Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 dến tiết 50

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Giúp HS:

1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng:- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong 1 tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3. Thái độ: Yêu quý và biết ơn anh bộ đội cụ Hồ.

II. Chuẩn bị phương tiện và phương pháp:

1 phương tiện: Thiết kế, sgk, Hình ảnh người lính đứng gác.

2 phương pháp: giảng bình, đọc diễn cảm.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 dến tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27/10/2008 Tiết 46: Đồng chí (Chính Hữu) I. Mục tiêu bài học. Giúp HS: 1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. Kỹ năng:- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong 1 tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. 3. Thái độ: Yêu quý và biết ơn anh bộ đội cụ Hồ. II. Chuẩn bị phương tiện và phương pháp: 1 phương tiện: Thiết kế, sgk, Hình ảnh người lính đứng gác. 2 phương pháp: giảng bình, đọc diễn cảm. IIi.Tiến trình lên lớp. HĐ1. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: - Đọc thuộc 6 câu cuối "Lục Vân Tiên gặp nạn" phân tích cuộc sống của ông chài? HĐ2. Tổ chức đọc - hiểu văn bản. Hoạt động của thầy và trò HS đọc chú thích SGK. ? Nêu vài nét chính về tác giả? - GV khái quát những nét chính. Hỏi: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm? Hiểu gì về đất nước 1948. Gv: Chính hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc( Thu đông 1947) . Trong chiến dịch ấy cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đâu, tình đồng đội họ đã vượt qua để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch khi đang nằm bệnh viện Chính Hữu đã viết bài thơ này. -Gv hướng dẫn giọng đọc: hơi chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén. -Gv đọc mẫu, gọi 2 hs đọc ? Bài thơ chia làm mấy đoan? Nội dung từng đoạn? Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung. a. Tác giả, Tác phẩm: -Nhà thơ - người chiến sĩ. - Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính. Và 2 cuộc kháng chiến đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính. b. Tác phẩm (1948) Trích "Đầu súng trăng treo" 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. -Đọc, -Chú thích (SGK). 3. Bố cục: 3 đoạn: - 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí. -10câu tiếp : Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. - còn lại: Biểu tượng giàu chất thơ về người lính Hỏi: Nhà thơ lí giải cơ sở của tình đồng chí như thế nào? - Gv lí giải trên bảng phụ: Anh Cùng Tôi Đất cày sỏi đá quê nghèo nước mặn đồng chua Ra trận quen nhau Chung lí tưởng "Súng bên súng" Chung chăn ấm Đồng chí Hỏi: Cách sắp xếp những từ "anh" "tôi" có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào? Nhận xét gì về việc nêu khái niệm đồng chí? ? Dụng ý của nhà thơ khi đặt câu thơ cuối 2 chữ (GV bình): 6 câu thơ này, nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng: “Đồng chí!” . Câu thơ chỉ có một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ 2 của bài thơ . 6 câu thơ ở trước hai tiếng ấy là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.10 câu thơ tiếp là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí giữa những người lính II. Phân tích. 1. Cơ sở của tình đồng chí: - Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: “ Quê hương anh nước mặn đồng …………………… cày lên sỏi đá” -Cùng chung nhiệm vụ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” - Chia sẻ khó khăn , vui buồn: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng. - “Đồng chí!” là cao độ của tình bạn, tình người. Hỏi: Tình cảm đồng chí của những người lính được thể hiện rất cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh chứng minh? 2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: * Biểu hiện: -Sự cảm thông sâu xa những tâm tư tình cảm "Ruộng nương anh... ... nhớ người ra lính" Hiểu biết về cuộc đời tư cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương. - Sẽ chia thiếu thốn gian khổ của đất nước. Hỏi: Phân tích hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"? GV: Nói lên t/c gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Dường như chỉ bằng một cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay"mà người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ. + áo anh rách vai - quần tôi... + Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. + Trải qua những cơn sốt Sự động viên, sưởi ấm của tình đồng chí. ? Nhận xét về cấu trúc các câu thơ? Hỏi: Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài thơ? (Hình ảnh trong những câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì? GV bình (súng - trăng, gần - xa, hiện thực - trữ tình, chiến sĩ - thi sĩ...) đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Xa hơn đó cũng là biểu hiện cho thơ ca cách mạng, kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. - Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường: - Cờu trúc thơ : sóng đôi, đối ứng. + “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Đầu súng trăng treo.” Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội, vẻ đẹp tinh thần hoà quyện hiện thực và lãng mạn. GV cho HS tự đánh giá tổng quát về nội dung và nghệ thuật bài thơ. ? Nêu nội dung bài thơ? ? Nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc? HS đọc ghi nhớ( Sgk) HĐ3: III. Tổng kết. 1. Nội dung: Vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến vẻ đẹp tinh thần. 2. Nghệ thuật: Hình ảnh gần gũi, giản dị. IV. Luyện tập. Đoạn trích được thể hiện tính lập luận của phần cuối. HĐ4: đánh giá: HĐ5: Hướng dẫn học ở nhà. - Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ. - Học thuộc bài thơ. - Viết bài văn kể sự việc này. - Chuẩn bị: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ngày 28/10/2008 Tiết 47: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1. Kiến thức:- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ. 2. Kỹ năng:- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. II. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện: 1.Phương pháp. 2.Phương tiện Đồ dùng: Tranh, ảnh hoặc chuyện kể về các anh hùng lái xe. III.Tiến trình lên lớp. Hđ1. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài "Đồng chí"? Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ. Hđ2. Tổ chức đọc - hiểu văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hỏi: Nêu những hiểu biết khái quát về tác giả (GV mở rộng). I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: - Quê Phú Thọ - Nhà thơ - người lính (kháng chiến chống Mĩ) - Sáng tác đề tài người lính, cô thanh niên xung phong Trường Sơn giọng điệu sôi nổi trẻ hùng, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Hỏi: Hiểu gì về hoàn cảnh ra đời tác phẩm? Gv: Đây là tập thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970 b. Tác phẩm: Trích "Vầng trăng quầng lửa" GV hướng dẫn đọc văn bản và tìm bố cục. GV đọc mẫu, nêu cách đọc. Gọi HS đọc (giọng vui vẻ sôi nổi, hồn nhiên, mang đậm chất lính). Hỏi: Hiểu gì về nhan đề bài thơ? (dài, tạo sự độc đáo là hình ảnh toàn bài) Những chiếc xe không kính gợi hiện thực được khai thác. Hỏi: Bố cục của bài thơ? 3. Đọc, tìm hiểu chú thích: 3. Bố cục: 2 phần. * Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể trong bài thơ ở những câu thơ nào? đọc và phân tích? ? Hiện thực những chiếc xe cộ đời thường thường được mĩ lệ hoá, liên minh hoá (như diệu huyền...). Nhưng bài thơ này có gì khác? ?Vì sao hình ảnh hiện thực vào bài thơ lại độc đáo như vậy? ý nghĩa của hình ảnh thơ đó? Gv : Hình ảnh chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như của PTD mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời kháng chiến chống Mĩ. II. Phân tích. 