A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Kiều qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi nhớ của nàng; Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
- Bồi dưỡng lòng thương cảm, sự sẻ chia.
B. Chuẩn bị:
- Đọc Giảng văn Truyện Kiều
- Tích hợp với miêu tả nội tâm trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Đọc diễn cảm đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
? Trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2013
Ngày dạy: 08/10/2013
Tiết 36 - Văn bản : Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của Kiều qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi nhớ của nàng; Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
- Bồi dưỡng lòng thương cảm, sự sẻ chia.
B. Chuẩn bị:
- Đọc Giảng văn Truyện Kiều
- Tích hợp với miêu tả nội tâm trong văn tự sự
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Đọc diễn cảm đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
? Trình bày cảm nhận của em về tình cảnh của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích (tiếp)
2. Nỗi nhớ thương của Kiều
*Nỗi nhớ Kim Trọng
? Nỗi nhớ Kim trọng được diễn tả qua những lời thơ nào?
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những dày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
? Từ nào đặc tả trạng thái cảm xúc của Kiểu? Em hiểu gì về trangjt hái đó?
- Từ Tưởng nghĩa là mơ tưởng, tưởng tượng - trạng thái cảm xúc của những kẻ yêu nhau mà phải xa nhau
? Nàng tưởng tượng đến kỉ niệm nào?
- Kỉ niệm đêm trăng nguyện ước giữa nàng và Kim Trọng
? Tình cảm ấy phát triển ra sao trong câu thơ tiếp theo?
- Hết nỗi nhớ rồi đến niềm thương (thương Kim Trọng nơi xa xôi đợi chờ nàng một cách vô ích)
? Nàng còn thương điều gì khác nữa?
- Thương thân mình vì phải lưu lạc nơi chân trời góc bể.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu cuối?
- Câu hỏi tu từ -> sắc thái khẳng định - Nghệ thuật ẩn dụ: "tấm son" -> tấm lòng son sắt của Kiều đối với Kim Trọng
? Từ đó, hai câu này được hiểu như thế nào?
- Dù phải phiêu dạt nơi chân trời góc bể nhưng tình yêu nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ thay đổi.
? Em có nhận xét gì về nỗi nhớ người yêu của Kiều?
-> Một nỗi nhớ thương đau đáu, da diết, khắc khoải
? Qua đó, em hiểu gì về nàng?
- Kiều là một người tình chung thủy
*Nỗi nhớ cha mẹ
? Những câu thơ nào diễn tả nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất nỗi lòng kiều khi nhớ về cha mẹ?
- Từ xót - xót xa, đau đớn
? Vì sao nàng lại xót xa, đau đớn?
- Vì nàng hình dung ra cảnh cha mẹ nàng đang ngày đêm tựa cửa ngóng tin con
? Đặc điểm nào nổi bật trong ngôn ngữ đoạn thơ trên?
- Xuất hiện nhiều thành ngữ, điển tích, điển cố văn học
? Hãy giải thích các điển cố đó?
- HS giải thích theo chú thích SGK
? Điểm chung của các điển cố điển tích đó là gì?
- Đều thể hiện đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ
? Theo em, điều đó tác động ntn đến tâm trạng của Kiều?
- Khoét sâu thêm nỗi lòng xót xa, day dứt của Kiều khi không được ở bên phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già bóng xế.
? Cảm nhận của em về giọng thơ?
- Giọng thơ rưng rưng, xúc động
? Em có nhận xét gì về nỗi nhớ cha mẹ của Kiều?
-> Nỗi nhớ thương xót xa, day dứt
? Nét đẹp tâm hồn nào của Kiều được bộc lộ qua nỗi nhớ ấy?
- Một người con hiếu thảo
? Theo em, những lời thơ trên là lời của Kiều nói với ai?
- Kiều tự nhủ trong tâm tưởng với và chính mình
- Giáo viên tích chờ với ngôn ngữ độc thoại nội tâm (tiết 40)
- Hs ghi nhớ
? Qua nỗi nhớ thương của Kiều, em hiểu gì về nàng?
=> Kiều là một người tình chung thủy, một người con hiếu thảo và một người phụ nữ có lòng vị tha, cao thượng
? Theo em vì sao Nguyễn Du để cho Kiều nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau?
- Vì với cha mẹ nàng đã bán mình chuộc cha phần nào đáp đền được chữ hiếu, nỗi đau lớn nhất trong lòng nàng là đã phụ tình Kim Trọng. Hơn nữa, hình ảnh vầng trăng trước lầu Ngưng Bích dễ gợi cho nàng nhớ đến vầng trăng nguyện ước năm xưa.
