Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 80 Trường THCS Hàm Tử

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

 - Nắm được nghệ thụât miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài

 - Trò: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. Tổ chức:

 2. Kiểm tra: ? Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa"

 3. Bài mới:

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 71 đến tiết 80 Trường THCS Hàm Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10.12.2007 Ngày dạy : Tiết 71+72- Văn bản - Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng - A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. - Nắm được nghệ thụât miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên. B. Chuẩn bị - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài - Trò: Soạn bài, tóm tắt tác phẩm C. Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: ? Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" 3. Bài mới: Hệ thống câu hỏi Nội dung ghi bảng I- Giới thiệu tác giả - tác phẩm ? Cho biết những nét chính về tác giả? ? Nêu xuất xứ tác phẩm? Giới thiệu chân dung tác giả 1. Tác giả - Nguyễn Quang Sáng (1932), quê ở Chợ Mới - An Giang - Là nhà văn Nam Bộ - Tác phẩm chính: Chiếc lược ngà 2. Tác phẩm - Đoạn trích được rút từ phần giữa của truyện "Chiếc lược ngà" (1966) II- Đọc - tóm tắt - chú thích ? GV tóm tắt ý chính của phần đầu truyện đã bị lược bỏ? Hướng dẫn HS đọc? ? GV đọc mẫu? HS đọc - Giọng trầm trỉnh, cảm động, hơi buồn, chú ý đoạn đối thoại. - Chú thích: Giải thích 1 số từ ngữ khó III- Tìm hiểu văn bản ? Có thể chia bố cục như thế nào? GV yêu cầu HS tự nêu nội dung từng đoạn ? Nhân vật bé Thu được kể chủ yếu vào những thời điểm nào? ? Bé Thu đã có phản ứng như thế nào khi nghe ông Sáu gọi mình là con xưng ba? ? Cử chỉ chạy, kêu má biểu thị cảm xúc, ý định gì của bé Thu? ? Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm có gì đặc biệt? ? Trong bữa ăn cơm khi được ông Sáu quan tâm bé thu có phản ứng gì? ? NT tiêu biểu của đoạn trích này? ? Thái độ của bé Thu với ông Sáu là gì? ? Thái độ, phản ứng ấy của bé Thu có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không? Theo dõi SGK/198? Cho biết: Sang bà ngoại bé Thu đã được bà giải thích cho biết điều gì? Tâm trạng của em đêm hôm đó ra sao? ? Hôm sau bé Thu về nhà với vẻ mặt và tâm trạng ntn? ? Khi nghe ba chào để đi bé Thu đã phản ứng ntn? ? Nghệ thuật chính của các chi tiết trên ? Em có nhận xét gì về tình cảm của bé Thu dành cho cha? ? Theo dõi SGK/195? ? Trong lần về thăm nhà sau 8 năm xa cách, người mà ông Sáu khao khát gặp nhất là ai? tìm chi tiết để chứng minh điều đó. ? Trước thái độ ương ngạnh của bé Thu ông Sáu đã có thái độ, cử chỉ ntn? ? Khi phải đi xa, ông Sáu đã tìm con ntn? Cảm nhận của em về giọt nước mắt của người cha trong buổi chia tay là gì? ? Chú ý nghệ thuật gì của đoạn truyện này? ? Qua đó em có cảm nhận gì về tâm trạng, tình cảm của ông Sáu dành cho con trong những ngày ở thăm nhà? ? Ông là 1 người cha ntn? ? Tuy nhiên tình cha con được miêu tả kĩ lưỡng khi ông Sáu ở chiến khu. Vậy khi ở chiến khu ông Sáu đã bì dày vò bởi điều gì? ? Nhớ lời con dặn, ông Sáu đã làm gì? Kết quả ý nghĩa của việc làm ấy? ? Chi tiết cuối cùng của truyện "Anh đưa tay vào túi ... nhìn tôi hồi lâu" có ý nghĩa gì? ? Em có nhận xét gì về tình huống truyện? Qua tất cả tình huống đó em có nhận xét gì về tình cảm của ông Sáu với con? ? Tình cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh đã gợi cho em suy nghĩ gì? ? Nêu ND, NT chính của văn bản 1. Cấu trúc 2 phần: (1): Từ đầu đến "từ từ tuột xuống": Những ngày anh Sáu về thăm nhà và ra đi. (2): Phần còn lại: Những ngày anh Sáu ở chiến khu và trước lúc hi sinh. 