Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt (các phương châm hội thoại … dẫn gián tiếp)

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/205)

B. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.

- HS: sgk, vở bài tập.

C. Tiến trình bài dạy:

(1) Khởi động:

- Ổn định

- Bài cũ: Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ.

- Bài mới: Ôn tập các phương châm hội thoại, cách xưng hô trong giao tiếp, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 73: Ôn tập Tiếng Việt (các phương châm hội thoại … dẫn gián tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Các phương châm hội thoại … dẫn gián tiếp) A. Mục tiêu bài dạy (sgv/205) B. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ. - HS: sgk, vở bài tập. C. Tiến trình bài dạy: (1) Khởi động: - Ổn định - Bài cũ: Thế nào là ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ. - Bài mới: Ôn tập các phương châm hội thoại, cách xưng hô trong giao tiếp, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. (2) Hình thành kiến thức mới: 38’ Hoạt động của GV - HS Nội dung bài giảng Hỏi: Kể tên Các phương châm hội thoại đã học: 5 phương châm, Nêu khái niệm? Cho ví dụ. 1/ Phương châm về lượng: - Nói có nội dung, không thiếu, không thừa. vd: Anh ăn chưa? - Tôi đã ăn rồi (đủ) - Từ lúc tôi mặc cái áo này tôi vẫn chưa ăn cơm (thừa) I,Các phương châm hội thoại. 1/ Phương châm về lượng. 2/ Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. vd: - Con bò to bằng con trâu (đúng phương châm) - Con bò to bằng con voi (sai phương châm về chất) 2/ Phương châm về chất 3/ Phương châm quan hệ: - Nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề. vd: Anh đi đâu? - Tôi đi bơi (đúng đề tài) - Con mèo chết rồi (lạc đề tài) 3/ Phương châm quan hệ 4/ Phương châm cách thức: - Nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh nói mơ hồ dài dòng. vd: Đừng uống trà, uống rượu con nhé. - Đừng đánh cờ, đánh bạc con nhé. Có 2 cách hiểu: - Đừng uống trà, uống rượu. - Đừng uống trà, chỉ uống rượu. 4/ Phương châm cách thức. 5/ Phương châm lịch sự: - Khi giao tiếp cần lịch sự, tôn trọng người khác. vd: Anh làm ơn cho tôi hỏi, đường ra ga Hàng Cỏ đi lối nào? - Bác đến ngã tư trước mắt, sau đó rẽ phải là tới ạ (đúng phương châm lịch sự) - Đến ngã tư, rẽ phải (chưa đúng phương châm) 5/ Phương châm lịch sự Hỏi: Hãy kể một vài tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ. - Bác sỹ nói chuyện với bệnh nhân bệnh nặng (thường vi phạm phương châm về chất) -> để giúp bệnh nhân sống lạc quan, tránh đau buồn, phiền não. - Các chiến sỹ hoạt động bí mật bị rơi vào tay giặc (vi phạm phương châm về chất) -> Để đảm bảo bí mật. - Kẻ thiếu giáo dục nói chuyện với nhau (Vi phạm phương châm lịch sự) Hỏi: Người nói thươờg căn cứ vào tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Cho vd. - Xưng hô với người trên: Bác - Cháu ; Anh - em; - Đối với bạn bè: Bạn - Tớ; gọi tên bạn - mình; - Trong hội nghị, cuộc họp: bạn -tôi; các bạn - chúng tôi. III. Xưng hô trong hôộ thoại. Hỏi: Hiểu phương châm “Xưng khiêm hô tốn” như thế nào? vd. - Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn trọng. vd: Những từ ngữ xưng hô thời trước - Bệ hạ (dùng để gọi Vua, khi nóivới Vua tỏ ý tôn kính). - Bần tăng (Nhà sư nghèo, từ nhà sư ngày trước dùng để tự xưng hô một cách khiêm tốn). vd: Những từ xưng hô hiện nay: Quý ông, quý anh, quý bà, quý cô (từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính). vd: Trong nhiều trường hợp (mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh, chị, bác. - Cần lựachọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp vớ itình huống với quan hệ giao tiếp. Hỏi: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô? - Trong tiếng Việt: Để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, đại từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng… Mổi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng…) Hầu như không có từgữ trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống giao tiếp và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa. Hỏi: Phân biệt cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? - Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ khác; lời dẫn được đặt trong dấu “” Vd: Nhà thơ Ấn Độ Ta Go nói rằng: “Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà được một gia đình, giáo dục một người thầy được cả một xã hội” (Dẫn trực tiếp) vd: Khi bàn về giáo dục nhà thơ Ta Go cho rằng: Giáo dục một người đàn ông thìta được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà thì ta được một gia đình, còn nếu giáo dục một người thầy ta sẽ được cả một xã hội) vd2: 191: Hãy chuyển lời đôố thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp, phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại. - Có thể chuyển như sau (bảng phụ). Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà Vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào? Nguyển Thiếp trả lời rằng: Bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biêế tiìh hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, Vua Quang Trung ra Bắc không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. - Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý? Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi thứ nhất) Chúa công (ngôi thứ hai) Nhà vua (ngôi thứ 3) - Vua Quang Trung (ngôi thứ 3) Từ chỉ đặc điểm Đây (Tỉnh lược) Từ chỉ thời gian Bây giờ Bấy giờ III. Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. a/ Dẫn trực tiếp. b/ Dẫn gián tiếp. (3) Củng cố - Dặn dò: 2’ - Dặn HS ôn tập Kiểm tra : Tiếng Việt. - Thơ và truyện hiện đại.

File đính kèm:

  • docTIET 73.doc
Giáo án liên quan