? Từ đó, em hiểu gì về Nguyễn Du?
- Am hiểu tâm lí nhân vật, giàu sẻ chia thông cảm - biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo
3. Nỗi buồn lo của Kiều
? Nỗi buồn lo của Kiều được khắc họa trực tiếp hay gián tiếp?
- Được khắc họa gián tiếp thông qua bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích
? Kiều nhìn thấy những cảnh gì? Theo em những cảnh ấy gợi nỗi buồn lo nào trong Kiều?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS thảo luận. Kết quả cần đạt:
- Cảnh:
- "cửa biển ... xa xa"
Tình:
Nỗi buồn tha hương
"Ngọn nước... hoa trôi ...
Nỗi sầu về thân phận nổi trôi, vô định
"Nội cỏ rầu.. xanh xanh..."
Chán ngán về cuộc sống héo hon rầu rĩ
Gió cuốn, sóng kêu quanh ghế ngồi
Lo sợ về những tai ương sắp sửa ập đến
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS ghi nhớ
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ?
- Sử dụng nhiều từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng?
- Điệp từ : "Buồn trông" -> Vừa tạo âm hưởng trầm buồn vừa gợi nỗi lòng chất chứa của Kiều.
? Bút pháp nghệ thuật chủ đạo là gì?
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình
? Nỗi buồn lo của Kiều đã được khắc họa như thế nào?
=> Nỗi buồn lo chất chồng, lớp lớp
III. Tổng kết
? Khái quát đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Từ ngữ chọn lọc giàu hình ảnh
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm...
? Qua đó tâm trạng Kiều được khắc họa như thế nào?
-> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
* Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn trích
? Vì sao nhà thơ Nguyễn Du lại để Kiều nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau?
? Qua nỗi nhớ của Kiều, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn nàng?
? Chứng tỏ rằng 8 câu cuối là một bức tranh tả cảnh ngụ tình tuyệt bút?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học
- Luyện đọc diễn cảm đoạn trích
- Chuẩn bị tiết 37 - Trau dồi vốn từ
+ Đọc trước bài học trong sách giáo khoa
+ Tìm đọc các bài viết của Phạm Văn Đồng về sự giàu có của tiếng Việt và việc giữ gìn sứ trong sáng của tiếng Việt.
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/10 /2013
Ngày dạy: 09/10/2013
Tiết 37 - Tiếng Việt : Trau dồi vốn từ
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ mà trước hết phải rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ.
Rèn kĩ năng sử dụng từ, kĩ năng trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị:
Tích hợp với thực tế ngôn ngữ
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là thuật ngữ ? Lấy ví dụ minh họa?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách sử dụng từ
1. Xét đoạn trích1 SGK
- Gọi HS đọc
- HS đọc
? Đoạn văn gồm có mấy câu?
- Đoạn văn có 3 câu
? Câu (1) nêu lên hiện tượng gì?
- Trong tiếng Việt:
+ Một chữ diễn tả nhiều ý
+ Một chữ có nhiều ý để diễn đạt
? Từ đó, câu (2) nêu lên nhận định gì?
- Tiếng Việt có khả năng lớn để diễn đạt tư tưởng tình cảm
? Câu văn (3) khuyên ta điều gì?
- Phải sử dụng "tiếng ta" cho đúng
? Muốn thế chúng ta cần phải làm gì?
- Cần phải trau dồi vốn từ
? Vậy việc trau dồi vốn từ có ý nghĩa ntn?
-> Đây là một việc làm hết sức cần thiết
2. Xác định lỗi diễn đạt
? Câu văn a thừa từ nào? Vì sao?
- Thừa từ "đẹp" vì từ "thắng cảnh" đã có nghĩa là cảnh đẹp.
? Trong các câu còn lại, từ nào không chính xác?
- Câu b: Từ "dự đoán" (phải dùng "phỏng đoán").
- Câu c: Từ "đẩy mạnh" (phải dùng từ "mở rộng")
? Nguyên nhân nào dẫn tới các lỗi đó?
- Do người viết không hiểu nghĩa của từ
? Để tránh điều đó, ta cần phải làm gì?
-> Ghi nhớ 1 SGK
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Gọi HS đọc đoạn văn SGK
- HS đọc
? Nhà thơ Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách nào?
- Không ngừng học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân
? Điều đó đem lại kết quả gì?
- Ông có vốn từ phong phú và Truyện Kiều trở thành "sách của mọi nhà".