2. Phân tích: a. Nhân vật bé Thu - Những ngày ông Sáu về thăm nhà. + Nghe gọi, giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng, thấy lạ quá tái mặt, chạy vụt, kêu thét lên. Thái độ ngạc nhiên, lo lắng sợ hãi và ý định cầu cứu của bé Thu. + Bắt buộc phải mời bố vào ăn cơm ðNói trống không. + Hất cái trứng cá. + Bỏ sang nhà bà ngoại. ðNT: Miêu tả, kể chuyện ðThái độ cự tuyệt quyết liệt, không chấp nhận ông Sáu là cha. + Học sinh thảo luận *Ngày ông Sáu ra đi: +HS thảo luận nêu ý kiến + Bé thu về nhà với vẻ mặt hơi khác đôi mặt mở to, nhìn với vẻ nghĩ ngợi ðKhông còn lo lắng, sợ hãi. + Khi ba chào để đi: Bé Thu kêu thét lên, ôm chặt lấy cổ ba...hôn ba... lại ôm chầm lấy ba dặn "Mua cho con cây lược" ðNT: Kể truyện, tình huống hấp dẫn miêu tả tâm trạng ðTình cảm hồn nhiên chân thật, mãnh liệt của bé Thu với cha và cả sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn. b. Tình cảm của ông Sáu đối với con - Trong lần về thăm nhà + Ông Sáu nôn nao muốn gặp con + Nhìn thấy con ông vội vàng nhảy thót lên bờ, kêu con thật to, khom người, đưa tay chờ con. + Trước thái độ ương ngạnh của bé Thu, ông (thấy) đau đớn, tìm mọi cách gần gũi con, khát khao tiếng gọi "Ba", ((thấy) khổ tâm, giận, đánh (con) khi con la). + Phải xa con: Ông nhìn con trìu mến, khóc khi nghe con gọi "Ba" ðNT: Kể chuyện, cách xây dựng tình huống, miêu tả nội tâm tài tình ðTâm trạng đau đớn, buồn bã và niềm vui sướng, hạnh phúc ð Nổi bật tình thương con sâu sắc của ông Sáu. - Khi ở chiến khu + Hối hận vì đã đánh con + Dành hết (tâm) công sức tâm trí vào việc làm cây lược, tẩn mẩn khắc từng nét "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". + Trước khi hi sinh: Nhờ bạn mình chuyển cây lược đến bé Thu. ð NT: Tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên à ông Sáu là người cha yêu con đến tận cùng. Chiến lược là biểu biện cao cả của tình yêu thương, tình phụ tử. - HS: Tự thảo luận (chiến tranh là đau thương mất mát) 3. Tổng kết: *NT: Kể chuyện, xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý nhân vật. *ND: Tình cảm cha con sâu nặng. IV- Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm ? Em có suy nghĩ gì về tình cha con được thể hiện trong tác phẩm này? - Tình cha con: Là tình cảm thiêng liêng nhất, tình cảm ấy được thể hiện tỏng hoàn cảnh éo le của chiến tranh nên càng sâu sắc và cảm động. 4. Củng cố: ? Người kể chuyện trong tác phẩm này là ai? Việc chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì? 5. Hướng dẫn: - Học thuộc bài. - Soạn : Ôn tập Tiếng Việt. Ngày soạn : 10.12.2007 Ngày dạy: Tiết 73 - Ôn tập tiếng việt A- Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng việt đã học ở lớp 9. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng việt khi nói, viết. B. Chuẩn bị: - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài Bảng phụ - Trò: Ôn bài trước C. Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới: I- Các phương châm hội thoại ? Chép theo mô hình trên bảng phụ? Gọi HS lên điền ND? ? Có mấy phương châm hội thoại? Là những phương châm nào? Các phương châm hội thoại Về lượng Về chất Quan hệ Cách thức Lịch sự - Có nội dung - Đúng yêu cầu giao tiếp - Nói đúng sự thật - Đúng đề tài Ngắn gọn rành mạch Tế nhị lịch sự II- Xưng hô trong hội thoại ? Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong Tiếng việt. ? Tại sao phải lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp. ? Em hiểu biết phương châm "xưng khiêm, hô tôn" là gì? 1. Từ những xưng hô đa dạng, phong phú Căn cứ: - Tình huống giao tiếp - Đối tượng giao tiếp 2. Khi xưng hô: Người nói phải khiêm tốn và tôn trọng người đối thoại. III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp: ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? gián tiếp? ? Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp? ? Gọi HS đọc đoạn văn đã chuyển? 1. Khái niệm - HS trả lời 2. Bài tập Lưu ý: Tôi (vua):- Ngôi thứ nhất - chuyển nhà vua (ngôi T3) Chúa công (ngôi thứ 2) - Vua Quang Trung (ngôi thứ 3) 4. Củng cố: - Câu ca dao: "Rượu lạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm" Khuyên ta điều gì trong giao tiếp? 5. Hướng dẫn: - Học thuộc bài. - Chuẩn bị KT 45' Ngày soạn: 10.12.2007 Ngày dạy: Tiết 74 - Kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt Giúp giáo viên đánh giá khả năng nhận thức của HS. Rèn kỹ năng vận dụng điều đã học vào làm bài và trong giao tiếp hàng ngày. B. Chuẩn bị - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu để ra đề, cho đáp án, biểu điểm. - Trò: Ôn lại bài C. tiến trình các Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: Giấy kiểm tra của HS 3. Bài mới: I- Đề bài: *Phần trắc nghiệm: Câu 1: Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do: A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác. C. Người nói muốn gây sự chú ý, nói có hàm ý. D. Cả 3 phương án trên. Câu 2: Các thành ngữ: "Đánh trống lảng", "Hỏi gà đáp vịt", có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm cách thức C. Phương châm quan hệ Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình? A.Róc rách B.Nỉ non C.Thướt tha D.Da diết Câu 4: Cách viết sau dùng lời dẫn nào? "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên" A. Lời dẫn gián tiếp B. Lời dẫn trực tiếp C. Kết hợp cả hai lời trên *Phần tự luận Câu 1: Cho các đoạn thơ trích trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn anh Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh" Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần" Mặn nồng một vẻ một ưa Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu Rằng: "Mua ngọc đến Lam Kiều Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường" Mối rằng: "Đánh giá nghìn vàng Đớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!" a. Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao em biết? b. Những câu thơ nào được sử dụng cách dẫn trực tiếp? Nhờ đâu mà em biết? Câu 2: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau: Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như đông với tây, một dải rừng liền. - Phạm Tiến Duật- II- Đáp án - biểu điểm *Phần trắc nghiệm ( Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1: D Câu 3: C Câu 2: C Câu 4: B *Phần tự luận Câu 1: (5 điểm) a. 2 điểm Mã Giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự Vì hắn trả lời cộc lốc, trống không, thiếu văn hoá. b. 3 điểm - Những câu dẫn trực tiếp là: Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh" Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần" Và: Rằng "Mua ngọc đến Lam Kiều ........... dám nài!" - Dấu hiệu nhận biết: Lời dẫn nguyên văn, có dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. Câu 2: (3 điểm) Phép tu từ so sánh : Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người, hai miền đất, hai hướng của dãi rừng luôn gắn bó keo sơn, không có gì có thể chia cắt được. 4. Củng cố -Thu bài, nhận xét bài làm của HS. 5. Hướng dẫn - Học ôn toàn bộ phận TV lớp 9 tập 1. - Chuẩn bị: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại. Ngày soạn :10.12.2007 Ngày dạy : Tiết 75 - Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại A. Mục tiêu cần đạt - Giúp giáo viên đánh giá khả năng nhận thức của HS. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức về truyện, thơ hiện đại. - Rèn kỹ năng làm bài. B. Chuẩn bị - Thầy: Soạn giáo án, ra đề, cho đáp án, biểu điểm. - Trò: Ôn tập và truyện thơ hiện đại C. tiến trình các Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: ? Việc chuẩn bị giấy kiểm tra của HS 3. Bài mới: I- Đề bài: *Phần trắc nghiệm Cho đoạn thơ sau: Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... (Ngữ văn 9. Tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trong văn bản nào? A. Tiếng gà trưa B. Bếp lửa C. Đoàn thuyền đánh cá Câu 2: Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là gì? A. Nguyễn Duy Nhuệ B. Nguyễn Văn Tài C. Nguyễn Việt Bằng Câu 3: Bếp lửa được sáng tác năm nào? A. 1962 B. 1963 C. 1965 D. 1972 Câu 4: Nhớ "Bếp lửa" là của nhân vật nào? A. Cháu với bà B. Bà với cháu C. Bố với con *Phần tự luận Câu 1: Nêu tình huống chính của truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa và Chiếc Lược Ngà? Câu 2: Phân tích tình yêu làng, yêu nước của ông Hai? II- Đáp án - biểu điểm *Phần trắc nghiệm (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Câu 1: B Câu 3: B Câu 2: C Câu 4: A Phần tự luận: Câu 1: (3 điểm) Tình huống chính của các truyện - Làng Nhân vật ông Hai yêu làng lại là người đầu tiên nghe tin làng theo giặc 1đ - Lặng lẽ Sa Pa Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư 1đ - Chiếc lược ngà Ông Sáu về thăm nhà: Bé Thu không nhận cha 1đ Khi ở chiến trường Câu 2: (5điểm) - Ông Hai yêu làng yêu nước sâu sắc + ở nơi tản cư - Luôn nhớ làng 1,5đ - Hay khoe làng + Khi nghe tin làng theo Tây: 1,5đ - Đau đớn, nhục nhã - Đấu tranh nội tâm - Quyết định "thù làng" + Khi làng không theo Tây: Vui sướng, hạnh phúc 1đ Tình yêu làng đã thống nhất và phát triển thành tình yêu nước ở ông Hai. 1đ 4. Củng cố - Nhận xét giờ làm bài - Thu bài 5. Hướng dẫn - Ôn tập kiến thức cũ. - Chuẩn bị soạn: "Cố hương". Ngày soạn : / / 200…... Ngày dạy : / / 200…... Tiết 76+77+78: Cố hương Lỗ Tấn A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. - Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm - Rèn kỹ năng phân tích và cảm thụ văn học B. Chuẩn bị - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài. Chân dung tác giả - Trò: Đọc kỹ tác phẩm Tóm tắt tác phẩm - soạn bài. C. Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra: ? Phân tích tình cảm yêu thương con của nhân vật ông Sáu trong truyện "Chiếc Lược Ngà" 3. Bài mới: giới thiệu bài Hệ thống câu hỏi Nội dung ghi bảng I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm ? Nêu những nét chính về tác giả Lỗ Tấn? ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? ? Giới thiệu chân dung tác giả? 1. Tác giả (1881 - 1936) quê ở Thiệu Hưng - Thiết Giang - Ông là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc - Tác phẩm chính: Gào thét (1923), Bàng Hoàng (1926) 2. Tác phẩm Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập "Gào Thét". II. Đọc - Tóm tắt - Chú thích ? Giáo viên hướng dẫn HS đọc: HS đọc? ? Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện? ? HS tóm tắt, giáo viên bổ xung và chốt lại các ý chính? - Đọc: Giọng trầm tĩnh, suy tư thể hiện rõ tâm trạng chua sót của nhân vật xưng tôi. - Chú thích: 1, 6, 9 - Tóm tắt Sau 20 năm xa quê, nhân vật xưng "tôi" trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật là tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương nhân vật "tôi" rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay tốt đẹp hơn. III. Tìm hiểu văn bản ? Tìm bố cục của văn bản? ? Nêu ý chính của mỗi phần? ? Theo như lời của nhân vật "tôi" thì bao nhiêu lâu nhân vật mới về quê và mục đích chuyến về quê lần này là gì? ? Cảnh làng quê trong con mắt người trở về đã hiện lên ntn? ? Trước cảnh ấy "tôi" có tâm trạng ntn? Tiếng nói nội tâm nào đã vang lên trong người trở về? ? Em có nhận xét gì về NT trong đoạn văn này? ? Từ đó hình ảnh cố hương hiện lên ntn? Tâm trạng của người trở về là gì? ? Theo dõi phần VB tiếp theo? ? Những ngày ở quê "tôi" đã gặp nhiều người quen cũ trong đó cuộc gặp gỡ với những nhân vật nào được kể nhiều nhất? ? Hình ảnh Nhuận Thổ trong ký ức "tôi" được miêu tả ntn? ? Tình hình, hiểu biết của Nhuận Thổ lúc đó ntn? ? Quan hệ giữa "tôi" và Nhuận Thổ được thể hiện ở những chi tiết nào? ? NT của đoạn truyện? ? Trong quá khứ Nhuận Thổ là người ntn? Tình bạn của tôi và Nhuận Thổ ra sao? ? Nhuận Thổ hiện tại được miêu tả ntn? ? Tìm chi tiết miêu tả, hình dáng, lời nói, tính nết? ? Nét nổi bật trong cách xây dựng nhân vật Nhuận Thổ là gì? Em có nhận xét gì về Nhuận Thổ thời hiện tại? ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của Nhuận Thổ? SGK/211 ? Trong ký ức "tôi" chị Hai Dương là người ntn? ? Hai mươi năm sau chị Hai Dương thay đổi ntn? ? Với sự thay đổi của các nhân vật trên tác giả muốn ta hiểu gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương của ông? ? Theo dõi phần VB cuối? ? Tìm chi tiết cho thấy tâm trạng của "tôi" khi rời cố hương? Vì sao "tôi" lại có tâm trạng ấy? ? Khi ấy "tôi" đã mong ước điều gì? ? Trong niềm hy vọng của "tôi" xuất hiện một cảnh tượng ntn? Tất cả những điều đó đều thể hiện mong muốn lớn nhất của "tôi" cho quê hương là gì? ? Cuối cùng nhân vật "tôi" đã có suy nghĩ và triết lý gì? Nó có ý nghĩa gì? ? Triết lý đó có tác dụng ntn? ? Người viết truyện là nhà văn Lỗ Văn? Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông? ? Nét nổi bật về ND và nghệ thuật của truyện? 1. Cấu trúc 3 phần: - (1) từ đầu - Tôi đang làm ăn sinh sống: Nhân vật "tôi" trên đường trở về quê cũ. (2) Tiếp theo - sạch trơn như quét Nhân vật "tôi" trong những ngày ở quê (3) Phần còn lại: "tôi" rời quê 2. Phân tích a. Nhân vật "Tôi" trên đường trở về thăm quê cũ - Sau hơn 20 năm "tôi" về với ý định + Thăm quê + Từ giã nó lần cuối - Cảnh quê: Thôn xóm tiêu điều hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa, u ám, lạnh lẽo. - Không nén được, lòng tôi se lại "A đây có phải làng cũ..." NT: Kể chuyện, miêu tả, biểu cảm Cố hương tiêu điều, xơ xác, nghèo khổ và tâm trạng ngạc nhiên chua xót, thất vọng của người về thăm quê. b. Những ngày "tôi" ở cố hương - HS trả lời - GV: Nhuận Thổ và thím Hai Dương b1: Nhân vật Nhuận Thổ - Thời quá khứ + Khoảng 11, 12 tuổi, cổ đeo vòng bạc khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lòng chiên bé tí tẹo + Hay bẽn lẽn với mọi người trừ "tôi" + Bẫy chim sẻ tài lắm,biết nhiều chuyện lạ lùng + Chưa đầy nửa ngày chúng tôi đã thân nhau + Khi chia tay: Xốn xang, khóc, không về Hồi ức, kể Nhuận Thổ khôi ngô khoẻ mạnh, hồn nhiên, hiểu biết, giàu tình cảm. Tình bạn giữa "Tôi" và Nhuận Thổ thân thiết trong sáng. - Nhuận Thổ hiện tại: + Cao gấp 2 trước, da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng. + Đội mũ lông, chiên rách tươm, mặc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ. + Chào hỏi cung kính "Bẩm ông" Phép so sánh tương phản Nhuận Thổ thay đổi toàn diện theo chiều hướng xấu; già nua, tiều tuỵ, hèn kém. Nguyên nhân - Cách sống lạc hậu - Hiện thực đen tối của xã hội áp bức b2: Chị Hai Dương - Quá khứ: Đẹp người đẹp nết - Hiện tại: Thay đổi xấu toàn diện cả hình thức đặc biệt là tính tình. Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ, tàn tạ của nông thôn trước đương thời và thái độ xót thương, căm ghét của tác giả. c. Khi "tôi" rời cố hương - Lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. - Mong ước thế hệ con cháu không bao giờ phải cách bức nhau không phải khốn khổ cần sống một cuộc đời mới... Mong muốn sự bình yên, ấm no, tươi đẹp cho quê hương. - Suy nghĩ và triết lý. Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi. Mọi thứ trong cuộc sống không tự sẵn có, muốn có con người phải cố gắng kiên trì triết lý đúng đắn- Thức tỉnh mọi người - Tin tưởng vào tương lai - Tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt. - HS thảo luận. 3. Tổng kết - NT: Kết hợp nhiều phương thức + Tự sự + Biểu cảm + Nghị luận - ND: Bức tranh ảm đạm của 1 làng quê nghèo khổ. - Tinh thần phê phán XH cũ, nỗi buồn thương và niềm hy vọng của nhà văn. IV. Luyện tập ? Làm bài tập SGK/219? 4. Củng cố: ? Qua "Cố hương" Lỗ Tấn muốn nêu lên vấn đề gì? 5. Hướng dẫn: - Học thuộc bài. - Ôn tập cuối năm. Ngày soạn : / / 200…... Ngày dạy : / / 200…... Tiết 79+80: ÔN tập phần tập làm văn (bài 15 - 16) A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9. - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp về tập làm văn B. Chuẩn bị - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. - Trò: Xem trước bài C. Hoạt động dạy - học 1. Tổ chức: 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 9 :…………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra: ? Kết hợp trong giờ ôn tập 3. Bài mới: giới thiệu bài Hệ thống câu hỏi Nội dung ghi bảng Câu 1 ? Các nội dung lớn và trọng tâm của phần TLV lớp 9 là gì? - Các nội dung lớn và trọng tâm + Văn bản thuyết minh Kết hợp giữa thuyết minh với một số biện pháp NT, miêu tả. + Văn bản tự sự: Kết hợp với - Biểu cảm, miêu tả, nghị luận, đối thoại, miêu tả nội tâm, ngôi kể. Câu 2 ? Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp NT và miêu tả trong VB thuyết minh? Làm nổi bật đối tượng thuyết minh Gây ấn tượng với người đọc Làm VB thêm sinh động, hấp dẫn Câu 3 ? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với VB miêu tả, tự sự ở điểm nào? HS so sánh từng đặc điểm? + Giống: Cùng có yếu tố miêu tả, tự sự. + Khác Thuyết minh VB miêu tả - Trung thành với đ2 đối tượng 1 cách khách quan, khoa học. - Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng thuyết minh. - Xây dựng hình tượng qua: quan sát, liên tưởng và cảm xúc chủ quan của người viết. - Mang đến cho người đọc 1 cảm nhận mới về đối tượng. Câu 4 ? Vai trò của các yếu tố kết hợp với VB tự sự đã học ở lớp 9? Các yếu tố: Miêu tả nội tâm nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm, người kể... có vai trò quan trọng trong VB tự sự. Câu 5 ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? trong VB tự sự các yếu tố trên có vai trò ntn? - Khái niệm: HS tự trả lời - Vai trò (câu 4) - Ví dụ Tôi cất giọng véo von Cái cò cái vạc cái nông ............ Mày tức thì mày cứ tức, màu ghè vỡ đầu ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu (Tô Hoài) Câu 6 ? Đọc yêucầu 6 SGK HS làm Câu 7 ? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữ văn bản tự sự lớp 9 với các lớp dưới? - Giống nhau: - Có nhân vật chính - phụ - có cốt truyện, sự việc -Khác nhau: Lớp 9 có thên - Yếu tố miêu tả nội tâm - Nghị luận - Độc thoại, đối thoại, người kể Câu 8 ? Đọc yêu cầu 8/SGK - 220? ? Học sinh tự thảo luận? a. Khi gọi tên 1 văn bản người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. b. TRong văn bản có đủ các yếu tốt miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự vì các yếu tốt ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là tự sự. c. HS thảo luận Câu 9 ? Đọc yêu cầu? Yêu cầu HS kẻ bảng và làm bài? TT Kiểu văn bản chính Các yếu tố kết hợp với văn bản chính Tự sự Miêu tả Nghị luận B. cảm T. minh Điều hành 1 Tự sự x x x x 2 Miêu tả x x x 3 Nghị luận x x x 4 Biểu cảm x x x 5 Thuyết minh x x 6 Điều hành Câu 10 ? Bố cục của bài TLV? - Bố cục 3 phần: MB, TB, KL là bố cục quy phạm đối với HS khi viết bài TLV. giúp HS rèn luyện theo những chuẩn mực của nhà trường Câu 11, 12 ? Đọc đề bài? HS tự thảo luận Gọi HS trả lời 4. Củng cố: ? Nêu những nội dung lớn và trọng tâm của phần TLV lớp 9? 5. Hướng dẫn: - Học thuộc bài. - Ôn tập TLV tiếp.

File đính kèm:

  • docGiao an hay.doc
Giáo án liên quan