Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34, 35, 35, 37

A. Mục tiêu bài dạy /sgv:

B. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: sgk, sgv, giáo án

- HS: sgk, soạn bài

C. Tiền trình:

(1) Khởi động: 5'

- Ổn định

- Bài cũ: HTL Kiều ở Lâu Ngưng Bích. Nêu nội dung, nghệ thuật

- Bài mới: Càng yêu thương Kiều bao nhiêu. Nguyễn Du càng căm phẫn bọn buôn người bấy nhiêu. Nhân vật Mã Giám Sinh hiện rõ bản chất con buôn, chà đạp lên nhân phẩm của Kiều như thế nào? Ta cũng tìm hiểu nội dung đoạn trích.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34, 35, 35, 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34-35: VIẾT BÀI VIẾT SỐ 2 Đề: Kể lại chuyển du lịch biển thú vị, em từng tham gia. Tiết 36: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (Nguyễn Du) (Trích truyện Kiều) A. Mục tiêu bài dạy /sgv: B. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: sgk, sgv, giáo án - HS: sgk, soạn bài C. Tiền trình: (1) Khởi động: 5' - Ổn định - Bài cũ: HTL Kiều ở Lâu Ngưng Bích. Nêu nội dung, nghệ thuật - Bài mới: Càng yêu thương Kiều bao nhiêu. Nguyễn Du càng căm phẫn bọn buôn người bấy nhiêu. Nhân vật Mã Giám Sinh hiện rõ bản chất con buôn, chà đạp lên nhân phẩm của Kiều như thế nào? Ta cũng tìm hiểu nội dung đoạn trích. (2) Đọc hiểu văn bản (40') Hoạt động của GV-HS N/dung bài giảng Nêu vị trí đoạn trích. Kết cấu đoạn trích A. Tìm hiểu bài - Đoạn thơ thuộc phần "Gia biến và Lưu lạc" I. Vị trí đoạn trích - Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều bán mình lấy tiền để cứu cha và gia đình khỏi tai họa - Việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều xảy ra trước việc Kiều ở Lầu Ngưng Bích. - Không chia theo bố cục ngang. -Phần II: Gia biến và lưu lạc Hỏi: Đọc chú thích từ khó. Lưu ý từ "vâng" ở cuối bài.Có sách chép và "vàng". Hỏi: Đọc đoạn trích (Đọc giọng mỉa mai,châm biếm đối với nhân vật Mã Giám Sinh; giọng buồn thương đối với thân phận Kiều) II. Phân tích: Hỏi: Đọc lại phần "Từ đầu ... kíp ra" Hỏi: Mã Giám Sinh trả lời như thế nào khi đàng gái hỏi đến tên họ quê quán? - Trả lời vô lễ, cộc lốc, vô học (1) Nhân vật Mã Giám Sinh. a. Diện mại, cử chỉ Hỏi: Phân tích vẻ ngoài của Mã Giám Sinh - Tuổi ngoài 40, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao-> sự chải chốt, lố lăng không phù hợp với tuổi tác. - Vè ngoài: Chải chốt - Lời nói: Cộc lốc, vô học - Cử chỉ: Vô lễ Hỏi: Ghế trên là ghề dành cho ai? Như thế nào là ngồi tót? - Ghế trên là ghế dành cho các vệc cao niên huynh trưởng, đáng kính nể. - Ngồi tót, chỉ một hành động nhanh nhẹn, dành ghế của các cụ cao niên để ngồi, đây là một hành động vô lễ, bất lịch sữ, không phù hợp với kẻ đi hỏi vợ, thuộc hàng con cháu, mộf cử chỉ chướng mắt. Hỏi: Nhận xét như thế nào khi được gọi là "khách phương xa" nhưng lại xưng "huyện Lâm Thanh cũng gần", lai lịch xuất thân mù mờ, giả dối. Bản chất bất nhân vì tiền của Mã Giám Sinh được bộc lộ qua cảnh nào? (mua bán Kiều). Hành động bất nhân thể hiện như thế nào? - Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Kiều như một đồ vật đem bán, cân đo, đong đếm cả nhan sắc và tài hoa "đắn co cân sắc cân tài". - Bất nhân trong tâm lý lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều và tâm lý mãn nguyện,hợm hĩnh: Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong. - Bản chất vì tiền thể hiện trong hành động mặc cả keo kiệt đê tiện: "cò kè bớt một thêm hai". Nếu trước đó, khi giành ghế trên Mã vội vàng "ngồi tót" thì lúc mua Kiều, Mã hết sức chậm rãi và tính toán "hết đắn đo, hết thử tài-> cò kè, bớt một thêm