? Em học tập được gì qua câu chuyện này?
-> Ghi nhớ 2 SGK
- Gọi HS đọc
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập số 1
? Hãy tìm cách giải thích đúng?
- Hậu quả: Kết quả xấu (b)
- Đoạt: Chiếm được phần thắng (a)
- Tinh tú: Sao trên trời (b)
Bài tập số 2
? Chỉ ra nghĩa của yếu tố "tuyệt" trong các từ đã cho?
- Trong các từ: Tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực, yếu tố "tuyệt" có nghĩa là "hết, không còn gì"
- Trong các từ còn lại, "tuyệt" có nghĩa là "nhất, cực kì"
*Củng cố:
? Trau dồi vốn từ là gì? Vì sao phải trau dồi vốn từ?
? Nêu các hình thức rèn luyện để trau dồi vốn từ ?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị tiết 38: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
+ Theo sách giáo khoa, tóm tắt được những nét chính của cốt truyện Truyện Lục Vân Tiên
+ Soạn bài, chú ý phân tích cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/10/2013
Ngày dạy: 11/10/2013
Tiết 38 - Văn bản : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được cốt truyện và những nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm. Qua hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên, hiểu được khát vọng cứu đời, cứu người và tấm lòng nhân nghĩa, hào hiệp của nhân vật này cũng như của tác giả.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật
- Bồi dưỡng lòng hào hiệp, ý thức giúp đỡ mọi người.
B.Chuẩn bị:
- Đọc Truyện Lục Vân Tiên
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Dọc diễn cảm đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích?
? Chứng tỏ rằng tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tả cảnh ngụ tình tuyệt bút?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
? Trình bày những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu
- Năm 21 tuổi đỗ tú tài, năm 26 tuổi bị mù, bị bội ước, về quê dạy học, chữa bệnh và sáng tác thơ văn
? Em có cảm nghĩ gì về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
-> Cuộc đời bất hạnh song với nghị lực phi thường, Nguyễn Đình Chiểu đã vươn lên sống cống hiến cho đời.
? Những năm Pháp xâm lược, ông có thái độ và hành động gì?
- Bất hợp tác với giặc và bọn tay sai
- Tích cực tham gia kháng chiến
- Sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước kháng Pháp
? Em hiểu gì về khí phách và tấm lòng Đồ Chiểu?
Khí phách hiên ngang bất khuất, tấm lòng yêu nước nồng nàn.
2. Truyện Lục Vân Tiên
a. Tóm tắt nội dung truyện
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung truyện
- HS tóm tắt
- GV nhấn mạnh một số sự việc chính
- HS lắng nghe, ghi nhớ
b. Một số điểm về nội dung và nghệ thuật
? Có thể khái quát nội dung của tác phẩm như thế nào?
- Truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác, phần thắng cuối cùng đã thuộc về cái Thiện
? Qua đó, nhà thơ gửi gắm tư tưởng gì?
- Đề cao nhân nghĩa, công lí và đạo lí ở đời, lên án, cái xấu xa, độc ác
? Nêu một số nét tiêu biểu về nghệ thuật của truyện?
- Thể loại: Truyện thơ Nôm
- Kết cấu theo mô típ: Người tốt gặp nạn được cứu giúp; Kẻ xấu bị trừng trị đích đáng
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, dân dã
? Tác phẩm có vị trí như thế nào trong lòng người dân Nam Bộ?
-> Là sách gối đầu giường, là "Truyện Kiều của người dân Nam Bộ"
3. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó
- HS tìm hiểu theo chú thích SGK.
4. Cấu trúc văn bản
? Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm?
- Vị trí: Phần đầu của truyện
? Phương thức biểu đạt là gì?
- Phương thức tự sự (Kết hợp yếu tố miêu tả)
? Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Kể lại sự việc Lục Vân Tiến đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
? Nêu những nhân vật chính của đoạn trích?
- Hai nhân vật chính: + Lục Vân Tiên
+ Kiều Nguyệt Nga
II. Phân tích
1. Nhân Vật Lục vân Tiên
a. Lục Vân Tiên đánh cướp
? Khi gặp đám cướp, Vân Tiên đã có quyết định gì?
- Mặc mọi người can ngăn, Vân Tiên vẫn quyết tâm đánh cướp cứu người
? Câu thơ nào diễn tả việc Vân Tiên tìm vũ khí?
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Hàng loạt các động từ mạnh: Ghé, bẻ, nhằm, xông -> hành động nhanh, mạnh, dứt khoát
? Điều đó thể hiện nét tính cách nào của Vân Tiên?
-> Khảng khái, cương trực, trượng nghĩa
? Tiếp theo, Vân Tiên có lời nói nào?
- Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
? Cảm nhận của em về giọng thơ?
- Giọng thơ mộc mạc chất phác nhưng rắn giỏi, kiên quyết
? Lời nói đó thể hiện thái độ gì?
-> Bất bình trước hành động hung đồ của bọn cướp
? Những câu thơ nào đặc tả việc Vân Tiên đánh cướp?
Vân tiên ......
........ thân vong
? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc sắc?
- Nhiều động từ mạnh, thành ngữ "tả đột hữu xông"
? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
- Nghệ thuật só sánh: Vân Tiên được ví với Triệu Tử Lòng thời tam quốc
? Các yếu tố nghệ thuật đó có tác dụng gì?
-> Khắc họa hình ảnh Lục Vân Tiên dũng cảm, võ nghệ cao cường
? Qua hành động đánh cướp, em hiểu gì về Lục Vân Tiên?
=> Bậc anh hùng hào hiệp, tài ba, có tấm lòng vị nghĩa
*Củng cố:
? Tóm tắt ngắn gọn Truyện Lục Vân Tiên?
? Phân tích tính cách nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp của chàng?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn trích
- Chuẩn bị tiết 39: Chú ý nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thông qua ngôn ngữ đối thoại.
--------------------------------------------
Ngày soạn: 03/10/2013
Ngày dạy: 11/10/2013
Tiết 39 - Văn bản : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được tính cách của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này.
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật
- Giáo dục lòng yêu thương, giúp đỡ người khác một cách vô tư.
B.Chuẩn bị:
- Đọc Truyện Lục Vân Tiên
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Tính cách Lục Vân Tiên được bộc lộ như thế nào thông qua hành động đánh cướp?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích
1. Nhân Vật Lục vân Tiên
b. Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp
? Sau khi đánh cướp, Vân Tiến có hành động gì?
- Hỏi han người bị hại
? Nghe Nguyệt Nga giãi bày, Vân Tiên có hành động gì?
- Vân Tiên nghe nói động lòng
Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la
? Em hiểu gì về Vân Tiên qua lời nói ấy?
- Chàng là người nhân hậu, giàu tình cảm, cảm thông với bất hạnh của người khác
? Khi Nguyệt Nga định bước ra tạ ơn, Vân Tiên đã nói gì?
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
? Em tưởng tượng cảm xúc của Vân Tiên lúc này ra sao?
- Bối rối, ngượng ngập
? Cách xử sự đó nói lên điều gì?
- Vân Tiên là người có học thức, cư xử đúng mực
? Tính cách của Vân tiên còn được bộc lộ qua lời nói nào?
- Vân Tiên nghe nói.....
... phi anh hùng
? Em hiểu lời nói đó như thế nào?
- Làm ơn không mong báo đáp, làm việc nghĩa là bổn phận của kẻ anh hùng
? Lời nói đó thể hiện nét tính cách nào?
- Hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài
? Đến đây, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
-> Vân Tiên là một đấng anh hùng, một hình ảnh đẹp biểu tượng cho đạo đức và công lí
? Qua nhân vật này, tác giả gửi gắm khát vọng gì?
- Khát vọng hành đạo, cứu đời
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
? Vì sao Nguyệt Nga phải lặn lội đường xa?
- Vì tuân theo lời cah dạy:
Làm con .....
..... cũng đành
? Em thấy Nguyệt Nga là người con ntn?
-> Một người con hiếu thảo
? Khi nói với Vân Tiên, Nguyệt Nga xưng hô thế nào?
- Xưng hô: Tiện thiếp - Quân tử
? Nhận xét cách xưng hô đó?
- Cách xưng hô khiêm nhường, đúng mực
? Cách xưng hô đó nói lên điều gì?
-> Nguyệt Nga là cô gái nết na, có học thức
? Lời nói nào thể hiện suy nghĩ của Nguyệt Nga trước hành động của Vân Tiên?
- Lâm nguy .....
..... một hồi (1)
- Gẫm câu ....
..... cùng ngươi (2)
? Hãy dùng lời văn của mình diễn đạt nội dung những câu nói đó?
- Lời (1): Theo chú thích (17) SGK
- Lời nói (2): Tha thiết mong được trả ơn, nghĩ rằng đền đáp bao nhiêu cho Vân Tiên cũng chưa là đủ
? Qua những lời đó, em hiểu gì về nhân vật này?
