A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
ã Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm này vào trong quá trình giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ã Thầy: Bảng phụ, giáo án.
ã Trò: Chuẩn bị sách vở và đọc bài trước khi đến lớp
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I: Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và nền nếp của học sinh
II: Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sách vở của HS . Phần kiểm tra bài cũ lồng vào giờ học.
III: Nội dung bài mới
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết: 3: tiếng Việt các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 09/2006
Ngày dạy: 08/09/2006
Tuần: 1
Tiết: 3
Tiếng việt: các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm này vào trong quá trình giao tiếp.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy: Bảng phụ, giáo án.
Trò: Chuẩn bị sách vở và đọc bài trước khi đến lớp
C/ Các bước lên lớp
I: ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và nền nếp của học sinh
II: Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sách vở của HS . Phần kiểm tra bài cũ lồng vào giờ học.
III: Nội dung bài mới
1. Giới thiệu bài.
Trong chương trình ngữ văn 8 ( kì II ) các em đã được làm quen với phần kiến thức có liên quan đến vấn đề hội thoại.
H: Hãy nhắc lại thế nào là hội thoại ? Em đã được học những đơn vị kiến thức nào có liên quan đến hội thoại ?
Định hướng:
- Hội thoại là một vấn đề thtuộc phạm trù ngữ dụng học
- Hội thtoại là quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe nhằm hướng tới một mục đích nhất định.
- Trong chương trình ngữ văn 8 chúng ta đã được học hai vấn đề có liên quan đến hội thoại đó là :
+ Vai xã hội trong hội thoại
+ Lượt lời trong hội thoại.
GV dẫn :
Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các phương châm, hội thoại.
2) Tiến trình bài dạy:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
HĐ I: phương châm về lượng
GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại SGK trang 8.
H: Trong cuộc thoại này An đã hỏi Ba như thế nào ? Câu hỏi của An nhằm mục đích gì ?
H: Trước câu hỏi của bạn Ba đã trả lời như thế nào ? Câu hỏi đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
Nếu là Ba thì em sẽ trả lời bạn An như thế nào ?
H: Em có nhận xét gì về câu trả lời của Ba?
H : Từ đó em rút đuơc bài học gì trong quá trìng giao tiếp.
Giaó viên yêu cầu học sinh đọc chuyện cười "Lợn cưới áo mới"
Giáo viên giớ thiệu
Cùng với treo biển,"Lợn cưới áo mới" là một trong những chuyện cười đặc sắc mà các em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6
H: Chuyện lợn cưới áo mới phê phán điều gì?
H:những chi tiết nào khiến chuyện gây cười
H; Tại sao những chi tiết đó lại có tác dụng gây cười
H: Theo em anh có lợn và anh có áo chỉ cần noi như thế nào thôi
H:Qua đó em rút ra được bài học gì trong quá trình giao tiếp
H:Tóm lại qua toàn bộ phần phân tích vừa rồi em rút ra được bài học gì khi giao tiếp
Giáo viên kết luận
nếu nói ít hơn hay nói nhiều hơn yêu cầu giao tiếp đặt ra nghĩa là nhân vật tham gia giao tiếp đã vi phạm phương châm về lượng
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gi nhớ 1trang 9
Giáo viên đưa ra hai tình huống:
***Tình huống1
-Bác có biết nhà cháu ở đâu không?
-có
-ở đâu ạ!
_bên cạnh ngôi nhà hai tầng mới xây phía trước kia kìa
***Tình huống 2
-Bố ơi,người ta bắt mất trâu nhà mình rồi!
-Tại sao người ta lai bắt?
-Dạ, trâu nhà mình ăn lúa ạ!
-Ăn lúa ở đâu?
-Ăn lúa ở mồm ạ!
H:Trong mỗi tình huống trên nhân vật giao tiếp đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Em hãy chỉ rõ và sửa lại cho rõ
Giao viên cho học sinh thảo luận nhóm
Định hướng:
-Tình huống 1:nhân vật giao tiếp đang muốn hỏi vợ (chồng) mình
-Tình huống 2:người bố muốn hỏi địa điểm trâu ăn lúa
2 HS đọc phân vai
- An hỏi Ba " Cậu học bơi ở đâu vậy".
- An muốn hỏi địa điểm bơi mà Ba sẽ đến tập luyện.
- Ba trả lời bạn : học bơi ở dưới nước.
- không đáp ứng điều An muốn biết.
- Học bơi ở câu lạc bộ ( bể bơi ) gần nhà.
Nói ít hơn những gì mà mục đích giao tiếp đặt ra
-Nói đúng nội dung cần giao tiếp.
-khôngnên nói ít hơn những gì mà mục đích giao tiêp đặt ra.
