Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà (tác giả: Nguyễn Quang Sáng)

I- Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật chú ý trong một truyện ngắn

II.Chuẩn bị:

-Thầy:Giáo án,bài giảng có sử dụng CNTT,

-Trò:đọc kĩ văn bản,soạn bài trước ở nhà

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71, 72: Chiếc lược ngà (tác giả: Nguyễn Quang Sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71- 72: Nguyễn Quang Sáng I- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật chú ý trong một truyện ngắn II.Chuẩn bị: -Thầy:Giáo án,bài giảng có sử dụng CNTT, -Trò:đọc kĩ văn bản,soạn bài trước ở nhà II- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 1.ôn đinh tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm: Lặng lẽ Sa pa Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên? 3.Bài mới HĐ của GV-HS Kiến thức cơ bản * HĐ1:Tìm hiểu chung Gọi Hs đọc chú thích H? Trình bày những nét cơ bản về tác giả? Ông thuyết phục người đọc bởi lối văn tự sự, trữ tình với những suy cảm và sâu lắng của một người từng lăn lộn, từng sống giữa giờ phút cam go giữa cái sống và cái chết trong cuộc chiến đấu ác liệt của quân dân miền Nam trong những năm chống Mỹ H? Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Gv đọc mẫu. Gọi hs đọc Kiểm tra một số chú thích liên quan đến từ ngữ địa phương GV tóm tắt phần đã lược bỏ trong đoạn trích. Truyện xoay quanh mấy tình huống? Đó là những tình huống nào? Hãy tóm tắt truyện theo những tình huống đó? H? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc tình cảm của cha con ông Sáu ? H?Tình cảm cha con trong ông Sáu biểu lộ ra ngoài qua những chi tiết nào ở phần đầu đoạn trích? Những chi tiết đó nói lên tâm trạng ntn? H? Lần đầu khi gặp ông Sáu, thái độ của bé Thu ra sao? H?Trước thái độ đó của bé Thu ,ông Sáu rơi vào tâm trạng ntn? H? Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ ở nhà, bé Thu đã cư xử với ông ntn?Ông Sáu cảm thấy ra sao? H? Qua những chi tiết trên, em thấy tình cảm gì ở ông Sáu cũng như nét tính cách nổi bật của NV Thu là gì? GV:Tính cách ương ngạnh của Thu đã có sự phát triển. Thái độ sợ hãi rất trẻ thơ đã nhường chỗ cho sự chống đối thách thức thể rõ sự bướng bỉnh .H? Sự ương ngạnh của Thu có đáng trách không ? Vì sao ? Sự ương ngạnh của thu không đáng trách: trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh nó còn nhỏ quá chưa thể hiểu hết những tình thế éo le của cuộc sống H? Theo em, tại sao Thu có thái độ ương ngạnh như vậy? H? Qua phản ứng của Thu giúp em hiểu gì về cá tính và tình cảm của Thu dành cho ba ? GV: Trong cái cứng đầu đó ẩn chứa niềm kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha của mình, l trong tấm ảnh.Có thể nói tình cảm ở Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát. Là đứa trẻ có cá tính cứng cỏi, ương ngạch nhưng vẫn mang nét hồn nhiên ngây thơ. H? Nghe bà giảng giải tâm trạng của Thu ntn? =>trằn trọc,không ngủ được H? Trước lúc ông Sáu lên đường, Thu đã có thái độ và hành động ntn? H? Tìm những chi tiết cụ thể miêu tả hành động của Thu ? H? Vì sao Thu lại có sự thay đổi đột ngột về thái độ, hành động như vậy H? Cảnh chia tay của 2 cha con gây xúc động ntn với những người xung quanh?gây cho em những cảm xúc gì? H? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý NV của tác giả? H? ở chiến khu, tâm trạng ông Sáu ntn? H? Ông đã thể hiện tình thương nhớ đó bằng việc làm gì ? H? Qua đó, em thấy tình cảm của ông Sáu dành cho con ra sao ? Chiếc lược ngà có ý nghĩa ntn đối với ông và bé Thu sau này? H? Qua câu chuyện đầy cảm động, em có suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? H? Nhận xét gì về cách xây dựng cốt truyện của tác giả ? H? Nêu những nét thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí ? Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ. H? Nội dung, tư tưởng của tác phẩm ? HĐ 3 H? Truyện được kể theo lời trần thuật của NV nào ? H? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ? I.Đọc -tìm hiểu chung 1.Chú thích a)tác giả, tác phẩm: *- Tác giả -Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 -Quê : An Giang -Là nhà văn trưởng thành qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc -Là một trong những cây bút có tên tuổi của văn học giải phóng miền Nam, là nhà văn tiêu biểu của văn bản hiện đại Việt Nam. -Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như hoà bình. * Tác phẩm: Ra đời 1966, lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt. b) Chú thích: 2.Tóm tắt Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 2 cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách. Nhưng thật trớ trêu bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi, Tình huống 2: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con. Nhưng ông đã hy sinh chưa thể gửi món quà đó tặng con. 3.Đại ý: Truyện đã thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh III- Tìm hiểu truyện: 1.Tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ chiến tranh a)Tình huống thứ nhất: *Khi bé Thu chưa nhận ra cha Cha(Ô Sáu) Con(bé Thu) -Cái tình người cha cứ nôn nao trong anh. -Nhún chân nhảy thót lên...Bước vội những bước dài. -... đưa tay đón chờ con, giọng nói lặp bặp run run... -vết thẹo ửng đỏ =>Khát khao tình cảm cha con với tâm trạng xúc động mạnh mẽ chứa chan tình yêu thương & niềm hạnh phúc. -Ông đứng sững lại nhìn theo con …nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy. =>Tâm trạng đau khổ tột cùng của người cha sau bao năm xa cách gặp con nhưng con không gọi một tiếng ba. -Ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày tìm cách vỗ về chỉ mong được nghe một tiếng gọi ba. -gắp trứng các cho con -Đánh con nhưng sâu nơi trái tim, ông vẫn luôn dành tình cảm cho con. -Giật mình, tròn mắt nhìn -Ngơ ngác, lạ lùng -Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạt, kêu thét lên: Má ! Má ! -Xa lánh, nhất quyết không gọi ba -Má doạ đánh. Thu buộc gọi nhưng lại nói trống không. -hất trứng cá 1 cách quyết liệt. -Bị đòn nhưng không khóc mà một mình tự chèo xuông sang nhà ngoại,ở lì không chịu về =>Tính cách của Thu đã có sự phát triển.Sự bương bỉnh của Thu không đáng trách.Nó không tin ông Sáu là ba nó vì người ba trong tấm hình không có vết sẹo như ông Sáu.Điều này chứng tỏ Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu người mà em tin là ba của mình *Khi bé Thu được bà ngoại giải thích Con(bé Thu) Cha (ông Sáu) -vẻ mặt khác:sầm lại ,buồn rầu,nghĩ ngợi sâu xa -đôi mắt bỗng xôn xao -kêu thét gọi ba…tiếng kêu thét như xé, xé sự im lặng và xé ruột gan mọi người.hai tay ôm chặt lấy cổ -vừa nói vừa khóc:”Không cho ba đi” - Nó hôn ba cùng khắp -hai tay,hai chân câu chặt lấy ba =>Tình cảm cha con bộc lộ mãnh liệt gây xúc động mạnh -muốn ôm hôn con nhưng lại sợ …chỉ đứng nhìn trìu mến lẫn buồn rầu -ôm con quay đi lau nước mắt 2.Tình huống thứ 2: *Ông Sáu ở chiến khu: -Thương nhớ con, ông càng day dứt, ân hận vì sự nóng giận đánh con trong lần gặp duy nhất ấy. -Ông đã dồn hết tình thương, nỗi nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà : + Ông cẩn thận, tỷ mỉ cưa từng chiếc răng lược, gò lưng khắc từng nét chữ " Yêu nhớ tặng Thu con..." +Khi nhớ con lấy ra ngắm nghía,rồi mài lên tóc….mong được gặp con =>Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng vì nó chứa đựng tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với con trong xa cách *Ông Sáu hi sinh ,không kịp trao cho con cây lược. =>Sự việc gây ám ảnh và gây xúc động về những mất mát ,hi sinh của đồng bào ta trong chiến tranh KL: Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh,gia đình bị li tán,vợ xa chồng,con không biết mặt cha: nhiều người trở về với hình hài không còn nguyên vẹn ,thậm chí phải hi sinh nhưng những tình cảm thiêng liêng như tình cha con thì không thể nào phai nhạt III- Tổng kết 1.Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện chặt chẽ, nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em 2.Nội dung: Tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng. Chính tình cảm gia đình đã khơi nguồn tình yêu nước nồng nàn. III.Luyện tập: Yêu cầu cần đạt: Truyện được trần thuật theo lời bác Ba, bạn ông Sáu-người chứng kiến và kể lại câu chuyện Khiến câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái, cảm xúc của mình xen lẫn bình luận HDVN: +Học & tóm tắt truyện + Nắm được nội dung và nghệ thuật cơ bản. + Chuẩn bị ôn tập Tiếng Việt

File đính kèm:

  • docBai soan Chiec luoc nga co hinh minh hoa.doc
Giáo án liên quan