Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến tiết 50 năm 2008

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS

- Đánh giá những tác phẩm văn học thời Trung đại để củng cố cho học sinh về văn học giai đoạn này

- Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện Trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu,

 giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu.

 - Học sinh viết đoạn văn giới thiệu về tác giả tiêu biểu.

 2. Kĩ năng: Tổng hợp hoá, trình bày, cảm nhận vấn đề văn học .

 3. Thái độ: Hiểu và cảm thông sâu sắc với số phận của con người trong xã hội phong kiến ngày xưa. Từ đó, hs biết yêu quí trân trọng những gì mình đang có, thêm yêu cuộc sống.

II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp: Đề kiểm tra theo ma trận

 2. HS: Ôn tập theo nội dung SGK.

III/Tiến trình lên lớp

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến tiết 50 năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 1610/2008 Tiết 46 Ngày dạy: 22/10/2008 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Đánh giá những tác phẩm văn học thời Trung đại để củng cố cho học sinh về văn học giai đoạn này - Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện Trung đại Việt Nam : những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu. - Học sinh viết đoạn văn giới thiệu về tác giả tiêu biểu. 2. Kĩ năng: Tổng hợp hoá, trình bày, cảm nhận vấn đề văn học . 3. Thái độ: Hiểu và cảm thông sâu sắc với số phận của con người trong xã hội phong kiến ngày xưa. Từ đó, hs biết yêu quí trân trọng những gì mình đang có, thêm yêu cuộc sống. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Đề kiểm tra theo ma trận 2. HS: Ôn tập theo nội dung SGK. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * GV in đề sẵn phát cho học sinh . Đáp án và biểu điểm: 4 Củng cố: Cuối giờ GV thu bài 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc, nghiên cứu văn bản: “ Đồng chí” dựa theo câu hỏi SGK - Kiểm tra sĩ số lớp - Học sinh làm bài Đề bài bên dưới MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008-2009 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chuyện người con gái NX Câu 1 0,5 Câu 7 7 1 1 Truyện Kiều Câu 2 0,5 Câu 3 0,5 2 Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Câu 4 0,5 1 Hoàng Lê nhất thống chí Câu 5 0,5 1 Truyện Lục Vân Tiên Câu 6 0,5 1 Cộng Số câu Tổng số điểm 3 1,5 2 1 1 0,5 1 7 6 3 1 7 Thứ ........., ngày ...... tháng 10 năm 2008 KIỂM TRA Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tác giả văn bản “Chuyên người con ngái Nam Xương” là: A. Nguyễn Du B. Nguyễn Đình Chiểu C. Nguyễn Dữ D. Phạm Đình Hổ Câu 2: Truyện Kiều thuộc thuộc thể loại: A. Truyện lịch sử B. Truyện thơ Nôm lục bát C. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn Câu 3: Trong “ Chị em Thúy Kiều” , tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước Thuý Kiều vì: A. Thuý Vân không phải là nhân vật chính B. Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều C. Tác giả muốn làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thuý Kiều D. Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân Câu 4: Bộ mặt xấu xa của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm: A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh B. Hoàng Lê nhất thống chí C. Chuyện người con gái Nam Xương D. Truyện Kiều Câu 5: Đặc điểm thể chí trong “ Hoàng Lê nhất thống chí ” là: A. Thể văn vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử B. Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân C. Là thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết D. Là lời công bố chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra yêu cầu thần dân thực hiện Câu 6: Câu nói: “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là: A. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn B. Làm ơn thì không cần được trả ơn C. Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái D. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng. II. Phần tự luận: ( 7 điểm) Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. (khoảng 25 dòng) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I/Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)) 1 – A 3 – C 5 – A 2 – B 4 – A 6 – D II. Tự luận: (7 điểm) Yêu cầu: Trình bày sạch sẽ, diễn đạt lưu loát, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp. Học sinh biết chọn chi tiết cơ bản nhất để tóm tắt: + Xưa có anh chàng Trương Sinh, cưới vợ xong phải đi lính. + Vợ ở nhà sinh một đứa con trai. + Sau khi đi lính về, một hôm đứa con nói với Trương Sinh là đêm đêm có một người hay đến với mẹ. + Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng chửi và đuỏi đi. + Bị oan, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. + Sau khi vợ chết, một đêm đứa con chỉ lên chiếc bóng Trương Sinh trên tường và nói đó là người đêm đêm hay đến với mẹ. + Trương Sinh biết vợ bị oan, lập đàn giải oan bên sông Hoàng Giang. + Vũ Nương hiện về giữa dòng sông nhưng từ chối không trở lại trần gian nữa. ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== Tuần 10 Ngày soạn: 16/10/2008 Tiết 47: Ngày dạy: 21/10/2008 ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , giản dị của tình đồng chí và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực , hình ảnh gợi cảm và cô đúc , giàu ý nghĩa biểu tượng . 2. Kĩ năng: - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích chi tiết nghệ thuật , các hình ảnh trong mọt tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sắc bay bổng 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, tinh thần vượt khó . II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, thảo luận. + Bảng phụ, tư liệu, 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 6 câu thơ đầu đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. - Phân tích hành động, tâm địa độc ác của Trịnh Hâm. 3. Bài mới: Viết về đề tài anh bộ đội, người lính, đó là cảm hứng của rất nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ... Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một bài thơ quen thuộc từng được phổ nhạc đó là bài Đồng chí của Chính Hữu. SGK Tr.129. * HĐ1: HD đọc, tìm hiểu chung văn bản: - Đay là bài thơ viết theo thể tự do, các câu và số tiếng khác nhau, nhịp thơ không cố định, chủ yếu theo dòng mạch cảm xúc. Cần đọc chậm rãi để diễn tả cảm xúc. chú ý những câu thơ tự do giọng đọc cần sâu lắng. - Gọi HS đọc, nhận xét, sửa chữa. - Hỏi: Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử tác giả? - GV: Cho HS xem chân dung nhà thơ, nhấn mạnh một số nét cơ bản: Ông là người lính vừa là nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính. Chính Hữu làm thơ không nhiều nhưng có những bài rất đặc sắc, hàm súc. Ông được Nhà tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bài “Đồng chí” trích trong TP Đầu súng trăng tre-.(1966) - Hỏi: Dựa vào chú thích, cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? - GV: Bài thơ viết taị nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Đó cũng chính là sự thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc mà tác giả dành cho đồng chí, đồng đội của mình. - Hỏi: Em hiểu gì về tựa đề Đồng chí của bài thơ? - Vậy tựa đề bài thơ đã gợi lên cảm nghĩ về tình đồng chí, đồng đội. Cụ thể là cảm nghĩ về cội nguồn của tình đồng chí và cảm nghĩ về những biểu hiện của tình đồng chí. - Hỏi: Hãy tách văn bản theo nội dung tương ứng ? - Hỏi: Theo em, văn bản có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Trong đó phương thức nào là chủ yếu? Vì sao? HĐ4. Đọc, tìm hiểu văn bản. - Hỏi: Mở đầu bài thơ: “ Quê hương anh...sỏi đá”, hình ảnh “ nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” cho chúng ta biết được điều gì về quê hương các