Học sinh đọc phân vai
Phê phán thói khoe khoang
-"Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không"
-"Từ lúc tôi mặc cái áo mới này,tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Cả hai nhân vật cùng nói thừa thông tin trong khi giao tiếp
-Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?
-Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
Không nói thừa thông tin trong khi giao tiếp
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ;nội dung của lơì nói phải đáp ứngđúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa
Một đến hai học sinh đọc
Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một tình huống
I/ Phương châm về lượng:
"khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ưng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa(Phương châm về lượng)
HĐ 2: PHƯƠNG CHÂM Về CHấT
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc diền cảm chuyện "Quả bi khổng lồ"
H:Chuyện cười này phê phán điều gì?
H:Qua câu chuyện tác giả dân gian muốn gửi tới các em bức thông điệp gì?
Vậy khi giao tiếp chúng ta cần tránh điều gì?
Giáo viên treo bảng phụ
Vừa bước vào cửa lớp Long đã hớt ha hớt hải :
Ngày mai lớp mình được nghỉ học đấy
Sáng hôm sau, cô giáo bước vào lớp:
-Tại sao các bạn lớp mình nghỉ học nhiêu thế?
Lớp trưởng đứng dậy:
Thưa cô, hôm qua bạn Long bảo hôm nay lớp mình được nghỉ học ạ!
H:Trong tình huông trên nhân vật nào có lỗi với cô giáo?Tại sao?
H:Từ tình huống này em rút ra bài học gì trong khi giao tiếp?
H:Theo em Long phải noi như thế nào nếu như bạn ấy chưa biết chắc ngày mai lớp được nghỉ học?
Định hướng:
-Hình như ngày mai lớp mình được nghỉ học các bạn ạ.
-Tớ nghe noi ngày mai lớp mình được nghỉ học đấy.
H:Nói tóm lại, qua những tình huống trên em cần lưu ý điêu gì trong khi giao tiếp
Giáo viên khẳng định: Đó chính là nội dung của phần ghi nhớ hai SGK(trang 10)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 2
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 SGK trang 10 để củng cố thêm phần kiến thức này.
H: Nêu yêu câu bài tập 2?
GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thực hành BT2 trên bảng phụ
a) ... nói có sách, mách có chứng
b)......nói dối
c)..... nói mò
d)... nói nhăng, nói cuội
e)..... nói trạng
Những từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Phê phán thói đời nói khoác
Không nên nói khoác
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng
Học sinh quan sát tình huống trên bảnh phụ.
-Nhân vật Long.
-Long thông báo với cả lớp việc nghỉ học khi chưa có bằng chứng xác thực.
Khi giao tiếp không lên nói nhưng điều chưa có bằng chứng cụ thể.
Học sinh tự do thảo luận.
-Không nên nói những gì mà mình chưa tin là đúng.
-Không nên nói những gì chưa có bằng chứng xác thực.
- Điền từ vào chỗ trống
- Xác định phương châm hội thoại.
HS thực hành trên bảng phụ
II. Phương châm về chất:
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm các BT1, 4, 5 trong SGK.
GV gọi HS nêu yêu cầu BT1
H: Với BT này em cần vận dụng đơn vị kiến thức nào vừa học?
GV cho HS thực hành BT này bằng phương pháp vấn đáp.
Định hướng:
a) Trường hợp này thừa cụm từ "nuôi ở nhà" vì từ "gia súc" hàm chứa nghĩa là thú nuoi trong nhà.
b) Trường hợp này thừa cụm từ hai cánh vì chim đều có hai cánh.
GV cho HS nêu yêu cầu BT4
GV hướng dấn HS chữa BT này bằng phương pháp vấn đáp
Định hướng:
a) Trong trường hợp nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất người nói phải dùng những cách nói như vậy.
b) Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói như vậy.
Tương tự như BT1, 2, 4 GV cho HS nêu yêu cầu bầi tập 5
GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận bài tạp này
GV cử đại diện nhóm trình bày trước
Định hướng:
- ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho ngưòi khác.
- ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- ăn không nói có: vu khống, bịa chuyện
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
HS đọc yêu cầu bài tập 1
Phương châm về lượng
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
III. Luyện tập:
bài tập 1:
bài tập 4:
bài tập 5:
IV . củng cố
H: Trong bài học hôm nay em cần nắm được những đơn vị kiến tức nào?
GV yêu cầu HS đọc 2 ghi nhớ trong SGK
V . Hướng dẫn về nhà
GV hướng dẫn HS thực hiện một số công việc ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK
- Làm bài tập 3, bổ sung bài tập 1, 2, 4, 5 vào vở bài tập.
- Chuẩn bị cho tiết học "Các phương châm hội thoại" (tiếp theo).
File đính kèm:
- Tiet 3 Cac phuong cham hoi thoai.doc