A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh .
- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, cụ thể:
+ Kiểu bài: Có đúng là văn thuyết minh không?
+ Nội dung:Các tri thức có cung cấp đẩy đủ, khách quan không?
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1- Giáo viên: Chấm bài - Chỉ ra cụ thể các ý tốt bài làm tốt để khen và các lỗi về các mặt khác để chữa, rút kinh nghiệm cho học sinh.
- Thống kê điểm. Chuẩn bị bài luyện tập.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 30: Trả bài tập làm văn số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 - Tiết 30
Ngày soạn:...........
Ngày dạy:............
TRả BàI TậP LàM VĂN Số 1
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh .
- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả, cụ thể:
+ Kiểu bài: Có đúng là văn thuyết minh không?
+ Nội dung:Các tri thức có cung cấp đẩy đủ, khách quan không?
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lý, có hiệu quả.
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1- Giáo viên: Chấm bài - Chỉ ra cụ thể các ý tốt bài làm tốt để khen và các lỗi về các mặt khác để chữa, rút kinh nghiệm cho học sinh.
- Thống kê điểm. Chuẩn bị bài luyện tập.
2- Học sinh: Tự xác định yêu cầu và những thiếu sót, cần rút kinh nghiệm theo ý chủ quản.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy-trò
Nội dung hoạt động
Giáo viên chép lại đề bài bài viết một số 1 lên bảng
* Đề bài: Thuyết minh về một con vật nuôi trong nhà (chó, mèo, lợn, gà....)
HĐ1: Phân tích, tìm hiểu đề bài
I- Yêu cầu về bài làm
1- Tìm hiểu đề
GV: Yêu cầu học sinh phân tích đề, chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt.
Học sinh thực hiện
- Kiểu bài : Văn thuyết minh + BPNT và yếu tố miêu tả.
- Đối tượng thuyết minh: 1 con vật nuôi cụ thể (trong nhà).
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận xây dựng lập dàn ý cho bài viết
2- Dàn ý
HS: Thực hiện
A- Mở bài
GV: Nhận xét bổ xung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt
Giới thiệu về con vật nuôi cụ thể (chó, mèo, lợn, gà...) theo cách kể chuyện tự thuật theo lối ẩn dụ (giới thiệu theo ngôi thứ nhất: tự thuật hoặc ngôi thứ 3).
B- Thân bài: Các ý:
- GV cung cấp cho học sinh tri thức.
Học sinh tự tìm hiểu trên sách báo hoặc trong thực tế cuộc sống.
- Giới thiệu về nguồn gốc của con vật nuôi, hâu hết đều có nguồn gốc từ thú rừng như: chó rừng, lợn rừng, trâu rừng....) được con người thuần hoá:
+ Quá trình đến với con người, thời gian đến với con người.
+ Các giống (chủng loại): Nêu cụ thể
- Giới thiệu về đặc điểm cơ thể
+ Vóc dáng, màu sắc, trọng lượng ...
+ Các bộ phận cơ thể:
* Lưu ý thuyết minh cần phải kết hợp biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
- Giới thiệu về tập tính sinh sống và sinh sản
+ Môi trường sống: Quen sống ở đâu, thích ăn món gì...
+ Sinh sản một năm hay nhiều năm, một lứa hay nhiều lứa. (Từng loại về cụ thể VD: Trâu 1 năm một lứa, mèo 1 năm 3 lứa).
- Giới thiệu về sự gắn bó của vật nuôi với đời sống con người .
C- Kết bài
+ Có thể kết thúc cuộc đối thoại.
+ Có thể chấm dứt được giới thiệu về mình nếu là nhân vật tự thuật.
+ Có thể đánh giá vai trò của con vật, nếu thuyết minh ở ngôi thứ 3.
* Khẳng định vai trò, vị trí, sự gắn bó của vật nuôi với đời sống con người
HĐ2: Nhận xét và đánh giá bài viết.
III- Nhận xét bài làm
1- Ưu điểm
GV: nhận xét ưu nhược điểm chung của cả lớp.