anh bộ đội? - Hỏi: Câu thơ cho biết gì về nguồn gốc của các anh? - Hỏi: Lời thơ “Súng bên súng...bên đầu” cắt nghĩa thêm điều gì về tình đồng chí? - Giải thích, bình giảng, chốt nội dung. - Hỏi: Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có 2 tiếng Đồng chí & dấu chấm cảm (!) ? Giải thích:Đây là câu thơ quan trọng nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề cho, biểu hiện chủ đề, linh hồn chủa bài thơ. Có thể là tiếng nói phát hiện, khẳng định tình một tình cảm mới, có thể là sự khẳng định về một tình cảm cách mạng đã trãi qua thử nghiệm, có thể là một bản lề mở ra ý nghĩa, biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Đồng chí vang lên như một nốt nhấn nổi bật trong bản đàn. Tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người. - Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cở sở nảy sinh của tình đồng chí? - Giải thích, chốt ý tiểu kết. - Yêu cầu 1 HS đọc lại 10 câu thơ tiếp - Hỏi: Em có n.xét gì về cấu trúc của câu thơ "Đồng chí" ? Cách kết cấu đó có ý nghĩa gì trong cả đoạn thơ ? - Gọi Học sinh đọc 10 câu tiếp theo - Hỏi: Tình đồng chí được biểu hiện cụ thể qua những hình ảnh thơ nào? - Hỏi: Mỗi người lính có một gia cảnh riêng như thế nào? - Hỏi: Hình ảnh gian nhà không gợi tả điều gì ? - Hỏi: Sức mạnh nào khiến những người lính vượt qua gian khổ ? - Hỏi: Với các câu thơ sóng đôi ấy có ý nghĩa gì? - Hỏi: Những dòng thơ trên đã giúp em hiểu gì về cuộc sống của người lính trong kháng chiến chống Pháp ? - Hỏi: Qua câu thơ giúp em hiểu gì về thái độ, tình cảm của những người lính ? - Hỏi: Hình ảnh người lính hiện lên với những nét đẹp nào? - Hỏi: Qua h.ảnh thơ "Miệng cười ...'', em biết thêm nét đẹp nào của các anh ? - Hỏi: Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh thơ'' thương nhau tay nắm lấy bàn tay''? GV liên hệ hình ảnh này trong thơ của Phạm Tiến Duật. - .Đọc lại 3 câu thơ cuối. - Hỏi: Câu thơ cuối đã khắc hoạ hình ảnh của người lính trong hoàn cảnh cụ thể nào? - Hỏi: Chất liệu và ngôn ngữ thơ có gì độc đáo ? * HĐ 3. Tổng kết. Hỏi: Em có nhân xét gì về mặt nghệ thuật sử dụng trong văn bản này (ngôn ngữ, hình ảnh..)? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm thể hiện nội dung gì? - Chốt ý (bảng phụ) 4. Củng cố: Hỏi: Qua bài thơ em cảm nhận được gì về hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc lòng bài thơ. - Học ghi nhớ. - Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Báo cáo sĩ số - Trả lời trước lớp Hành động: Lừa VT xuống thuyền, lợi dụng đêm khuya, xô VT xuống sông, vờ kêu trời...đánh lừa mọi người...Độc ác, hãm hai người cô thế, mù lòa chỉ vì lòng ghen ghét, đố kị, có toan tính kĩ lưỡng... - Học sinh đọc . - Dựa vào chú thích để nêu : + Sáng tác đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc thu đông. - Trình bày theo Chú thích SGK: cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng trong một đoàn thể chính trị, một tổ chức cách mạng. -Tìm, nêu: + 6 câu đầu + Phần còn lại. - Tự sự, kết hợp miêu tả và biểu cảm. Trong đó biểu cảm là chính vì bài thơ tập trung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí, đồng đội, yếu tố miêu tả, tự sự chỉ có tính chất phụ họa. - Suy nghĩ, nêu + Đó là những vùng quê nghèo khó: vùng ven biển úng lụt quanh năm, vùng đồi núi, trung du, khô cằn, đất bạc màu, sỏi đá... - Trao đổi, trả lời Hình ảnh thơ sóng đôi, gợi đôi bạn tương đồng cảnh ngộ, cùng giai cấp, cùng chung nhiệm Đầu súng trăng treo. Tả thực tế về ấn tượng của một đêm phục kích giặc Chất chiến đấu, chất trữ tình, chất chiến sĩ, chất thi sĩ. “Đầu súng..treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích của tác giả. Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa tượng trưng , được gợi mở bởi những liên tưởng phong phú. Các mặt đó bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính, biểu tượng cho thơ ca kháng chiến. - Học sinh trả lời dựa vào ghi nhớ SGK I/ Đọc, tìm hiểu chú thích : - Sáng tác đầu năm 1948 - SGK II/ Đọc, hiểu văn bản: 1, Cơ sở hình thành của tình đồng chí : - Cùng xuất thân là người lao động nghèo khó - Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu - Cùng chia sẻ gian lao và niềm vui 2, Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí : - Thông cảm tâm tư của nhau - Cùng chia sẻ gian khổ, bệnh tật - Cùng chịu đựng thiếu thốn vật chất - Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”: Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Sự hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn. IV/ Tổng kết ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== Tuần 10 Ngày soạn: 17/10/2008 Tiết 48: Ngày dạy: 21/10/2008 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH PHẠM TIẾN DUẬT I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được nét riêng của giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ. 2. Kĩ năng: Phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ. 3. Thái độ: Lòng tự hào về thế hệ cha anh trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó có ý thức về trách nhiệm góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích, thảo luận. + Bảng phụ, tư liệu, ảnh chân dung 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản. III/Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ "Đồng chí” Giá trị nội dung & nghệ thuật cơ bản của bài thơ ? 3. Bài mới: ( Nếu có điều kiện cho HS xem hình ảnh những chiếc xe không kính đang chạy dọc đường Trường Sơn và chân dung Phạm Tiến Duật ). - GV dẫn vào bài: Phạm Tiến Duật với chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lái xe Trường Sơn, những cô thanh niên xung phong hồi chiến tranh chống Mỹ ( những năm 60 – 70 ) với nhiều bài thơ ( GV nêu tên ), trong đó, bài thơ về Tiểu đội xe không kính có một vẽ đẹp riêng – GV ghi bài . * HĐ 1: HD đọc chú thích văn bản - DH đọc, nhận xét Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật ? GV bổ sung tên các tác phẩm chính của ông. - Hỏi: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ? * HĐ 2: HD đọc hiểu văn bản - Hỏi: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? GV: Đây là những phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Hỏi: Vì sao tác giả lại thêm 2 chữ "bài thơ" ? - Hỏi: Hình ảnh nổi bật trong bài thơ là gì ? - Hỏi: Nhà thơ cũng là chiến sĩ lái xe đã kể về những chiếc xe như thế nào ? Đọc những câu thơ em hiểu gì về những chiếc xe ? - Hỏi: Có gì đặc biệt trong cách dùng từ ở câu thơ trên ? Cách dùng từ đó tạo nhịp điệu câu thơ như thế nào? - Hỏi: Nguyên nhân nào khiên chiếc xe trở thành không kính ? Nhận xét về cách giải thích ấy ? - Hỏi: Câu thơ giúp em cảm nhận điều gì về hiện thực Trường Sơn ? - Hỏi: Đọc tiếp những câu thơ khắc hoạ về những chiếc xe ? - Hỏi: Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ? Khắc hoạ thêm điều gì về những chiếc xe ? - Hỏi: Từ hình ảnh những chiếc xe... làm nổi bật hình ảnh nào trong bài thơ - Hỏi: Cảm giác của người lái những chiếc xe không kính được diễn tả như thế nào? - Hỏi: Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp câu thơ thứ 1? Nhấn mạnh điều gì? - Hỏi: Câu 2 từ nào được lặp lại ? - Hỏi: Tư thế ung dung cùng cái nhìn của người lính giúp em hiểu về phẩm chất gì của các anh ? - Hỏi: Trong buồng lái, những người lính cảm nhận được những gì về cảnh vật của Trường Sơn ? Nghệ thuật nổi bật ? Tác dụng ? GV: Những câu thơ tả thực, chính xác, diễn tả cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe khiến người đọc cảm thấy như chính mình đang ở trên những chiếc xe không kính. - Hỏi: Qua đó em thấy tâm hồn, tình cảm của những anh lĩnh lái xe Trường Sơn như thế nào? - Hỏi: Những người lính lái xe còn phải đối mặt với những gian khổ nào nữa? - Hỏi: Câu thơ đã giúp em hiểu gì về thái độ của các anh trước những khó khăn ? - Hỏi: Trong khổ thơ trên, từ ngữ nào được lặp đi lặp lại ? - Hỏi: mặc dù gian khổ là vậy nhưng nghị lực của những con người trẻ tuổi như thế nào ? - GV: Nụ cười sảng khoái hiện lên trên khuôn mặt đầy gian khổ, khói bụi. - Gọi học sinh đọc khổ 5 - Hỏi: Khổ thơ có chi tiết nào thú vị ? - Hỏi: Cái bắt tay có ý nghĩa gì ? - Hỏi: Tình đồng chí, đồng đội của các ảnh hưởng được nhân lên như thế nào? - GV: Sau những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, họ lại tiếp tục lên đường. Họ vẫn đi vào chiến trường miền Nam với niềm lạc quan phơi phới. - Hỏi: Sức mạnh nào đã giúp họ có được niềm tin đó ? - Hỏi: Khổ thơ cuối có sự đối lập, em hãy chỉ ra ? - Hỏi: Hình ảnh " trái tim" kết thúc bài thơ đã hoàn chỉnh phẩm chất gì ở các anh ? - Hỏi: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ? - Hỏi: Mượn hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ đã khắc hoạ và ca ngợi điều gì? 4. Củng cố: Hỏi : Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ trong hình ảnh người lính trong bài thơ? Hỏi : So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này và ở bài thơ Đồng Chí? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: + Học thuộc lòng bài thơ + Học ghi nhớ + Soạn văn bản Bếp lửa theo câu hỏi SGK - Báo cáo sĩ số - Trình bày trước lớp - Học sinh trình bày: Ông sinh năm 1941, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ. Là 1 trong những gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. - Đề tài: Viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như cô gái thanh niên xung phong, người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Phong cách thơ: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên tinh nghịch mà sâu sắc. Bài thơ được sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kỳ gay go và ác liệt nhất. Bài thơ được in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa". Đây là bài thơ đặc sắc trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 69,70. - Học sinh đọc Nhan đề khá dài thu hút người đọc Phạm Tiến Duật muốn nói tới chất thơ của hiện thực ấy. Những chiếc xe không kính. - Không có kính không phải vì xe không có kính - Một hình ảnh tả thực những chiếc xe ko kính hiện lên méo mó và trần trụi. - Tác giả dùng 3 lần từ "không" tạo cho câu thơ âm điệu trúc trắc gần với lời văn xuôi, lời nói thường. Nhịp điệu linh hoạt, sáng tạo mang vẻ ngang tàng. - Tác giả giải thích nguyên nhân rất thực: Bom giật, bom rung... Người đọc có ấn tượng ban đầu về những chiếc xe không kính khiến người đọc có thể cảm nhận được hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. - Không có kính rồi xe không có đèn... Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến dạng, trần trụi hơn. Nhà thơ như đếm từng vết thương trên xe do bom đạn Mỹ gây ra. Nhưng chiếc xe méo mó, trần trụi như một chứng tích về hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những chiến sĩ lái xe. Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Đảo trật tự, cú pháp để diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh. Từ " nhìn" Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường... Thấy sao trời... Điệp ngữ " nhìn thấy" nhấn mạnh cảm giác mà người lính phải đón nhận trước những gian khổ. Vẻ đẹp hào hùng đậm chất lính nhưng cũng không kém phần lãng mạn, bay bổng. “Không có kính ừ thì có bụi Không có kính ừ thì ướt áo” Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ. Điệp cấu trúc, điệp ngữ. Dường như gian khổ, nguy hiểm không ảnh hưởng đến các anh. Trái lại đây là dịp để họ thể hiện ý chí của mình. Những anh lính lái xe trẻ tuổi sôi nổi, vui nhộn, lạc quan, yêu đời: Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ. Những lời chào hỏi động viên nhau trong cảnh ngộ độc đáo "từ trong bom rơi". Họ bắt tay nhau truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, đồng đội. Bếp Hoàng Cầm Bữa cơm hội ngộ bên đường gợi lên thực tế cuộc sống của các anh lính Trường Sơn. ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ đã giúp các anh vượt qua tất cả gian khổ. Đối lập giữa vật chất và tinh thần, vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe. Tình yêu nước, khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài thơ mang giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng. Thể thơ tự do. Khắc hoạ vẻ đẹp của những chiến sĩ giải phóng quân, Họ chính là hình ảnh của cả một thế hệ Trường Sơn hào hùng II- Đọc tìm hiểu chú thích: 1/ Tác giả: - Phạm Tiến Duật . ( 1941 ) quê Phú Thọ . - Nhà thơ người lính ( kháng chiến chống Mỹ ) 2/- Tác phẩm: Bài thơ trích trong tập “ Vầng trăng quầng lửa “ III- Tìm hiểu bài thơ: - Nhan đề bài thơ làm rõ hình ảnh nổi bật của toàn bài: những chiếc xe không kính. 1- Hình ảnh những chiếc xe không kính: - Miêu tả thực những chiếc xe rất độc đáo - Câu thơ như văn xuôi, giọng thản nhiên. 2- Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: - Tư thế ung dung, hiên ngang. - Tinh thần dũng cảm. - Niềm vui trong tình đồng chí, đồng đội. - Dù gian khổ nhưng nhiệm vụ là trên hết. IV- Tổng kết: 1- Nghệ thuật 2- Nội dung ¯ Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ======v====== Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2008 Tiết 49 : Ngày dạy: 23/10/2008 TỔNG KẾT TỪ VỰNG I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS Nắm vững hơn, sâu hơn & biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức về từ vựng trong nói và viết. 3. Thái độ: II/ Chuẩn bị: 1. GV: + Phương pháp: + Bảng phụ, tư liệu, các bài tập đã dặn. 2. HS: Đọc, nghiên bài III/ Tiến trình lên lớp HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ ? Thế nào là từ trái nghĩa ? cho VD? 3. Bài mới: Hỏi: Có Mấy hình thức để phát triển từ vựng ? đó là những hình thức nào ? Hỏi: Sự phát triển về số lượng các từ ngữ được diễn ra bằng cách nào ? GV hướng dẫn Học sinh thảo luận theo nhóm. Hỏi: Nếu không có hình thức phát triển nghĩa của từ ngữ thì sẽ xảy ra điều gì ? Hỏi: Thế nào là từ mượn? Yêu cầu học sinh chọn nhận định đúng Hỏi: Vì sao em cho rằng những nhận định còn lại là sai? Hỏi: Em hiểu thế nào là từ Hán Việt? Hỏi: Theo em, quan niệm nào đúng? Hỏi: Giải thích vì sao những trường hợp còn lại không được coi là đúng? GV hướng dẫn Học sinh giải nghĩa từ. Hỏi: Thuật ngữ là gì ? Hỏi: Trong đời sống hiện nay, thuật ngữ có vai trò như thế nào? Hỏi: Thế nào là biệt ngữ xã hội? Hỏi:Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội? Hỏi: Làm thế nào để vận dụng tốt vốn từ của mình ? Hỏi: làm gì để tăng vốn từ của mình về số lượng ? 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: Hoàn thành các bài tập còn lại Soạn: Nghị luận trong văn bản tự sự. Học sinh điền nội dung thích hợp vào ô trống: Hình thức: phát triển bằng hình thức phát triển nghĩa của từ. Phát triển về số lượng các từ ngữ. Bằng cách: cấu tạo từ ngữ mới Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Học sinh hoạt động nhóm. Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: VD: Dưa chuột, con chuột (một bộ phận của máy vi tính) Phát triển về số lượng : Cấu tạo thêm từ ngữ mới (thị trường tiền tệ, tiền khả thi) Mượn từ ngữ nước ngoài: in-tơ-nét, bệnh dịch... Mỗi từ ngữ nếu chỉ có một nghĩa thì không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ. Vì vậy cần thiết phải phát triển nghĩa của từ. Từ mượn là những từ vay mượn ngôn ngữ nước ngoài. - Chọn nhận định c Không chọn a vì mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu vốn từ của mình là quy luật chung đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. - Là những từ vay mượn ngôn ngữ Hán Quan niệm b Là từ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản KH, KT, CN - Các nhóm thảo luận: Thờ

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUAN 10 3 COT.doc