Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 72: Ôn tập phần Tiếng Việt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

-Các phương châm hội thoại

-Xưng hô trong hội thoại

-Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

2.Kĩ năng:

-Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

3. Thái độ: GD ý thức sử dụng những kiến thức về tiếng Việt khi tham gia hội thoại một cách hợp lí

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 72: Ôn tập phần Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.11.103 Ngày dạy: 25.11.13 Tiết 72. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: -Các phương châm hội thoại -Xưng hô trong hội thoại -Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 2.Kĩ năng: -Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 3. Thái độ: GD ý thức sử dụng những kiến thức về tiếng Việt khi tham gia hội thoại một cách hợp lí B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : -Thầy : Nghiên cứu Chuẩn kiến thức, Hệ thống câu hỏi ôn tập -Học sinh : Hs tự ôn theo hướng dẫn của SGK C.PHƯƠNG PHÁP: -Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm… D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: 4 phút Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh (bài soạn ôn tập) III. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ghi bảng *Hoạt động 2: Củng cố kiến thức -Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức đã học -Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề… -Thời gian: 10 phút -Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học. Nhắc lại nội dung từng phương châm ? -Có trường hợp nào các phương châm hội thoại không được tôn trọng? Vì sao? GV bổ sung: Các trường hợp bắt buộc không tuân thủ các phương châm hội thoại để đảm bảo yêu cầu khác cao hơn. Ngoài ra những trường hợp khác đều khiến cho người phát ngôn không được tôn trọng -Hãy nêu các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng của chúng -Hãy nêu cách phân biệt giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp và ngược lại -Hãy nêu nguyên tắc cơ bản của việc chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp -Hãy nêu những từ ngữ dùng để xưng hô trong thời xưa chứng minh cho phương châm này. -Ngày nay phương châm xưng hô ấy có được tôn trọng không ? *Hoạt động 3: Luyện tập -Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành luyện tập -Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi… -Thời gian: 25 phút -Trò chơi: Tìm từ xưng hô theo pc xưng khiêm, hô tôn trong các TP đã học; HS các nhóm thi nhau tìm, gv nhận xét và tổng kết *HS thảo luận theo bàn vấn đề : Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô? -Ngoài các từ ngữ xưng hô thông thường, người Việt còn dùng những từ ngữ nào để xưng hô ? -Hãy đọc đoạn trích, sau đó chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp và phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lờì dẫn gián tiếp so với lời đối thoại *GV: Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi thứ nhất) chúa công (ngôi thứ hai) nhà vua (ngôi thứ ba) vua Quang Trung (ngôi thứ ba) Từ chỉ địa điểm đây (tỉnh lược) Từ chỉ thời gian Bây giờ bâý giờ -Hs nêu ra 5 phương châm hội thoại đã học: Phương châm về chất, về lượng,cách thức, quan hệ và lịch sự. Nêu nội dung từng phương châm -Học sinh nêu các trường hợp các phương châm hội thoại không được tuân thủ -Hs nêu lên các từ ngữ dùng để xưng hô thông thường . -HS trả lời theo nội dung đã học -Phương châm xưng hô: Xưng khiêm, hô tôn -Riêng đối với tiếng Việt thì trong các từ ngữ xưng hô thời trước, phương châm này được thể hiện rõ hơn so với hiện nay -Những từ ngữ xưng hô thể hiện rõ phương châm trên như: + Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ, bần tăng, bần sĩ… + Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô. Trong nhiều trường hợp, xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác. Đó là biểu hiện của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tôn. -HS thực hiện trò chơi giữa các nhóm -Quan hệ giữa đối tượng và tình huống giao tiếp, vai xh, đặc điểm từ xưng hô TV,… -Để xưng hô có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng, -Dấu câu, từ xưng hô, ngôi kể… -Đọc đoạn trích *Thảo luận, đại diện trình bày ở bảng phụ HS có thể chuyển như sau: Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bâý giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yêú hay mạnh, không hiêủ rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan I.Hệ thống hóa kiến thức: - Nội dung của các phương châm hội thoại -Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng -Sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp II.Luyện tập: Bài tập 2, mục I: -Kể một tình huống hội thoại trong đó có một hoặc một sô PCHT không được tuân thủ Bài tập 2, mục II: -Phương châm xưng hô : Xưng khiêm, hô tôn *Những từ ngữ xưng hô thể hiện rõ phương châm trên như: + Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ, bần tăng, bần sĩ… + Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô,… Bài tập 2, mục III/192: có thể chuyển như sau: …Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bâý giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yêú hay mạnh, không hiêủ rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan Hoạt động 4. Củng cố - Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học - Phương pháp: Khái quát hóa - Thời gian: 3 phút -Hãy nêu những phương châm trong hội thoại. -Hãy nêu những phương châm trong xưng hô IV. Hướng dẫn học tập: 2 phút -Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt : Hs ôn tập các bài đã học trong học kỳ này +Phụ lục GV có thể chọn kể một trong số ba truyện cười sau đây để bổ sung thêm và yêu cầu HS phân tích phương châm hội thoại đã không được tuân thủ như thế nào +Truyện thứ nhất: Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ Thầy : Em cho thầy biết sóng là gì ? Học sinh : Thưa thầy, Sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ ! +Truyện thứ hai Khoảng 10 giờ tối, ông bác sĩ nhận đươc một cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê Ông khách nói, giọng hoảng hốt: -Thưa bác sĩ thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho -Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến được Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào ? -Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy +Truyện thứ ba. NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI Một Lão chủ dặn anh đầy tớ -Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao. Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa ! Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc. Anh đầy tớ đứng chắp tay, chậm rãi thưa : - Bẩm ông -Cái gì ? Lão chủ hỏi -Bẩm ông, con tằm nó ăn lá dâu - Nghĩa là làm sao ? Lão chủ hỏi, miệng vẫn phì phèo thuốc lá -Bẩm ông! con tằm nó ăn lá dâu, nó nhả ra tơ. Người ta mang ra chợ bán. Người Trung Quốc mua tơ đem về kéo sợi dệt thành the, rồi mang the sang bán cho ta. Ông mua the về may áo. Hôm nay, ông mặc áo vào, ngồi hút thuốc Nói đến đây, anh đầy tớ cuống quýt: - Tàn thuốc rơi vào áo ông, áo ông đang cháy đâý ạ ! Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi (Truyện cười dân gian Việt Nam) Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docOn tap Tieng Viet(1).doc
Giáo án liên quan