Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều (trích truyện kiều - Nguyễn Du)

I. Mục tiêu cần đạt:

Phát hiện được tài năng, tấm lòng của thi hào Nguyễn Du qua 1 đoạn trích trong truyện Kiều.

Tinh thần học tập tích cực.

* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt

1. Dành cho học sinh khá, giỏi

a. Kiến thức :

Phát hiện bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.

Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể.

b. Kĩ năng :

Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại.

Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.

Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.

Phân tích được 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản.

2. Dành cho học sinh trung bình

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 27: Chị em Thúy Kiều (trích truyện kiều - Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2013 Ngày giảng: 1/10/2013 TIếT 27: chị em thúy kiều (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Mục tiêu cần đạt: Phát hiện được tài năng, tấm lòng của thi hào Nguyễn Du qua 1 đoạn trích trong truyện Kiều. Tinh thần học tập tích cực. * Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt 1. Dành cho học sinh khá, giỏi a. Kiến thức : Phát hiện bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể. b. Kĩ năng : Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại. Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật. Phân tích được 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản. 2. Dành cho học sinh trung bình a. Kiến thức : Giải thích bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể. b. Kĩ năng : Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại. Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật. 3. Dành cho học sinh yếu a. Kiến thức : Nhận ra bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể. b. Kĩ năng : Đọc- hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại. Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. II. Chuẩn bị: 1. Thày: Máy chiếu 2. Trò : Đọc bài. III. Phương pháp: Phân tích, trao đổi đàm thoại. Iv. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức ( 1phút ). 2. Kiểm tra: ( 7 phút ). Tóm tắt nội dung Truyện Kiều và giá trị nội dung trong Truyện Kiều? Đáp án: - HS tóm tắt theo 3 phần - Giá trị nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của thày và trũ TG Nội dung Hoạt động 1. Khởi động Trăm năm trong cõi người ta .................nối dòng nho gia. 1’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. Mục tiêu: Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua 1 đoạn trích cụ thể. Đọc bốn câu thơ tiếp (Máy chiếu) ấn tượng chung về Thúy Vân?ba câu còn lại nói về vẻ đẹp của Vân ra sao ? Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì để tả ? GV phân tích (Ba câu tiếp lần lượt miêu tả từng nét đẹp cụ thể trong thiên nhiên có bao cái đẹp, Nguyễn Du chọn những cái đẹp nhất so sánh với vẻ đẹp của Vân : . Gương mặt- đầy dặn, dịu dàng như trăng Lông mày - sắc nét Mái tóc- óng ả, mượt mà hơn mây trời. Làn da - trắng hơn tuyết Miệng - cười tươi thắm như hoa Giọng nói -> trong như ngọc Khi tả Thúy Vân Nguyễn Du dùng cái đẹp của thiên nhiên để miêu tả (bút pháp ước lệ), tất cả đã toát lên một vẻ đẹp như thế nào? * Vẻ đẹp đó báo hiệu cuộc đời như thế nào? ( Qua 4 câu thơ nhờ vận dụng kết hợp nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, so sánh, thậm xưng với thành ngữ ND khắc hoạ tinh tế cụ thể từng chi tiết tạo nên chân dung dung Thuý Vân là sự cân đối, hài hoà đầy sức sống) Phẩm giá của Thuý Vân được giới thiệu qua chi tiết nào? - Phẩm giá của Thuý Vân như thế nào? HS: đọc 12 câu thơ tả Kiều (máy chiếu) * Tại sao Thuý Kiều là nhân vật chính mà tả sau Thuý vân? Miêu tả Kiều có gì khác so với tả Vân? - Khi miêu tả Kiều Nguyễn Du chú ý đến chi tiết nào?tìm chi tiết? - Vẻ đẹp của Kiều được nhấn mạnh ở điểm nào - Tác giả sử dụng biến pháp nghệ thuật nào? - Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp như thế nào? GV định hướng: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” - sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, tình cảm. + Phép so sánh giữa Kiều và Vân tuy mỗi người một vẻ nhưng Kiều đẹp hơn và có tài hơn Vân. + Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu của Vân