I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt
1. Dành cho học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Giải thích các kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Trình bày vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
2. Dành cho học sinh trung bình
a. Kiến thức:
- Chứng minh các kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Phân tích vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng:
- Lý giải được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Dành cho học sinh yếu
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31: Miêu tả trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2013
Ngày giảng: 4/10/2013
Tiết 31. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt
1. Dành cho học sinh khá, giỏi
a. Kiến thức:
- Giải thích các kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Trình bày vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
2. Dành cho học sinh trung bình
a. Kiến thức:
- Chứng minh các kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Phân tích vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng:
- Lý giải được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
3. Dành cho học sinh yếu
a. Kiến thức:
- Chứng minh các kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
- Phân tích vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị
1- GV: Máy chiếu, đoạn văn mẫu.
2- HS: xem lại kiến thức về văn miêu tả, đọc lại VB Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra (Không kiểm tra)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Khởi động
(Máy chiếu)
Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào. Chỉ ra yếu tố được sử dụng trong đoạn văn ấy?
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mặt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xác xơ quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồn)g
GV nhận xét và kết luận đoạn văn tự sự trên có sử dụng yếu tố miêu tả.
2
Hoạt động 2. Hướng dẫn hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:
- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn trích (máy chiếu)
Đoạn trích trên kể về việc gì?
Trong trận đánh đó, nhân vật Quang Trung được giới thiệu như thế nào?
- Quang Trung hướng dẫn quân lính kế sách đánh giặc, chỉ huy trận đánh. Cụ thể:
+ Quân ta cho ghép ván, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi.
+ Quân Thanh bắn nhưng không trúng, phun khói.
+ Quân của quân ta khiêng ván xông lên.
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tự, quân Thanh đại bại.
- Trong đoạn văn tác giả sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả.
Hãy cho biết các yếu tố miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
* Đọc các sự việc trên, so sánh với đoạn trích trong văn bản rồi rút ra nhận xét về các sự việc, nhân vật, trận đánh diễn ra có sinh động không. Vì sao?
- Các sự việc đã đầy đủ chưa, nối các sự việc thành đoạn văn rồi rút ra nhận xét.
GV nhận xét và kết luận: yếu tố miêu tả đóng vai trò quan trọng trong VB tự sự. Theo em, đó là vai trò gì?
( HS nêu vai trò của yếu tố miêu tả đối với việc tả cảnh, nhân vật, sự việc).
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
2’
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
1. Bài tập (sgk)
- Kể về sự việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
- Các chi tiết miêu tả. Làm nổi bật nhân vật vua Quang Trung, cảnh chuẩn bị của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
2. Ghi nhớ: SGK/92
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS cách làm theo nội dung bài tập
Thảo luận nhóm 2 (2’) , HS trình bày, nhận xét, GV kết luận.
* HS viết bài, trình bày trước lớp
- Xác định ngôi kể
- Kể theo trình tự thời gian
- Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
20’
II. Luyện tập
Bài tập 1 (sgk)
a. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều:
*Tả người: dùng hình ảnh thiên nhiên.
- Đầu lòng 2 ả tố nga/ Mai cốt cách, tuyết tinh thần
- Vân xem trang trọng khác vời
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Kiều càng sắc sảo mặn mà/ làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Thúy Vân, Thúy Kiều chân dung tuyệt đẹp 10 phân vẹn mười, nhưng không giống nhau, mỗi người có 1 nét riêng.
b. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
Tả cảnh: ngày xuân, lễ hội tươi sáng, phù hợp với không khí mùa xuân.
- Ngày xuân con én đưa thoi
….. 1 vài bông hoa.
- Thanh minh trong tiết tháng 3
…. Tiền giấy bay.
- Tà tà bóng ngả về tây
…. Bắc ngang
Bài tập 2 (sgk) Viết 1 đoạn văn ngắn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân
4. Củng cố (1’)
GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn tự học (1’)
- Học bài, làm bài tập 3
- Chuẩn bị viết bài TLV số 2.
File đính kèm:
- tiết 31.doc