hai". b. Bảnc hất: Giả dối, bất nhân, vì tiền. Hỏi: Mã Giám Sinh đại diện cho ai? Nhận xét gì về ngôn ngữ diễn đạt của Nguyễn Du? - Mã Giám Sinh hiện lên qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác giả. - Hình ảnh Mã Giám Sinh - nhân vật phản diện, đại diện cho xã hội phong kiến thối nát, được miêu tả bằng nét bút hiện thực hoàn chỉnh cả về diện mại lẫn tính cách. => Nhân vật Mã Giám Sinh được khắc họa cụ thể, sinh động, mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học. Tiết 37: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (tt) Đọc hiểu văn bản "40') (2) Hình ảnh tội nghiệp của Kiều Hỏi: Chọn đọc những câu thơ miêu tả hình ảnh tội nghiệp của Kiều? Hỏi: Nhận xét cử chỉ, thái độ của Kiều trong suốt cuộc mua bán? - Kiều buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi "ngại ngùng". - Ê chề trong cảm giác "thẹn" trước hoa. - Và mặt dày trước gương. Hỏi: Nàng có nhận sự giả dối của Mã Giám Sinh không? Vì sao nàng không phản ứng? - Một con người "thông minh vốn sẵn tính trời" nàng nhận ra tất cả, nhưng vì tình thế cứu cha và em nên nàng đành "nhắm mắt đưa chân" cho số phận. " Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng" => Thúy Kiều thật tội nghiệp, vì nàng là một món hàng đem bán. + Càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm của mình. + Bao trùm lên tâm trạng của Kiều lúc này là sự đau đớn, tê tái. Hỏi: Tấm lòng Nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trícn ở phiến diện nào? - Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh - Niềm thương cảm trước thân phận Kiều (3) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du Hỏi: Nguyễn Du mô tả Mã Giám Sinh với một thái độ như thế nào? thể hiệnc ụ thể như thế nào? - Tác giả đã tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người. Thể hiện cụ thể qua việc mô tả nhân vật Mã Giám Sinh với cái nhìn mỉa mai, châm biếm. + Mày râu nhẵn nhụi-> cho thấy sự thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, phẳng phiu, lông mày tỉa tót rất trai lơ. + Từ nhẵn nhụi gợi cảm giác trơ, phẳng lì. - Miêu tả Mã Giám Sinh tố cáo thế lực đồng tiền. - Thương cảm cho số phận của Kiều. Hỏi: Nguyễn Du còn thể hiện thái độ của mình đối với xã hội đồng tiền như thế nào? - Đồng tiền đã biến con người tài sắc thành món hàng, biến kẻ táng tận lương tâm tành kẻ mãn nguyện, đắc ý. -> Thế lực đồng tiền cùng với thế lực lưu manh, thế lực quan lại đã hùa với nhay tán phá gia đình Kiều, tàn phà cuộc đời Kiều. Hỏi: Niềm thương cảm của Nguyễn Du với Kiều thể hiện như thế nào? - Qua từng lời thơ ta cảm nhận ra điều ấy. Nhà thơ như hóa thân vào Kiều để nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều. (3) Tổng kết: 5' III. Tổng kết Hỏi: Nêu nội dung đoạn trích, nhận xét giá trị nghệ thuật của đoãn trích. - Đoạn trích là một bức tranh hiện thực về xã hội đương thời, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Tác giả đã phôi bày và lên án thực trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hóa, đồng tiền và những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên tất cả. Nhà thơ thông cảm, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp và chà đạp. Nghệ thuật: Đoạn trích cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du bằng nét bút hiện thực khắc họa tính cách nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ. (4) Luyện tập: 3' B. Luyện tập - Đọc lại toàn bộ đoạn trích , HTL - HTL - Sưu tầm thơ (5) Củng cố - Dặn dò: 1' - Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

File đính kèm:

  • docTIET 34+35+36+37.doc
Giáo án liên quan