Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích vũ trung tuỳ bút)

A-Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

 - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

B-Tiến trình bài dạy:

Bài cũ:

Phân tích nhân vật Vũ Nương, qua đó em biết gì về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

Bài mới:

a) Giới thiệu:

Thời kì phong kiến đen tối và hỗn loạn trong lịch sử nước ta phải kể đến là giai đoạn vua Lê chúa Trịnh. Nhiều tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây chiến tranh khắp nơi. Vua chúa thì sống xa hoa, phóng túng. Tác giả Phạm Đình Hổ đã phần nào cho chúng ta thấy qua “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích vũ trung tuỳ bút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ trung tuỳ bút) A-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. B-Tiến trình bài dạy: Bài cũ: Phân tích nhân vật Vũ Nương, qua đó em biết gì về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bài mới: a) Giới thiệu: Thời kì phong kiến đen tối và hỗn loạn trong lịch sử nước ta phải kể đến là giai đoạn vua Lê chúa Trịnh. Nhiều tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây chiến tranh khắp nơi. Vua chúa thì sống xa hoa, phóng túng. Tác giả Phạm Đình Hổ đã phần nào cho chúng ta thấy qua “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. b) Hướng dẫntìm hiểu văn bản. HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Đọc phần (*) về tác giả tác phẩm.GV cung cấp một số thông tin về tác giả, tác phẩm. - Đọc văn bản: GV đọc mẫu một đoạn, hs đọc tiếp. -Đọc phần chú thích. HĐ 2: Phân tích văn bản: Hỏi: Nêu chủ đề của văn bản. - Cho học sinh đọc lại văn bản từ đầu đến … bất tường. Hỏi :Thói ăn chơi xa xỉ,vô độ của chúa Trịnh và các quan lại được miêu tả thông qua những chi tiết nào? ? Nhận xét về lời văn miêu tả sự việc của tác giả ? Nhận xét về lời văn miêu tả sự việc của tác giả. ? Hãy nhận xét về cuộc sống của Trịnh Vương. Gv bổ sung: Nguyễn Công Trứ, khi được Trịnh Sâm mời lên chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, đã quá kinh ngạc và sửng sốt trước vẻ đẹp nơi phủ chúa. Trong “Thượng kinh kí sự” Nguyễn Công Trứ viết : “ Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương” và ông thốt lên: “cả trời Nam sang nhất là đây” . Hỏi: Tại sao kết thúc đoạn văn này tác giả lại viết “kẻ thức giả … bất tường”? Gv bình : Cảnh thì đẹp thật, nên thơ thật, Nguyễn Công Trứ tả là: Lầu từng gác vẽ tung mây Rèm châu, hiện ngọc, bóng mai ánh vào Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen. Nhưng âm thanh thì hơi khác thường: nửa đêm như trận mưa trận mưa sa gió táp vỡ tổ tan đàn … , âm thanh đó như báo trước điềm gở, điềm chẳng lành. Kẻ thức giả: người có học vấn, có kiến thức – cũng có thể hiểu là người nặng lòng với thế sự, với dân, với nước sẽ hiêủ rằng lối sống vô đạo kia tất có ngày chuốc lấy hậu quả mà thôi (điều đó đã đến chẳng bao lâu sau đó: càng về già Trịnh Sâm lại mắc bệnh sợ nắng, sợ gió, sau Trịnh Sâm, một cuộc thanh trừng đẫm máu đã xảy ra trong nội phủ). - Cho HS đọc đoạn văn còn lại. Hỏi: Em hiểu thế nào là “nhờ gió bẻ măng” ? ? Chúng đã làm gì để lấy lòng chúa? Được chúa nương chiều, chúng kiếm chác ra sao? - GV bình: Đọc văn bản này ta thấy quan lại dưới thời Trịnh Sâm chỉ làm có hai việc: lấy lòng chúa và vơ vét của dân. Chúa như thế, quan như thế thì sự sụp đổ tất yếu xảy ra. Chỉ khổ cho ntgười dân bị hại mà không biết kêu ai. - GV cho hs so sánh hai đoạn văn( bảng phụ: một đoạn trích từ Sống chết mặc bay; một đoạn miêu tả việc chuyển cây đa trong tác phẩm này) ? Phải chăng Phạm Đình Hổ không có thái độ gì trước một sự việc như thế hay sao? Tích hợp: văn miêu tả, văn tự sự bao giờ cũng chứa đựng thái độ của người viết. Người viết không nhất thiết phải xuất đầu lộ diện trong tác phẩm để bày tỏ thái độ mà cách kể, cách tả, cách dùng từ đã bộc lộ thái độ. Cách tả, kể trong văn bản này rất khách quan, khi cần thì dừng lại thuật và tả kĩ một vài sự việc: Ví dụ: + tả kĩ chi tiết dạo chơi hồ tây à tô đậm sự lố lăng kệch cỡm của thói ăn chơi xa xỉ, vô đạo. + tả kĩ việc đem một cây đa to về cung à thói ăn chơi xa xỉ của trịnh sâm tốn kém quá mức. + kể việc trong gia đình tác giả như chặt cây lê, cây lựu à sự bất bình; tăng tính xác thực cho toàn bộ câu chuyện. Gv hệ thống bài giảng , cho hs đọc phần ghi nhớ.Sau đó, cho hs tìm vd trong vb để minh hoạ. -Cho hs đọc câu hỏi 3 sgk. GV nhận xét, bổ sung, cho hs ghi. HS đọc. Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại thời Lê –Trịnh. - Xây dựng đình đài liên miên … hao của, tốn tiền. - Dạo chơi Hồ Tây ba bốn lần mỗi tháng (miêu tả tỉ mỉ) à lố lăng, nhảm nhí. - Sức lấy trân cầm,dị thú trongï thiên hạ à ăn cướp. -Tác giả miêu tả tỉ mỉ kĩ lưỡng, chi tiết nhằm tái hiện sự việc một cách cụ thể,rõ ràng. HS trả lời. HS trả lời. HS đọc. -Lợi dụng cơ hội được chúa nuông chiều để kiếm chác. - Ra sức bày trò hề cho chúa vui: dàn hầu vòng quanh mặt hồ, ăn mặc giả đàn bà, bày hàng hoá để bán… Dò la tìm chim tốt khướu hay để ăn cướp dâng chúầ chúng là những kẻ vô liêm sỉ, trơ trẽn. - lẻn ra ngoài lấy phăng của cải quý của dân đổ cho dân ăn cắp vật phụng thủ để doạ lấy tiền. à vừa ăn cướp vừa la làng. Số phận người dân: bị ăn cướp hai lần; bị phá nhà huỷ tường hoặc kêu van chí chết hoặc bỏ của ra hoặc phải phá huỷ non bộ, cây cảnh. Nhà tác giả: phải chặt một cây lê đẹp, hai cây lựu quý. - GV cho HS so sánh, nhận xét để thấy được sựï miêu tả khách quan và chủ quan của hai tác giảà chính sự miêu tả khách quan này thể hiện sự bất bình của tác giả. -Trả lời - Đọc ghi nhớ SGK I. Tác giả, tác phẩm ( sgk) II. Phân tích. 1. Thói ăn chơi của vua chúa thời Lê- Trịnh. a/ Chúa trịnh sâm( Thịnh Vương) có lối sống xa xỉ, ăn chơi vô độ trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. 2/ Bọn quan lại: Ra sức hầu hạ không kể liêm sỉ để lấy lòng chúa. Yû thế chúa để tác oai, tác quái, vơ vét của dân, làm cho đời sồng nhân dân bất ổn. 3/ thái độ của tác giả: Thông qua cách miêu tả khách quan, tô đậm một số chi tiết, tả giả đã bày tỏ sự bất bình cao độ đối với lũ chúa tôi Trịnh Sâm vô tích sự, hại dân, hại nước. III. Tổng kết: 1/ Truyện: hiện thực cuộc sống được phản ánh qua nhân vật. Nhà văn thông qua cách miêu tả nhân vật mà bộc lộ thái độ. 2/ Tuỳ bút: hiện thực cuộc sống được phản ánh qua con người, sự việc cụ thể, có tật. Qua cách ghi chép mà bộc lộ thái độ của tác giả. * Ghi nhơ ù: ( SGK) Hoạt động 3: Củng cố, dăn dò: Cho HS đọc bài đọc thêm và làm phần luyện tập.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc