Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58 đến tiết 84

A/ Mục tiêu bài dạy:

Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho bản thân.

Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ.

Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nớc nhớ nguồn”

Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ.

* Trọng tâm: Phần II.

* Tích hợp : Với TV qua bài Tổng kết từ vựng TV.

 Với TLV : Với TLV qua bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

B/ Chuẩn bị:

Thày: Soạn bài, bảng phụ, chân dung Nguyễn Duy.

Trò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tiết dạy:

 

doc50 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58 đến tiết 84, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -Subject:Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 58 Văn bản ánh trăng ( Nguyễn Duy) A/ Mục tiêu bài dạy: Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho bản thân. Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ. Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nớc nhớ nguồn” Rèn kĩ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ. * Trọng tâm: Phần II. * Tích hợp : Với TV qua bài Tổng kết từ vựng TV. Với TLV : Với TLV qua bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. B/ Chuẩn bị: Thày: Soạn bài, bảng phụ, chân dung Nguyễn Duy. Trò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. C/ Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của thày và trò T/G Nội dung Hoạt động 1 Khởi động Đọc thuộc lòng và cho biết nội dung chính của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ? Hoạt động 2 Nội dung. GV nêu yêu cầu đọc bài thơ: giọng thiết tha, cảm xúc suy tư lặng lẽ. GV đọc mẫu => Gọi HS đọc => nhận xét sửa lỗi. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy ? Bài thơ viết vào thời gian nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? GV đọc mẫu => Gọi HS đoc => nhận xét sửa lỗi. Bài thơ viết theo trình tự nào? Xác định bố cục bài thơ? Nêu nội dung mỗi phần? Gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu. Quá khứ của tác giả đợc gắn với hình ảnh nào? Hình ảnh gắn bó với nhà thơ hồi chiến tranh là hình ảnh nào ? Tìm câu thơ thể hiện điều đó? Nghệ thuật đặc sắc được dùng trong đoạn thơ là gì? Trăng quá khứ còn mang vẻ đẹp nào khác? Hai khổ thơ đầu hình ảnh vầng trăng hiện lên như thế nào? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó? Gọi HS đọc 3 khổ thơ tiếp theo. Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào? Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình chung thuỷ nay vầng trăng đi qua ngõ như người dng qua đường? Em nhận xét cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ của tác giả như thế nào? Qua đó em cảm nhận được điều gì? Cảm xúc của tác giả? Gọi HS đọc khổ thơ cuối. Vầng trăng ở khổ thơ cuối được miêu tả như thế nào? Nhận xét việc sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ? Hình ảnh vần trăng tròn vành vạnh có ý nghĩa gì? Hoạt động 3. Nghệ thuật đặc sắc nhất được sử dụng trong bài thơ ? Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì mới mẻ trong thơ Nguyễn Duy? Hoạt động 4. 5’ 35’ 3’ 2’ HS đọc diễn cảm và nêu đợc nội dung chính của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. I- Đọc-tìm hiểu chú thích: 1- Đoc: 2- Tác giả: Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948. Quê: Thanh Hoá. Ông là nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. 3- Tác phẩm: ánh trăng là bài thơ đặc sắc giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1972-1973. Giải A Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. 4- Bố cục: 3 phần. II- Đọc-hiểu văn bản: 1- Hai khổ thơ đầu: =>Nghệ thuật nhân hoá. Khắc hoạ vẻ đẹp của vầng trăng đẹp ở tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với con người lính trong những năm kháng chiến. =>Tình bạn giữa trăng với người lính gắn bó sâu nặng như những người bạn tri âm tri kỉ. Trăng mang vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc. 2- Ba khổ thơ tiếp theo: =>Từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hình ảnh vầng trăng tình nghĩa thuỷ chung. =>ánh trăng đã đánh thức tấm lòng của con người nhớ lại những kỉ niệm, đánh thức lại tình bạn năm xa. 3- Khổ thơ cuối: Hình ảnh thơ gợi tả, từ láy gợi tả hình ảnh vầng trăng không thay đổi vẫn tròn đầy nguyên vệ. Hình ảnh vầng trăng thể hiện trong chiều sâu nhắc nhở mọi người có thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung. III- Tổng kết: Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Bài thơ như là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. IV- Củng cố-hớng dẫn: GV hệ thống nội dung bài học. Hãy tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm xúc trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn. Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Soạn bài Làng. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 59 Tiếng Việt Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được những kiến thức về từ vựng đã học để vận dụng làm các dạng bài tập. Rèn kĩ năng sử dựng và phân tích các giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ, câu thơ. Giáo dục ý thức tự giác học và làm bài tập. * Trọng tâm: Phần luyện tập. * Tích hợp: Với Văn qua các văn bản đã học. Với TLV viết văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. B- Chuẩn bị: Thày soạn bài, bảng phụ. Trò: Ôn tập. C- Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của thày và trò T/G Nội dung Hoạt động 1.Khởi động. ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? Hoạt động 2 Nội dung. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cho biết trong hai trường hợp “gật đầu” hay “gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ? Vì sao? Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 Em nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ của người vợ trong câu chuyện? Trong các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ? Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau? Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5 Các sự vật và hiện tượng được đặt tên theo cách nào? Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 6 Truyện cười phê phán điều gì ? Hoạt động 3. 5’ 37’ 3’ HS nêu được khái niệm về ẩn dụ. Cho ví dụ về ẩn dụ. I- Luyện tập: 1- Bài tập 1: “Gật đầu” là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay thường là để chào hỏi hay tỏ ý đồng tình. “Gật gù” gật nhẹ và nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. Vậy trong câu ca dao dùng từ “gật gù” thể hiện thích hợp hơn (dù món ăn có đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia xẻ những khó khăn trong cuộc sống). 2- Bài tập 2: Người vợ không hiểu nghĩa của các nói “chỉ có một chân sút” cách nói này có nghĩa là trong đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn. 3- Bài tập 3: Nghĩa gốc: miệng, chân, tay. Nghĩa chuyển: vai (hoán dụ). Nghĩa chuyển: đầu (ẩn dụ). 4- Bài tập 4: Các từ: áo(đỏ), cây (xanh), ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng. + Trường từ vựng chỉ màu sắc. + Trường từ vựng chỉ sự vật. Tất cả những hình ảnh có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên những hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho người đọc thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 5- Bài tập 5: Các sự vật hện tượng được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên. Cà tím, chim lợn, ớt chỉ thiên, dưa bở,… 6- Bài tập 6: Chi tiết gây cười ông sính chữ nguy ngập đến nơi thế mà còn bày trò phân biệt giữa tiếng ta với tiếng tây. II- Củng cố- hướng dẫn: GV hệ thống nội dung kiến thức đã học về từ vựng. Về nhà ôn tập. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 60 Tập làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết cách đa ccá yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí. Hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự. Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận . * Trọng tâm : Thực hành viết đoạn văn . * Tích hợp: Với văn: Các văn bản đã học. Với TV: Qua bài Tổng kết từ vựng TV. B/ Chuẩn bị: Thày: giáo án , bảng phụ. Trò: Trả lời câu hỏi SGK. C/ Tiến trình tiết dạy: Hoạt động của thày và trò T/G Nội dung Hoạt động 1. Nghị luận là gì? Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò như thế nào? Hoạt động 2 Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. Gợi ý: Buổi sinh hoạt lớp diễn ra nh thế nào? Về thời gian? Địa điểm ? Ai là người điều khiển ? Không khí của buổi sinh hoạt ra sao? Nội dung của buổi sinh hoạt là những gì? Em phát biểu và đánh giá những gì ? Tại sao lại phát biểt về việc đó? Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? GV gọi HS đọc -> Nhận xét . GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 và cho biết ở câu cuối của đoạn trích tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận vào đoạn văn như thế nào ? GV hớng dẫn HS viết đoạn văn. Gợi ý: Đối tượng kể là ai ? Kể lại sự việc gì ? Hoàn cảnh xảy ra sự việc? Địa điểm xảy ra ở đâu? Bài học rút ra từ câu chuyện? HS tự viết Hoạt động 3. 5’ 37’ 3’ Nghị luận là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự đóng vai trò quan trọng. II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: 1- Bài tập 1: Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan lớp trưởng nhỏ bé điều kiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không máy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là việc nên làm. Có nh vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra lỗi lầm. 2- Bài tập 2: Yếu tố nghị luận thể hiện trong đoạn văn : + ở lời nhận xét suy nghĩ của các giả trớc cách sống của bài nội : “Người ta bảo con hư là tại mẹ, cháu h là tại bà. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”. + Thông qua chính lời dạy của bà: Bà bảo u tôi “dạy con từ thuở còn thơ …mới về”. Người ta như cây – uốn cây phải uốn từ lúc còn non. Nếu để lớn lên mới uốn thì nó gẫy, có khi nó còn bật vỡ mặt mình. => Những câu văn trên đều nêu những ý kiến, nhận xét, có lập luận chặt chẽ, nêu lên một chân lí (qua câu tục ngữ) rồi từ đó suy ra các kết luận tất yếu bằng các nhận xét phán đoán. III/ Củng cố- hướng dẫn: Hệ thống kiến thức văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Ôn tập văn bản tự sự . Làm bài tập số 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 61 Văn bản Làng (Kim Lân) A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh cảm nhận được ty làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật quần chúng. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự , đặc biệt là phân tích nhân vật. * Trọng tâm: Phần tóm tắt tác phẩm. * Tích hợp: Với văn: Những văn bản viết về đề tài kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Với TLV: Đối thoại độc thoai, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, máy chiếu, chân dung nhà văn Kim Lân. - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài. C- Tiến trình bài dạy: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra: (5') Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ "ánh trăng" nhận xét giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Gợi ý trả lời: C1: (Ghi nhớ) C2: Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống; tượng trưng cho q/k nguyên vẹn chẳng phai mờ, là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà như nhắc nhở nhà thơ và cả chúng ta: Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt. 3- Bài mới: (37') Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc một đoạn, học sinh đọc H: Nêu những nét đáng chú ý về tác giả Kim Lân? (học sinh nêu) (Giáo viên bổ xung cho HS ghi) H: Cho biết xuất xứ của truyện ngắn "Làng"? Giáo viên kiểm tra một số từ khó trong SGK. Yêu cầu học sinh tóm tắt truyện. H: Truyện đề cập đến vấn đề gì ở người nông dân và trong hoàn cảnh nào? H: Nhân vật trung tâm của truyện là ai? (nhân vật ông Hai) Hoạt động 2. Giáo viên nhắc lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê rất đặc biệt của ông Hai trong phần đầu truyện (SGK lược) hay khoe làng, tự hào về làng, không muốn đi tản cư, muốn cùng anh em trực tiếp ở lại kháng chiến. H: Tác giả đã xây dựng một tình huống đặc biệt để bộc lộ tình cảm ở nhân vật ông Hai, đó là tình huống nào? H: Nhận xét về cách xây dựng tình huống của tác giả? (tình huống đặc biệt) H: Cách xây dựng tình huống như vậy có tác dụng gì? (bộc lộ rõ tình cảm của nhân vật) H: Diễn biến tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua mấy thời điểm? đó là những thời điểm nào? H: Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai có tâm trạng như thế nào? Tìm những từ ngữ, câu văn miêu tả? H: Nhận xét cách diễn tả tâm trạng ông Hai của tác giả? (diễn tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết) H: Với cách diễn tả như vậy đã thể hiện tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh kể tóm tắt diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. H: Suy nghĩ của em, về nhân vật ông Hai khi theo dõi diễn biến tâm trạng của ông? Nội dung I- Đọc, hiểu chú tích: 1- Đọc. 2- Chú thích: a) Tác giả - tác phẩm: - Kim Lân là nhà văn chuyen viết truyện ngắn, em hiểu sâu sắc nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân - tác phẩm viết năm 1948 thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, thiếu thốn. b) Từ khó: (SGK) c) Đại ý: Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu làng, yêu nước của ông Hai một người nông dân dời làng đi tản cư trong kháng chiến chống Pháp. II- Đọc, hiểu văn bản: 1- Tình huống truyện: - Cái tin làng ông theo giặc lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông. => Tác giả đã xây dựng một tình huống gay gắt, đặc biệt để nhà văn bộc lộ rõ tình cảm yêu làng, yêu nước của mình. 2-Diễn biến tâm trạng của ông Hai: (khi nghe tin làng theo Tây, khi trò truyện, tâm sự với đứa con nhỏ, khi nghe tin cải chính) a) Khi nghe tin làng mình theo tây: - Sững sờ, cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, lạnh người, tưởng không thở được. - Cúi gằm mặt mà đi. - Nằm vật ra giường, nước mắt trào ra. - Không dám đi đâu, lủi ra một góc. => Với cách diễn tả cụ thể tâm trạng nhân vật ông Hai, tác giả đã khắc sâu nỗi ám ảnh, sợ hãi, đau xót, tủi hổ của ông Hai trước tin làng mình theo Tây. * Luyện tập: Kể tóm tắt lại diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. 4 - Củng cố -Hướng dẫn về nhà: (2’) Giáo viên nhắc lại nội dung tiết học. Học bài. Soạn tiếp bài, chuẩn bị tiết 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 62 Văn bản Làng (Kim Lân) A- Mục tiêu cần đạt: - Tiếp tục giúp học sinh cảm nhận được ty làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, nhân vật quần chúng. - Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự , đặc biệt là phân tích nhân vật. * Trọng tâm: Phần II. * Tích hợp: Với Văn: Những văn bản viết về đề tài kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Với TLV: Đối thoại độc thoai, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. B- Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, máy chiếu, chân dung nhà văn Kim Lân. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài. C- Tiến trình bài dạy: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra: (5') - Kể tóm tắt đoạn trích "Làng" của nhà văn Kim Lân? Nhận xét cách xây dựng tình huống của tác giả? 3- Bài mới: (37') Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1 Giáo viên dẫn dắt nội dung bài học. Học sinh đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ. H: Vì sao ông Hai lại đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? (yêu làng, yêu nước) H: Ông đã tâm sự gì với đứa nhỏ? H: Qua câu chuyện của ông với đứa con, em thấy tâm trạng của ông như thế nào? H: Khi nghe tin cải chính, ông Hai đã có những biểu hiện như thế nào? (học sinh tìm) H: Qua diễn biến tâm trạng như vậy, em hiểu thêm gì về nhân vật ông Hai? H: Qua nhân vật ông Hai, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả? H: Tâm lý nhân vật được thể hiện qua phương diện nào? H: Việc miêu tả tâm trạng nhân vật có hợp lý không? H: Qua nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật gây ấn tượng mạnh, khiến người đọc khó quên về nhân vật chứng tỏ điều gì về ngòi bút của Kim Lân? (am hiểu về con người đặc biệt là người nông dân). Hoạt động 3. H: Nêu chủ đề của truyện? H: Chủ đề ấy được thể hiện qua nét đặc sắc về nghệ thuật nào? (cốt truyện, miêu tả, tâm lý nhân vật, ngôn ngữ nhân vật) Hoạt động 4. Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh làm bài tập 2 phần luyện tập. Học sinh trình bày. Nội dung II- Đọc - hiểu văn bản: 1- Tình huống truyện: 2- Diễn biến tâm trạng: a) Khi nghe tin làng theo Tây. b) Khi trò chuyện, tâm sự với đứa con nhỏ: - Ông hỏi nó về làng Chợ Dầu, muốn con mình nhớ về làng Chợ Dầu. => Ông Hai là người có tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng, tình cảm ấy vô cùng sâu nặng và thiêng liêng. c) Khi nghe tin cải chính: - Mặt rạng rỡ, chia quà cho các con, khoe làng, kể về làng bị phá, nhà bị giặc đốt. => Ông Hai có niềm vui trọn vẹn yêu làng, với yêu nước dù phải mất mát hi sinh, điều đó khiến ta cảm động. 3- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật: - Tâm lý nhân vật được thể hiện qua hành động ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại. - Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả cụ thể diễn biến tâm trạng qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. III- Tổng kết: * Ghi nhớ:Tình yêu làng quê và lòng yêu nưíơc, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. IV- Luyện tập: * Truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước: Bếp lửa, Quê hương, Khi con tu hú, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 4- Củng cố - Hướng dẫn về nhà: (2') Giáo viên khái quát nội dung, nghệ thuật của truyện. Tóm tắt tác phẩm. Làm bài tập. Soạn: "Lặng lẽ Sa Pa" Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 63 Chương trình địa phương (Tiếng Việt) A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền của đất nước, - Hiểu được sự khác biệt của phương ngữ mà học sinh sử dụng với các phương ngữ khác và với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua các từ ngữ chỉ sự vật, hình tượng, hành động. * Trọng tâm: Phần luyện tập. * Tích hợp : Với văn qua văn bản Làng . B- Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C- Tiến trình các hoạt động: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (5’) 3- Bài mới:( 37') Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1. HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 1 GV: hướng dẫn HS làm Hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm . Cho biết vì sao những từ địa phương ở bài tập 1 phần a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng mền đất nước ta như yhế nào? Cho biết những từ ngữ nào ở b trong bài tập 1 cách hiểu nào ở c được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân? Gọi HS Đọc đoạn trích trong bài tập 4. Hoạt động 2. Nội dung I- Luyện tập: 1- Bài 1: a) Sầu riêng, chôm chôm, chà là, mãng cầu (phương ngữ nam bộ) - Nhút: món ăn bằng sơ mít muối trộn với một vài thứ khác (Nam bộ) - Bồn bồn: một loại cây thân mềm sống dưới nước làm dưa, sào hoặc nấu. (Nam bộ) b) Mệ - bà; Bố - bọ – ba ; Mẹ - má - mụ - mạ; Nghiện – ghiền; Đâu - mô; Bát - tô - chén Giả vờ - giả đò; Vào - vô; Xa - ngái Vừng – mè; Quả - trái; Thấy – chộ; Thuyền - ghe c) Hòm (dụng cụ đựng đồ đạc) - Hòm (quan tài); Hòm (quan tài) - Nón: (Miền Nam: chỉ chung cả mũ) - Sương: + Hơi nước + Gánh (Trung Bộ) - Trái: + Bên trái, bên phải (Bắc Bộ) + Quả (Nam Bộ – Trung Bộ) - Bắp: + Bắp chân, bắp tay (Bắc Bộ) + Ngô (Nam Bộ – Trung Bộ) - Nỏ + Cái nỏ, khô kỹ (Bắc Bộ) + Không (Trung Bộ) 2- Bài 2: Vì Việt Nam là một đất nước có nhiều vùng miền, có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán nhưng sự khác biệt đó không lớn vì các từ ngữ đó không nhiều. 3- Bài 3: a) lợn b) Ngã c) ốm 4-Bài 4: - Rứa, nờ, chi, tui, răng, mụ (TB) => Màu sắc địa phương cho đoạn thơ. II- Lưu ý: Khi giao tiếp có tính chất nghi lễ (thức) không nên dùng phương ngữ, chỉ dùng khi - Trong văn chương dùng từ ngữ địa phương tạo màu sắc cho tác phẩm. 4- Củng cố- hướng dẫn về nhà: (2’) - Giáo viên lưu ý nội dung bài học với học sinh. - Học sinh sưu tầm thường xuyên những từ ngữ địa phương của địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết. - Chuẩn bị phần ôn tập Tiếng Việt. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 64 Tập làm văn Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự A- Mục tiêu cần đạt: - Bổ xung kiến thức cho văn bản tự sự đó là: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. - Rèn học sinh kỹ năng nhận diện và phân tích giá trị của các hình thức đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự. - Vận dụng kiến thức đã học để viết văn bản tự sự có các hình thức đối thoại và độc thoại. - Giáo dục ý thức tự giác học và làm bài tập. * Trọng tâm: Phần II. * Tích hợp: Với các văn bản đã học. Với phần Tiếng Việt đã học. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. - Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra: (2' ) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3- Bài mới: (40') Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc ví dụ trong (SGK tr. 176 – 177). GV gọi dẫn HS trao đổi, thảo luận nội dung câu hỏi. H: Hai lời nói đầu là lời của ai nói với ai? có ít nhất mấy người tham gia? vì sao em nhận biết được điều đó? H: Lượt lời thứ ba là lời của ai? có lời đáp không? mục đích của lời nói này là gì? H: Trong đoạn trích còn có hình thức nào tương tự? "chúng…" H: Những câu "Chúng nó …" có phải là lời nói của nhân vật không? H: Những hình thức ngôn ngữ trên có tác dụng gì? (Giáo viên khái quát). H: Thế nào là đối thoại, độc thoại nội tâm và độc thoại? GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 2. Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 1 Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến các lời thoại, chú ý đến số lượng lượt lời trong đoạn thoại đó. => Nhận ra sự khác thường trong cuộc thoại -> Rút ra nhận xét. Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 2 GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập, hướng HS cách viết bài. HS viết, đọc, nhận xét. Nội dung I- Bài học: 1-Ví dụ: (SGK tr. 176-177). 2-Nhận xét: - Lời của những người dân tản cư nói với nhau vì có hai lượt lời, trước mỗi lượt lời đều thể hiện bằng những dấu hiệu hình thức như xuống dòng, gạch đầu dòng. - Câu nói bâng quơ của ông Hai không hướng tới người tiếp nhận cụ thể, không ai đáp lại là cái cớ để ông lảng chuyện. - Những câu: "Chúng nó…" chỉ là những suy nghĩ ông Hai tự dằn vặt chính mình, xảy ra trong đầy ông Hai không diễn tả bằng lời. -> Khắc sâu, diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật ông Hai. 3-Ghi nhớ : (SGK tr. 178) II- Bài tập: 1-Bài 1: - Bà Hai có 3 lượt lời. - Ông Hai có 2 lượt lời. => Đây là một cuộc đối thoại không bình thường (vp pc cách thức và lịch sự, vi phạm quy tắc lượt lời) => Bày tỏ tâm trạng chán chường bực bội, đau khổ của ông Hai khi nói đến chuyện làng theo giặc. 2-Bài 2: - Thể loại: Tự sự. - Nội dung: Tự chọn. - Hình thức: Sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 4- Củng cố -hướng dẫn về nhà: (2’) - Giáo viên củng cố nội dung bài học. - Học nội dung mục ghi nhớ. - Làm bài tập 1 vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài: "Luyện tập". Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 65 Tập làm văn Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm A- Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức học về văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng nói trên cơ sở những kiến thức tổng hợp về văn bản tự sự. Giáo dục ý thức tự giác học và làm bài . B- Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, máy chiếu. - Học sinh: Chuẩn bị dàn ý ở nhà. C- Tiến trình các hoạt động: 1- ổn định: (1') 2- Kiểm tra : (2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3- Bài mới: (40') Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1. Giáo viên hướng học sinh chọn một đề bài trình bày trước lớp.(Hoạt động nhóm) Các nhóm trình bày dàn ý của nhóm ra bảng phụ. HS nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh một dàn ý chuẩn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói theo nhóm trong các nhóm thảo luận luyện nói từng phần. Chọn một cá nhân luyện nói trước lớp. Đại diện các tổ c

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 tu tiet 58 den tiet 84.doc