-> Trọng danh dự, nặng tình nặng nghĩa
? Đến đây, hãy nhện xét nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
=> Một thiếu nữ hiền hậu, nết na, ân tình đằm thắm
III. Tổng kết
? Nhận xét bút pháp khắc họa nhân vật của tác giả?
- Nhân vật được khắc họa chủ yếu thông qua lời nói, cử chỉ, hành động
? Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thơ là gì?
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, dân dã
? Qua đó, tính cách các nhân vật được khắc họa như thế nào?
-> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
*Củng cố:
? Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật của Truyện Lục Vân Tiên?
? Nhận xét bút pháp khắc họa nhân vật của tác giả qua đoạn trích?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
+ Ôn tập và tìm hiểu thêm các kiểu ngôn ngữ nhân vật
+ Xem lại bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (đoạn 8 câu giữa)
----------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 06/10 /2013
Ngày dạy: 14/10/2013
Tiết 40 - TLV : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự và mối quan hệ giữa miêu tả nội tâm và miêu tả ngoại hình khi kể chuyện
Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự
B. Chuẩn bị:
Tích hợp với văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích, Lão Hạc
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Xét đoạn trích1 SGK
- Gọi HS đọc
- HS đọc
? Tìm những câu thơ tả cảnh vật và những câu miêu tả tâm trạng cảu Kiều?
- Những câu thơ tả cảnh:
+ Trước lầu ...
... dặm kia (1)
+ Buồn trông ....
.... ghế ngồi (2)
- Những câu thơ tả tâm trạng Kiều:
Tưởng người ....
... người ôm (3)
? Căn cứ nào cho ta biết điều đó?
- Đoạn (1) và đoạn (2): Bức tranh thiên nhiên có màu sắc, không gian, cảnh vật
- Đoạn (3): Nỗi nhớ niềm thương của Thúy Kiều
? Cảnh vật ở đoạn (1) và (2) có mối liên hệ như thế nào với tâm trạng của Kiều?
- Cảnh vật phù hợp với tâm trạng của Kiều (Cảnh buồn - tình buồn)
- Tích hợp với văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích
- HS ghi nhớ
? Mục đích cuối cùng của đoạn trích là gì?
- Tái hiện suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật
GV chốt: Người ta gọi đó là miêu tả nội tâm, có thể miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua cảnh vật)
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm? Có thể miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
-> Ghi nhớ 1
2. Xét đoạn trích 2 SGK
Gọi HS đọc đoạn văn SGK
- HS đọc
? Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?
- Văn bản Lão hạc
- Tích hợp với văn bản Lão Hạc
- HS ghi nhớ
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên?
- Hàng loạt các chi tiết miêu tả cử chỉ, điệu bộ của nhân vật lão Hạc
? Qua đó, tác giả muốn khắc họa điều gì?
- Khắc họa tâm trạng, nội tâm của lão Hạc
? Vậy, ngoài hai cách đã nêu ở mục 1, người ta còn có thể miêu tả nội tâm bằng cách nào?
- Miêu tả nội tâm thông qua cử chỉ, điệu bộ của nhân vật
? Hãy nêu các cách miêu tả nội tâm?
-> Ghi nhớ 2 SGK
- Gọi HS đọc
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài tập số 1
? Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng Kiều trong đoạn trích?
- Nỗi mình ....
.... như mai
? Tâm trạng Kiều được bộc lộ như thế nào?
- Tâm trạng đau đớn, uất nghẹn, sầu tủi, ê chề
Bài tập số 3
- GV nêu tình huống và yêu cầu: Một hôm, em trót xem trộm nhật kí của bạn. Hãy viết đoạn văn kể lại tâm trạng của mình sau sự việc đó
- HS lắng nghe, huy động kiến thức
- Tổ chức cho HS viết bài
- HS viết bài, vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm vào bài viết
- Gọi một số HS đọc bài
- HS đọc bài
- GV nhận xét
- HS bổ sung cho bài làm
*Củng cố:
? Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn tự sự ?
? Việc miêu tả nội tâm trong văn tự sự có ý nghĩa gì?
? Có những cách nào để miêu tả nội tâm?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị tiết 41: Chương trình địa phương (Phần văn)
Tìm hiểu về các nhà văn nhà thơ quê hương Hưng Yên, lập bảng thống kê theo mẫu
TT
Họ và tên
Quê quán
Tác phẩm chính
File đính kèm:
- GA tuan 8.doc