- Đa số học sinh nắm chắc kĩ năng làm bài thuyết minh, kết hợp với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Do đó bài viết đạt yêu cầu. Cung cấp tri thức về con vật nuôi.
HS: Nghe
- Nhiều bài viết đạt được điểm cao ...
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, tự nhiên
2- Nhược điểm
- Gv đọc cho học sinh nghe một số bài làm tốt.
Một số bài viết diễn đạt còn sai, mắc lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả.
- Chưa bám sát nội dung, trình bày chưa mạch lạc.
- Một số bài chưa kết hợp hài hoà các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.
3- Thống kê điểm
Lớp
0,1,2
3,4
5,6
7,8
9,10
HĐ3: Chữa lỗi sai trong bài viết.
III - Chữa một số lỗi sai.
GV: chiếu lên màn hình những đoạn sai, yêu cầu học sinh sửa chữa, học sinh bổ sung.
1- Sai về kiến thức:
Đoạn 1: Chú chó Đôli nhà tôi thể lực vạm vỡ, chí ít ra cũng nặng đến 150kg. Mặc dù to lớn nhưng nó lại khảnh ăn ra phết - khi nào dỗi tôi, cu cậu nhịn ăn đến hai ngày liền mãi mới chịu làm lành với tôi.
-> Sai: Vì chưa hợp lý trọng lượng cơ thể.
Đoạn 2: Mimi tôi rất khoái thẩu món cá rán. Nếu được cho ăn đầy đủ thì một năm tôi không chỉ đẻ 5 lứa mà sẽ tăng thành 7 lứa mà thôi.
-> Sai vì đặc điểm sinh sản của mèo là chỉ đẻ 1 năm có 3 lứa
2- Sai về diễn đạt dùng từ, viết câu, lôgic:
Đoạn 1: Em được nghe các cụ họ nhà Mèo kể rằng: Họ nhà mèo chúng tôi vốn bắt nguồn từ Mèo rừng. Tổ tiên chúng tôi được nuôi ở Ai Cập, du nhập vào Châu Âu và đến với Việt Nam.
-> Sai do xưng hô em - tôi chưa nhất khoán. Dùng từ bắt nguồn chưa chính xác, phải sửa là có nguồn gốc
Đoạn 2: Họ nhà Trâu chúng tôi có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của người Việt Nam. Không chỉ để cày cấy mà còn là tài sản lớn của người dân, gắn bó với tuổi thơ của những đứa bé thôn quê mà còn cho thực phẩm có giá trị rất cao.
-> Câu sai ngữ pháp: Viết quá dài, thiếu chủ ngữ, sử dụng quan hệ từ không đúng.
HĐ4: Hướng dẫn về nhà.
IV - Luyện tập về nhà
GV: phát phiếu học tập.
Bài tập : Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và chỉ ra các lỗi sai, sửa lại thành một đoạn văn đúng và hay.
HS: Nhận bài tập về nhà làm nộp vào tiết sau:
Nhờ sự sáng suốt của tạo hoá và con người. Loài Mèo chúng tôi có được đầy đủ sự nhanh nhẹn, thông minh. Tôi thầm cảm ơn thượng đế, tôi thầm cảm ơn tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ. Tôi thầm cảm ơn con người đã cho chúng tôi điều đó. Không những cảm ơn nhưng tôi còn xin hứa sẽ làm tốt công việc được giao phó là không một phút xao nhãng việc bắt chuột của mình. Có làm được như vậy tôi mới thực sự an tâm.
Gợi ý sửa:
- Câu 1: Thiếu nòng cốt câu->gắn với câu 2.
- Câu 3, 4, 5: Lặp thừa -> toi thầm cảm ơn thượng đế, tổ tiên, ông, bà, cha , mẹ ... và biết ơn con người đã cho tôi điều đó.
- Câu 6: Dùng quan hệ từ chưa phù hợp, không những - nhưng - không những - mà
File đính kèm:
- Giao an van9tuan 7 tra bai so.doc