ánh lên đậm nét trong vẻ đẹp chân dung Thuý Kiều. ND sử dụng nghệ thuật "tả khách hình chủ" (mượn khách để nói chủ mượn Vân để nói Kiều). - Tác giả tiếp tục dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. Song khác với tả Vân ? + Nguyễn Du đặc tả đôi mắt Kiều chứ không liệt kê nhiều chi tiết như tả Vân “Làn thu thủy nét xuân sơn” -> mắt sáng trong như nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. + Dùng điển cố văn học TQ "nghiêng nước nghiêng thành" để biểu hiện vẻ đầy quyến rũ ở đôi mắt. Vẻ đẹp tâm hồn được bộc lộ qua vẻ đẹp đôi mắt + “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” -> Dung nhan Kiều đằm thắm . - GV khái quát, chuyển ý : Tác giả vẫn tiếp tục tả Kiều bằng các biện pháp ẩn dụ kết hợp ước lệ. Bức chân dung Kiều hiện lên như một tuyệt thế giai nhân. Đó là về nhan sắc còn tài năng của Kiều như thế nào ? + Quan niệm thẩm mĩ PK một người có tài năng phải giỏi “cầm, kỳ, thi, hoạ” (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh) Kiều đã đạt tới mức lý tưởng ấy. Đặc biệt sở trường hơn người là đánh đàn “Nghề riêng ... trương”, giỏi tới mức soạn riêng cho mình khúc nhạc “bạc mệnh”. - Câu “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” có ý nghĩa gì ? + Tiếng đàn của Kiều là tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu, đa cảm, dự cảm được thân phận trôi nổi của mình sau này. Tiếng đàn của Kiều chính là tiếng nói nội tâm sâu sắc mãnh liệt của nàng. + ND tập trung miêu tả "sắc - tài- tình" là ba nét đẹp đặc trưng, là ba phẩm chất độc đáo tạo nên sự hoàn hảo tuyệt vời trong vẻ đẹp TK. - Vân đẹp, vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu khiến thiên nhiên phải “thua, nhường” còn Kiều đẹp cả sắc, tài, tình khiến thiên nhiên như thế nào ? Từ đó nói lên điều gì ? + Thiên nhiên phải “ghen, hờn” trước vẻ đẹp của Kiều, khiến tạo hóa ghen ghét, đố kỵ, tìm cách trả thủ -> Số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Việc dùng điển cố "Hồ cầm" và kể chuyện Thuý Kiều đặt tên cho bản đàn do mình sáng tác là "bạc mệnh" ND dự báo một tiền đồ ảm đạm, một tương lai bất hạnh, một cuộc sống bất ổn sẽ đến với nhân vật này trong mai sau với sự đồng cảm chân tình tế nhị. HS: Đọc 4 câu cuối. Nêu ý khái quát? + Việc dùng các từ Hán Việt "phong lưu", "hồng quần", "cập kê" và thành ngữ tiếng Việt "trướng rủ màn che" cùng các điển cố văn học "tường đông" ND đã nêu rõ một đặc điểm không thể thiếu được khi miêu tả chân dung các nhân vật, họ là những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành, tuổi yêu, tuổi đi lấy chồng. Các từ láy "cập kê", "êm đềm" tạo nên âm hưởng dịu dàng trong sáng có tác dụng tô đậm vẻ đẹp thanh tú và tươi trẻ của hai thiếu nữ họ Vương. 26’ II. Tìm hiểu văn bản 2. 4 câu thơ tiếp - Nhan sắc:+ Khuôn trăng- đầy đặn + Nét ngài - nở nang + Hoa - cười, ngọc – thốt - So sánh, ẩn dụ, tượng trưng, miêu tả. - Vẻ đẹp phúc hậu, hài hoà giữa dung nhan và đức hạnh. Chân dung dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. - Phẩm hạnh:+Trang trọng + Đoan trang - Nghiêm trang, đức hạnh. 3. 12 câu thơ tiếp theo - Kiều: + Sắc sảo + Mặn mà - Tài sắc - phần hơn. - Nhan sắc: + Làn thu thuỷ + Nét xuân sơn + Hoa ghen, liễu hờn + Nghiêng nước, nghiêng thành - Nghệ thuật ứơc lệ, ẩn dụ, tượng trưng. - Vẻ đẹp tuyệt thế nhân gian. - Tài năng: Thông minh, thi, ca, ngâm, hoạ, đàn. - Tài đạt tới mức lí tưởng. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc – tài – tình - Dự báo cuộc đời sẽ éo le, đau khổ. 4-4 câu thơ cuối: - Ca ngợi đức hạnh của hai chị em trong một gia đình gia giáo, nền nếp. Hoạt động 5 : Hướng dẫn tổng kết Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Hoạt động nhóm : Nhóm 1 + 2 : Cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều là sự đề cao giá trị con người. Vậy ở đoạn trích này cụ thể là gì ? Nhóm 3 + 4 : Nghệ thuật tả người đặc sắc trong đoạn trích - Các nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét. -GV: nhận xét- chốt lại. 3’ IV. Ghi nhớ (sgk) Hoạt động 6. Luyện tập Mục tiêu: Đọc diễn cảm văn bản GV gọi HS đọc văn bản 5’ V. Luyện tập Đọc diễn cảm văn bản 4- Củng cố: ( 1 phút) Gv khái quát nội dung bài học 5- Dặn dò : (1 phút) Học thuộc lòng đoạn trích, Phân tích được giá trị nghệ thuật, nội dung văn bản. Soạn : Cảnh ngày xuân.

File đính kèm:

  • doctiết 27.doc