn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi: gồm 17 hồi. + Phần lớn hồi 14/17 viết về vua Quang Trung đại phá quân Thanh. - Lời dụ: + Khẳng định chủ quyền dân tộc + Nhận định giã tâm kẻ thù + Kêu gọi đồng tâm hiệp lực dựng nên công lớn. - Tại Tam Điệp: Ngô Văn Sở và lân lên đón Quang Trung để xin chịu tội. - Vì: Quang Trung giao cho công việc tự lo liệu khi giặc đến. Vậy mà khi giặc đến không thèm đánh một trận, mới nghe đã chạy trước. + Quang Trung xét đoán bề tôi, bình công, luận tội 1 cách rõ ràng. + Rất khôn khéo, tài trí + Tại Phú Xuyên: bắt hết quân do thám. + Tại Hà Hồi: bao vây bức hàng + Đồn Ngọc Hồi dồn trận tiến đánh đại bại quân Thanh . +) Ai nấy dụng rời sợ hãi xin ra hàng mất hết lương thực khí giới +) chống không nổi bỏ chạy tán loạn, dày xéo lên nhau mà chết +) Thái thú Điều châu: Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. +) Hết hồn vía, chốn xuống đầm mực bị voi dày đạp chết hàng vạn người. - Thảo luận, trình bày Quân xâm lược Bè lũ bán nước +) Tướng TSN: sợ mất mật, không kịp đóng yên mặc áo-> chạy trước qua cầu trốn +) Quân bỏ chạy, xô đẩy rơi chết. -> Hoảng loạn tan tác +) Vội vả chạy – cướp thuyền chốn, bỏ đói +) Cuống quýt hoảng hốt- chảy nước mắt -> Ngậm ngùi, chua xót à Đều thất bại một cách thảm hại - Dựa theo nội dung ghi nhớ trả lời. + Lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẻ, miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh. - Rất khôn khéo, tài trí - Nhiều mưu lược, có tài cầm quân thần tốc. 3/Số phận tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống: - Đều thất bại một cách thảm hại. IV. Tổng kết: 1. Nội dung. 2. Nghệ thuật Ghi nhớ SGK. IV. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ======v====== Tuần 5 Ngày soạn: 18/9/2008 Tiết 25 Ngày dạy: 22/9/2008 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: Tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới. 3. Thái độ: Ý thức sử dụng rộng rãi các vốn từ. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm. + ĐDDH: Bảng phụ. 2. HS: Đọc, nghiên cứu nội dung bài. III. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ND GHI 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Từ ngữ tiếng Việt được biến đổi và phát triển như thế nào ? - Những phương thức chủ yếu trong sự phát t

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUAN 5 3 COT(1).doc