Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34: Trau dồi vốn từ

I. Mục tiêu cần đạt:

- Định hướng chính để trau dồi vốn từ

* Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt

1. Dành cho học sinh khá, giỏi

 a. Kiến thức:

- Định hướng chính để trau dồi vốn từ

b. Kĩ năng:

- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh

2. Dành cho học sinh trung bình

 a. Kiến thức:

- Định hướng chính để trau dồi vốn từ

b. Kĩ năng:

- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh

3. Dành cho học sinh yếu

 a. Kiến thức:

- Định hướng chính để trau dồi vốn từ

b. Kĩ năng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34: Trau dồi vốn từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/10/2013 Ngày giảng: 10/10/2013 TIẾT 34: TRAU DỒI VỐN TỪ I. Mục tiêu cần đạt: - Định hướng chính để trau dồi vốn từ * Trọng tâm kiến thức, kỹ năng cần đạt 1. Dành cho học sinh khá, giỏi a. Kiến thức: - Định hướng chính để trau dồi vốn từ b. Kĩ năng: - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh 2. Dành cho học sinh trung bình a. Kiến thức: - Định hướng chính để trau dồi vốn từ b. Kĩ năng: - Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh 3. Dành cho học sinh yếu a. Kiến thức: - Định hướng chính để trau dồi vốn từ b. Kĩ năng: - Nhận ra nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Tự nhận thức: Nhận thức được sự phát triển của việc trau dồi vốn từ rất quan trọng. 2. Làm chủ bản thân: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 3. Giao tiếp: Trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học 1. Thực hành: luyện tập sử sụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể. 2. Động não: Suy nghĩ, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề về từ vựng tiếng Việt. IV. Phương tiện dạy học 1. GV: Máy chiếu, một số ví dụ và tình huống liên quan đến sự phát triển của từ vựng. 2. HS: Tìm các tình huống, từ mới có liên quan đến sự phát triển về nghĩa. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra (7’) Học sinh làm BT 1, 2, 3, 4 (sgk) 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động cuat thày và trò TG Nội dung Hoạt động 1. Khởi động (Máy chiếu) Cho hai từ sau: mấp máy, nhấp nháy. Hãy chọn và điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho thích hợp. Ông họa sĩ già...................... bộ ria mép quen thuộc - GV nhận xét và nhấn mạnh: muốn sử dụng tốt tiếng Việt cần phải nắm chắc nghĩa. Đó là cách trau dồi vốn từ. 1’ Hoạt động 2. Hướng dẫn hình thành kiến thức mới Mục tiêu: - Định hướng chính để trau dồi vốn từ - Yêu cầu 1 HS đọc BT 1 nội dung ý kiến của Phạm Văn Đồng (máy chiếu) Qua ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn thể hiện điều gì? - Yêu cầu HS đọc BT 2 (máy chiếu) Hãy xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên và giải thích vì sao có những lỗi này? - GV kết luận: do không nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. Vậy, để biết dùng “tiếng ta” cần phải làm gì. - GV nhận xét và nhấn mạnh việc cần thiết phải trau dồi vốn từ. Vậy làm thế nào để trau dồi vốn từ. - GV giới thiệu các cách như: qua sách báo, ti vi, đài... ghi lại những từ mới hoặc tra từ điển tiếng Việt trước khi dùng từ. - Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài (máy chiếu) Em hiểu ý kiến trên của nhà văn Tô Hoài như thế nào? Em rút ra bài học gì qua ý kiến trên? - Kết luận: cần rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên để trau dồi vốn từ. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 13’ I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ 1. Bài tập (sgk) a. Bài tập 1 Ý kiến của Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn về diễn đạt” - Cá nhân không ngừng trau đồi ngôn ngữ. b. Bài tập 2: Xác định lỗi... a. thừa từ “đẹp” b. dùng sai từ “dự đoán” → “ước đoán” c. sai từ “đẩy mạnh” → “mở rộng” 2. Ghi nhớ: SGK/100 II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ 1. Bài tập (sgk) - Ý kiến của Tô Hoài: phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của dân tộc. 2. Ghi nhớ: SGK/101 Hoạt động 3. Hướng dẫn thực hành: Mục tiêu: Giải thích nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh HS đọc yêu cầu bài tập 1. Yêu cầu HS làm cá nhân và trình bày kết quả. HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu HSTL nhóm tìm ra lỗi sai và cách chữa. - Hs thảo luận nhóm 2 trong 2 phút và trình bày. Yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS cách làm. Có mấy cách trau dồi vốn từ, đó là những cách nào? - Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK - HS làm câu a,b. 20’ III. Luyện tập Bài 1. Xác định nghĩa của Tiếng và của từ trong cụm từ hoặc câu nói cụ thể - Hậu quả: (b) - Đoạt: (a) - Tinh tú: (b) Bài 3. Nhận ra và biết cách sửa lỗi dùng từ. a. im lặng – yên tĩnh b. Thành lập - thiết lập c. Cảm xúc – cảm phục Bài 6. Tìm các yếu tố cấu tạo từ mô hình cho trước. - Quan sát, lắng nghe lời nói của mọi người và trên các phương tiện khác: - Đọc sách báo - Ghi lại những từ ngữ mới nghe, đọc được 4. Củng cố (1’): GV khái quát nội dung bài học 5. Dặn dò (1’): - Học bài, làm các bài tập còn lại: 2,4,6,8,9. - Mở rộng vốn từ : hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng. - Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích.

File đính kèm:

  • doctiêt 34.doc