A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
ã Thầy: Bảng phụ, giáo án.
ã Trò: Chuẩn bị sách vở, soạn bài trước khi đến lớp
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
I: Ổn định tổ chức
- GV KT sĩ số và nền nếp của HS
II: Kiểm tra bài cũ
GV dẫn: Trong chương trình Ngữ văn 8 các em đã được làm quen với kiểu văn bản thuyết minh. Đây là một kiểu văn bản mới và tương đối khó.
H: Vậy trong văn bản thuyết minh ngoài yếu tố thuyết minh người viết còn kết hợp thêm yếu tố nào khác nữa?
- Ngoài yếu tố thuyết minh người viết còn kết hộp thêm yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
H: Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã được học và đọc thêm ở chương trình Ngữ văn 8.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 /09 / 2006
Ngày dạy: 11 / 09 / 2006
Tuần: 1
Tiết: 4
Tập làm văn: sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh
B/ Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy: Bảng phụ, giáo án.
Trò: Chuẩn bị sách vở, soạn bài trước khi đến lớp
C/ Các bước lên lớp
I: ổn định tổ chức
- GV KT sĩ số và nền nếp của HS
II: Kiểm tra bài cũ
GV dẫn: Trong chương trình Ngữ văn 8 các em đã được làm quen với kiểu văn bản thuyết minh. Đây là một kiểu văn bản mới và tương đối khó.
H: Vậy trong văn bản thuyết minh ngoài yếu tố thuyết minh người viết còn kết hợp thêm yếu tố nào khác nữa?
- Ngoài yếu tố thuyết minh người viết còn kết hộp thêm yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
H: Hãy kể tên một số văn bản thuyết minh mà em đã được học và đọc thêm ở chương trình Ngữ văn 8.
- Cây dừa Bình Định, con giun đất, khởi nghĩa Nông Văn Vân...
III: Nội dung bài mới
1) Giới thiệu bài:
Từ việc kiểm tra bài cũ GV dẫn vào bài mới:
Ngoài các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận... trong văn bản thuyết minh ngưòi viết còn kết hợp thêm một số biện pháp nghệ thuật. Vậy để thấy rõ vai trò của văn bản thuyết minh chúng ta cùng nhau chuyển vào tiết học hôm nay...
2) Tiến trình bài dạy:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
GV: Yêu cầu HS đọc văn bản "Hạ Long đá và nước" của Nguyên Ngọc
GV nhận xét cách đọc của HS và GV đọc mẫu
GV giới thiệu thêm:
Nguyên Ngọc là bút danh của Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Ông là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như: "Đất nước đứng lên", "Rừng xà nu". "Hạ Long đá và nước" là một trong những trích đoạn khá hay của Nguyễn Trung Thành.
H: Trong văn bản này nhà văn Nguyên Ngọc thuyết minh về vấn đề gì?
GV giới thiệu thêm:
Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh - một miền quê Kinh Bắc. Nơi đây đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới.
H: Trong văn bản này ngoài yếu tố miêu tả tác giả bài viết còn vận dụng thêm những yếu tố nào khác nữa?
H: tại sao em lại khẳng định: Yếu tố tự sự được nhà văn vận dụng vào trong bài viết này.
H: Ngoài các Yếu tố trên trong văn bản này Nguyên Ngọc còn vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
H: Hãy tìm những câu văn trong bài viết để làm minh họa cho những biện pháp nghệ thuật trên.
H: Giả thiết ta loại bỏ các biện pháp nghệ thuật trên ra khỏi văn bản. Em hãy so sánh văn bản "Hạ Long đá và nước" với văn bản đã loại bỏ các biện pháp nghệ thuật?
H: Tại sao văn bản "Hạ Long đá và nước" lại hay hơn?
H: Từ đó em hãy nêu vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
GV đưa ra hai tình huống: Có hai bạn HS tranh luận với nhau:
- Mai cho rằng: Tất cá các văn bản thuyết minh đều có thể sử dụng biện pháp tu từ.
- Bạo lại cho rằng: chỉ một vài kiểu bài thuyết minh mới vận dụng được biện pháp nghệ thuật
H: Em tán thành với ý kiến của bạn HS nào? Vì sao?
GV khẳng định:
Trong các trường hợp: thuyết minh về danh nhân văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử người ta thường vận dụng các biện pháp nghệ thuật để thuyết minh thêm hay và lôi cuốn người đọc
Hai đến ba HS đọc diễn cảm
Thuyết minh về đá và nước ở Hạ Long.
Yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự.
Giới thiệu Vịnh Hạ Long thông qua lời kể của nhà văn.
So sánh, nhân hoá, liệt kê, điệp từ, điệp ngữ...
HS tìm những câu văn tiêu biểu và đọc diễn cảm trước lớp.
Văn bản "Hạ Long đá và nước" hay hơn, hấp dẫn hơn
Vì trong văn bản tác giả đã vận dụng một số biện pháp nghệ thuật
Giữ một vai trò hết sức quan trọng, làm cho đối tượng thuyết minh trở lên sống động hấp dẫn
Tán thành ý kiến của bạn Bạo.
Vì một số kiểu bài thuyết minh không thể vận dụng được biện pháp nghệ thuật.
Ví dụ: Thuyết minh về phương pháp (cách làm)
I/ Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
HĐ 2: ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Một đến hai HS đọc
II: Ghi nhớ:
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm hai bài tập trong SGK Tr 13-15
GV yêu cầu HS đọc văn bản "Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh"
GV nhận xét và đọc mẫu một đoạn
H: Em hãy nêu các yêu cầu của bài tập 1?
GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận, giải quyết một yêu cầu
Định hướng:
a) - Văn bản có tính chất thuyết minh. Tính chất thuyết minh của văn bản đựoc thể hiện trong việc giới thiệu về các đặc điểm và tác hại của ruồi xanh.
b) - Bài thuyết minh này đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Đó là: So sánh, nhân hoá, liệt kê...
c) các biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh trở lên sinh động hấp dẫn. Vì thế văn bản có sức lôi cuốn người đọc
GV cho HS đọc đoạn văn
Xác định yêu cầu bài tập số 2
GV hướng dẫn HS thực hành bài tập này bằng phương pháp vấn đáp.
Định hướng:
Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim Cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
Hai đến ba HS đọc tiếp sức
HS đọc các yêu cầu bài tập 1
HS thảo luận nhóm
HS đọc diễn cảm
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn.
III. Luyện tập
Bài tập1:
Bài tập 2:
IV: Củng cố
GV củng cố bằng cách đưa một bài tập.
H: Cho câu chủ đề: "Huế là một miền quê đẹp thơ mộng". Hãy viết tiếp đọan văn để giới thiệu về vẻ dẹp mộng mơ của Huế (trong đoạn văn có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật)
H: Qua bài tập này một lần nữa em hãy nêu vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
V: Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ
- Bổ sung bài tập 1 và 2 vào vở bài tập
- Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật (nội dung tự chọn)
- Chuẩn bị cho tiết học: "Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh".
File đính kèm:
- Tiet 4 Su dung mot so bien phap nghe thuat trong van ban thuyet minh.doc