I/ Mức độ cần đạt:
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của thúy kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyển Du.
2/ Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36: Văn bản; kiêu ở lầu ngưng bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 36 - Tuần: 8
VĂN BẢN; KIÊU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích truyện Kiều của Nguyễn Du)
I/ Mức độ cần đạt:
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1/ Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của thúy kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyển Du.
2/ Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
III/ Hướng dẫn thực hiện:
Hoạt động của giáoviên
Hoạt độngcủahọc sinh
Nội dung cần đạt
1/Ổn định tổ chức: vs- ss- tp
2/ Bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của 5 hs.
- 1 hs đọc bài tập 3: Giới thiệu vẻ đẹp nhan sắc của chi em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
3/ Bài mới:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
? Em hãy nêu vị trí đoạn trích?
- GV giảng giải “ ngôn ngữ độc thoại”và “ tả cảnh ngụ tình
- Gọi hs đọc chú thích
*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản:
Phân tích 8 câu thơ giữa.
? Trong cảnh ngộ của mình Thúy Kiều nhớ đến ai?
-Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
? Tình cảm của Thúy Kiều đói với Kim Trọng như thế nào?
? Nỗi đau đớn nhất trong lòng nàng là gì?
? Tình cảm của nàng đối với cha mẹ như thế nào? Nàng có tâm sự gì?
- Nàng thương nhớ, xót thương cha mẹ mong tin con, trông mong sự đỡ đần, lo lắng cha mẹ già yếu không ai chăm sóc.
? Cụm từ “ Cách mấy nắng mưa” thể hiện điều gì?
- Thời gian xa cách bao mùa mưa nắng vừa nói lên sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật và con người.
? Khi nhớ về cha mẹ Kiều luôn “Nhớ ơn chín chữ cao sâu” thể hiện điều gì?
? Em có cảm nhận gì về tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ của nàng?
Giáo dục HS
? Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
? Không gian đã gợi lên điều gì?
? Ở lầu Ngưng Bích TK cảm nhận thời gian như thế nào?
- Thời gian như tuần hoàn khép kín.
? Qua khung cảnh thiên nhiên cho biết Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào?
- Phân tích 8 câu thơ cuối.
? Cảnh vât được miêu tả trong 8 câu thơ cuối là thực hay hư?
? Phân tích 8 câu thơ cuối.
- Hai câu đầu: Gợi buồn da diết nhớ thương quê hương, gia đình không biết ngày nào sum họp.
- Sáu câu cuối: Tâm trạng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho thân phận của mình.
+ Sự cô đơn.
+ Thân phận lênh đênh không biết trôi dạt về đâu.
+ Chạnh lòng nghĩ đến cuộc sống tẻ nhạt, vô vị nơi vắng vẻ cô quạnh.
+ Bàng hoàng lo sợ trước dông baõ của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời nàng.
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong 8 câu thơ cuối?
? Em hãy nêu những nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong đoạn trích?
? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản.
4/ Củng cố:
- Đọc diễn cảm đoạn tích.
- Nêu giá trị nôi dung và nghệ thuật của truyện.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học.
5/ Dặn dò:
- Học phần 1,2( II), ý nghĩa văn bản.
- Soạn bài:Trau dồi vốn từ.
- Báo cáo sĩ số.
5 hs.
1 hs.
- HS nêu.
- HS tìm hiểu chú thích trang 94.
- Đọc văn bản.
Chú ý vào 8 câu thơ giữa.
- Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
- Trả lời.
- Đau đớn xót xa khi phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu.
- Ân hận mình đã phụ công sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ.
- Thảo luận
- Chú ý 4 câu thơ đầu
- Gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang đất trời.
- Chú ý 8 câu thơ cuối.
- Là cảnh thực.
- Điệp ngữ “ Buồn trông”được lặp lại 4 lần và từ láy góp phần diễn tả tâm trạng nỗi buổn vô tận và kéo dài triền miên không dứt.
Thảo luận.
Đọc văn bản.
Đọc ghi nhớ.
A/ Tìm hiểu chung:
1/ Vị trí đoạn trích:
( sgk/94)
2/ Khái niệm “độc thoại” và “tả cảnh ngụ tình”:
- Độc thoại là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng.
- Tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh để gửi gắm tâm trạng.
B/ Đọc – hiểu văn bản:
I/Nội dung:
1/ Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Nhớ Kim Trọng:
+ Thương Kim Trọng ngóng tin nàng.
+ Đau đớn, xót xa, tự trách mình cảm thấy ân hận không giữ tron mối tình son sắt.
- Nhớ cha mẹ:
+ Thương cha mẹ ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần.
+ Lo lắng khi cha mẹ già yếu không ai chăm sóc, phụng dưỡng.
+ Ân hận, xót xa đã phụ công ơn sinh hành, nuôi dạy của cha mẹ.
=>Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nớ của Kiều đi liền với tình thương – một đức hy sinh, lòng vị tha, chung thủy.
2/ Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiều:
- Bức tranh thứ nhất( 4 câu đầu): phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Thúy Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện lên bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.
- Bức tranh thứ hai ( 8 câu cuối): Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực trạng phủ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
II/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
III/ Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
C / Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc đoạn trích.
- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản.
- Sưu tầm những câu thơ, đọan thơ miêu tả nội tâm, tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều.
File đính kèm:
- giaoan9-tiet36-tuan8-11-12-dasua.doc