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính. - Miêu tả hiện thực: Những chiếc xe không kính vẫn băng trên đường ra trận. - Nguyên nhân cũng hiện thực: bom giật bơm rung - kính vỡ. Giọng văn xuôi thản nhiên kết hợp với nét ngang tàng và tinh nghịch khám phá mới lạ hình tượng thơ độc đáo có ý nghĩa phản ánh hiện thực chiến tranh. Gv: Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường sơn. thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao , đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn. ? Qua khổ 1 - 2 cảm nhận được tư thế của người lính như thế nào? ? Suy nghĩ của em về điệp từ "nhìn" và những hình ảnh đất nước vốn làm vật cản trong cảm giác của người chiến sĩ? (Con người với thiên nhiên gần gũi) ?Tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ được bất chấp khó khăn nguy hiểm được thể hiện trong bài thơ như thế nào? Hỏi: Giọng điệu trong bài thơ có gì đáng chú ý? (ngang tàng). ? Em có nhận xét gì về thể thơ? -Hs: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7, 8 chữ=> gần lời nói thường, tự nhiên, sinh động. ?Tinh thần của họ thể hiện ở thái độ đó như thế nào? Gv: Dường như những nguy hiểm, gian khổ của chiến trnh không làm ảnh hưởng mảy may đến tinh thần , trái lại họ xem đây là dịp để thử sức mạnh và tinh thần của họ , như người xưa xem hoạn nạn khó khăn là để chứng tỏ “ chí làm trai” của người quân tử” 2. Hình ảnh những người lính lái xe. - Cảm giác ngồi trên xe không kính: ung dung ngồi, nhìn thẳng hiên ngang ung dung biến khó khăn thành thoải mái tự nhiên gần gũi thân thiết. - Thái độ bất chấp khó khăn nguy hiểm. + Không có kính ừ thì có bụi. + Không có kính ừ thì ướt áo. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. Nét hồn nhiên, vẻ ngang tàng đậm chất lính ý chí và sức mạnh tuổi trẻ - Thái độ hồn nhiên sôi nổi, vui nhộn, lạc quan: + Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha + Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. + Bềp Hoàng Cầm ... là gia đình đấy" Điều gì làm nên sức mạnh ở họ để coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan như vậy? GV có thể bình ý này: Sự đối lập giữa hai phương diện: vật chất- tinh thần, vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe. Chiếc xe bị bom đạn mĩ làm biến dạng đến trơ trọi: Không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước. Nhưng điều kì lạ là chiếc xe trụi trần ấy vẫn chạy, vẫn băng ra tiền tuyến. Tác giả lí gải bất ngờ mà chí lí : “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” - Tinh thần quyết tâm chiến đấu vì miền Nam. + "Xe vẫn chạy có 1 trái tim" Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí vì sự thống nhất của dân tộc. Hỏi: Nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ này? Tác dụng của những yếu tố đó như thế nào? ? Nội dung bài thơ? -Hs đọc ghi nhớ( SgK) IV. Tổng kết 1 Nghệ thuật: Giọng điệu ngang tàng, ngịch ngợm, hình ảnh độc đáo. 2. Nội dung: HĐ3: HS làm việc cá nhân, lớp nhận xét, bổ sung. V. Luyện tập. Phân tích khổ thơ thứ 2 để làm rõ những cảm giác ấn tượng của người lính lái xe không kính trên đường ra trận. HĐ4: đánh giá: HĐ Hướng dẫn học ở nhà. - Học thuộc lòng bài thơ. - Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ. - Chuẩn bị Kiểm tra truyện Trung đại Ngày 29/10/2008 Ma trận đề kiểm tra Truyện Trung Đại Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thônghiểu Vận dụng Tổng 1.Chuyện người con gái NXương TN Câu 2 TL TN TL TN TL 1 2.Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh Câu 3 1 3.Hoàng lê nhất thống chí 4. Truyện Kiều Câu 1 Câu 5 7 5. Truyện lục vân tiên Câu 4 1 Tổng số câu 2 2 1 Trọng số điểm 2 2 6 Mỗi câu trắc nghiệm được 1 điểm. Câu tự luận: 6 điểm Tiết 48 : Kiểm tra truyện trung đại I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức:- Đánh giá những tác phẩm văn học thời trung đại để củng cố kiến thức cho HS về văn học giai đoạn này. 2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng hiểu trình bày nghĩa. II.Chuẩn bị phương tiện và phương pháp: 1 Phương tiện: Đồ dùng: Ra đề kiểm tra. 2Phương pháp : III. Tiến trình lên lớp. HĐ1. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra bài cũ). HĐ2. Tổ chức kiểm tra. Hoạt động 1: GV ra đề bài :I.Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái chứa đáp án đúng trong các đáp án sau Câu 1: Truyện Kiều ra đời ở giai đoạn văn học: A. Từ thế kỉ 10 - thế kỉ 15. B. Từ thế kỉ 16 - nửa đầu thế kỉ 18. C. Từ nửa cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19. D. Nửa cuối thế kỉ 19. Câu 2: Truyện truyền kì có đặc điểm gì tiêu biểu nhất. A. Ghi chép sự thật li kì. B. Ghi chép những chuyện li kì trong dân gian. C. Xây dựng nhân vật phụ nữ đức hạnh. D. Xây dựng nhân vật tri thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc. Câu 3: Bộ mặt xấu xa của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm: A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. B. Truyện Kiều. C. Hoàng Lê nhất thống chí. D. Chuyện người con gái Nam Xương. Câu 4:Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện “ Lục Vân Tiên là nhân vật thể hiện ước mơ và lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng hay sai? A. Đúng B.Sai II. Tự luận: Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua 2 tác phẩm "Truyện Kiều" và "Chuyện người con gái Nam Xương". Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài, thu bài, nhận xét. A. Trắc nghiệm: Chỉ ghi những câu trả lời đúng. B. Tự luận: Xây dựng dàn ý vẻ đẹp người phụ nữ dẫn chứng phân tích chứng minh. Hoạt động 3:- GV chữa bài: Đáp án: Câu 1: C , câu 2: B, câu 3: A ; Câu 4:A Tự luận: + Giới thiệu 2 tác phẩm viết về người phụ nữ với những vẻ đẹp nhan sắc, tâm hồn, tài năng (1đ) + Vẻ đẹp Thuý Kiều: Tài sắc vẹn toàn của bậc giai nhân tuyệt thế (lấy dẫn chứng phân tích) (2đ) + Vẻ đẹp của Vũ Nương: đức hạnh, nết na, thuỷ chung son sắt (lấy dẫn chứng phân tích) (2đ) + Khẳng định: 2 nhân vật phụ nữ tập trung những nét đẹp người phụ nữ Việt Nam Tác giả trân trọng ngợi ca (1đ) Hđ4: Đánh giá:  Hđ5: hướng dẫn học ở nhà: Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng. Tiết 49 : Tổng kết từ vựng (Tiếp) I.Mục tiêu bài học: Giúp HS: Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 - lớp 9 (sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, các hình thức trau dồi vốn từ, thuật ngữ, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng...) II.Chuẩn bị phương tiện và phương pháp: 1 phương tiện: : Bảng phụ 2. phương pháp: III.Tiến trình lên lớp. HĐ1: ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: GV đưa 5 thành ngữ. Phân biệt các thành ngữ Thuần Việt và Hán Việt? HĐ2. Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hỏi: Có những hình thức phát triển nghĩa của từ là những hình thức nào? Cho ví dụ cụ thể. I. Sự phát triển của từ vựng. 1. Các hình thức phát triển của từ vựng - Phát triển nghĩa của từ VD: Chân Chân bóng (GV gọi kiểm tra HS, trả lời tốt cho điểm khuyến khích, yêu cầu phải lấy được ví dụ minh hoạ). Hỏi: Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ sẽ ảnh hưởng như thế nào? GV hướng dẫn HS làm các bài tập (SGK) - Phát triển số lượng từ ngữ gồm: + Từ mượn tiếng nước ngoài: Cô-ta, In-tơ- nét, + Cấu tạo thêm từ mới: Rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi. 2. Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì vốn từ không thể sản sinh nhanh đáp ứng nhu cầu giao tiếp không thể. - HS nhắc lại khái niệm từ mượn và nêu ví dụ. - GV cho HS làm bài tập trong SGK. - Hs nêu y/c bài tập 2 - Hs nêu y/c bài tập 3 II. Từ mượn 1. Khái niệm. 2. Bài tập: Bài2 ( SgK) Nhận định đúng gồm : c vì từ vựng của TV phải liên tục bổ xung để đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Đặc biệt khi sự giao lưu giữa các dân tộc càng phát triển , người Việt chúng ta phải tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại để làm giàu cho văn hoá của mình thì sự vay mượn là tất yếu Bài 3( Sgk): Những từ : Săm, lốp…Là những từ đã được Việt hoá-> Giống từ thuần Việt Những từ: a- xít, ra-đi-ô…là từ vay mượn chưa được Việt hoá . Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì? - HS nhắc lại khái niệm? - GV cho HS thảo luận bài tập. Gv: Vấn đề là không được lạm đụng trong cách dùng. Không nên nói: đi HN bằng phi cơ thay cho dùng từ máy bay; Thay phi trường bằng sân bay. III. Từ Hán Việt 1. Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt. 2. Bài tập: Quan niệm đúng là: b. Hỏi: Nêu khái niệm thuật ngữ? HS phát biểu GV cho em khác nhận xét. Hỏi: Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay? GV gợi ý bằng cách thấy được sự phát triển của ngôn ngữ giao tiếp trong thời đại khoa học, kĩ thuật phát triển. ? Biệt ngữ xã hội là gì? - GV cho HS liệt kê một số biệt ngữ xã hội. IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội a. Khái niệm thuật ngữ. - Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay. Thuật ngữ ngày càng phát triển phong phú và có vai trò quan trọng trong đời sống con người (diễn tả chính xác khái niệm về sự việc thuộc chuyên ngành). b. Biệt ngữ xã hội. Là những từ dùng trong một tấng lớp xã hội nhất định Hỏi: Có những hình thức trau dồi vốn từ nào? HS đọc kĩ bài tập 2, GV cho 4 nhóm mỗi nhóm giải thích 1 từ, GV gợi ý giải thích 1 ví dụ. - Hs nêu Yêu cầu bài 3 V. Trau dồn vốn từ. 1. Các hình thức trau dồi. 2. Giải nghĩa: - Bách khoa toàn thư: từ điển. - Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sự cạnh tranh của hàng nước ngoài trên thị trường nước mình. - Dự thảo (danh từ) động từ. - Đại sứ quán: cơ quan đại diện nhà nước ở nước ngoài. - Hậu duệ: Con cháu của người đã chết. - Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qu lời nói. -Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật. Bài 3( Sgk) a. Sai từ “ Béo bổ” Sửa : Béo bở b. Sai từ Đạm bạc Sửa Tệ bạc c.Sai từ Tấp nập Sửa Tới tấp Hđ3: đánh giá HĐ4 Hướng dẫn học ở nhà. - Hệ thống hoá các nội dung ôn tập. - Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự (Tiết 50). Ngày 30/10/2008 Tiết 50 : Nghị luận trong văn bản tự sự I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:Giúp HS: - Hiểu thế nào là lập luận trong văn bản tự sự, vai trò và ý nghĩa của yếu tố lập luận trong văn bản tự sự. 2. kỹ năng:- Luyện tập nhận diện các yếu tố lập luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố lập luận. II.Chuẩn bị phương tiện và phương pháp: 1 Phương tiện: Bảng phụ, các đoạn văn tự sự có yếu tố lập luận. 2 Phương pháp: III. Tiến trình lên lớp. Hđ1: ổn định lớp - kiểm tra bài cũ. Kiểm tra: Văn lập luận khác văn tự sự như thế nào? (Lập luận: bày tỏ ý kiến vào một vấn đề... Tự sự: Kể sự việc). HĐ2: Tổ chức các hoạt động dạy - học. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV cho HS đọc 2 ví dụ trang 132. Nêu khái niệm lập luận trong từ điển Tiếng Việt và yêu cầu. Hỏi: Dựa vào kết luận đó hãy tìm và chỉ ra những câu chữ có tính chất lập luận trong 2 ví dụ? ? Ví dụ a: Vấn đề ông giáo nêu lên suy nghĩ của mình là gì? câu nào? ? Phát triển vấn đề bằng những lí lẽ nào? Các lí lẽ ấy có hợp quy luật không? ? Câu kết có phải là kết luận vấn đề không? Gv: Tất cả đặc điểm nội dung , hình thức và cách lập luận vừa nêu đều rất phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc- một người có học thức, hiểu biết, giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người… I. NGhị luận trong văn bản tự sự. 1. Ví dụ. a. Nếu vấn đề: Câu 1. b. Phát triển vấn đề: Vợ tôi không ác nhưng khổ quá nên ích kỉ tàn nhẫn. Vì sao. (Chứng minh) +Khi người ta đau chân nghĩ đến chân đau (quy luật tự nhiên). + Khổ không nghĩ đến ai (nêu trên) -+Vì bản chất tốt bị lo lắng buồn đau che lấp. c. Kết thúc vấn đề: Tôi buồn không nỡ giận. Ví dụ b: Đây có phải cuộc đối thoại không? Em hình dung cảnh này xuất hiện ở đâu? Ai là luật sư, ai là bị cáo? Ví dụ b: Cuộc đối thoại Kiều - Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức lập luận. - Kiều luật sư buộc tội: càng cay nghiệt ?Tìm các ý lập luận trong mỗi lời của từng nhân vật? Hoạn Thư đưa ra mấy ý để biện minh cho tội của mình? Nhận xét các ý mà nhân vật đưa ra? (rất có lý) càng chuốc lấy oan trái (khẳng định càng... càng) - Hoạn Thư bị cáo biện minh: + Tôi là đàn bà nên ghen tuông chuyện thường. + Tôi đã đối xử tốt với cô ở gác Viết kinh. + Tôi với cô chồng chung ai nhường cho ai. + Nhận lỗi nhờ sự khoan dung. Một đoạn lập luận xuất sắc. GV cho HS thảo luận nhóm. Từ 2 ví dụ trên tìm ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản tự sự? Nhận xét các từ ngữ dùng câu lập luận? HS đọc ghi nhớ SGK. 2. Kết luận (Ghi nhớ). - Nghị luận trong văn bản tự sự: xuất hiện ở các đoạn văn. - Đặc điểm: nêu lí lẽ dẫn chứng thuyết phục người nói, người nghe một vấn đề. - Các từ ngữ lập luận: tại sao, thật vật, tuy thế... câu khẳng định, phủ định. HĐ3: HS đọc bài tập 1. II. Luyện tập. Bài 1: Trình bày các ý như phần 1. Bài 2: Tóm tắt lại 4 ý trong lời nói của Hoạn Thư. Bài 3: GV cho 2 HS đóng làm Thuý Kiều và Hoạn Thư diễn lại. Bài 3: 2 HS diễn. HĐ4: đánh giá: HĐ5. Hướng dẫn học ở nhà. - Tìm trong truyện "Làng" đoạn văn nào có lập luận. - Làm bài tập 4. - Chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá.

File đính kèm:

  • docdong chi(3).doc