Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 76: Cố hương (Lỗ Tấn)

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/132)

B. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Sgk, sgv, giáo án

- HS: sgk, bài soạn

C. Tiến trình các HĐDH:

(1) Khởi động: 5'

- Ổn định

- Bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng

- Bài mới: Tìm hiểu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn - Trung Quốc tư tưởng của ông về thời đại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 76: Cố hương (Lỗ Tấn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76: CỐ HƯƠNG (Lỗ Tấn) A. Mục tiêu bài dạy (sgv/132) B. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Sgk, sgv, giáo án - HS: sgk, bài soạn C. Tiến trình các HĐDH: (1) Khởi động: 5' - Ổn định - Bài cũ: Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng - Bài mới: Tìm hiểu vài nét về nhà văn Lỗ Tấn - Trung Quốc tư tưởng của ông về thời đại. (2) Đọc - hiểu văn bản: 4' Hoạt động của GV - HS Nội dung bài giảng Hỏi: Nêu vài nét về tác giả? Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, sinh trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân từ nông dân, nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. - Từ lúc còn trẻ, ông đã đi xa nhà, quyết tâm tìm đường lập thân, ông đã sử dụng văn học như một vũ khí sắc bén để biến đổi tinh thần Dân chúng đang ở trong tình trạng ngu muội. - 1981 toàn thể giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa. - Cố hương là một trong những turyện ngắn tiêu biểu nhất của tập "Gào thét". A. Tìm hiểu bài. I. Tác giả, tác phẩm. Đọc: HS đọc (giọng trầm buồn) kết hợp kể tóm tắt. Hỏi: Cố hương là gì? (Quê cũ) Sau 20 năm xa cách quê hương, nhân vật "Tôi" đã trở về, đó là một ngày giữa đông trời u ám và thấp thoáng mây thôn xóm tiêu điều hoang vắng nằm in lìm, lòng "tôi" se lại. Hình ảnh làng cũ trong ký ức của "tôi" không giống như thế này, nó đẹp hơn kia "Tôi lại nghĩ": Có lẽ về làng lần này là để từ giã nó lần cuối cùng, để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống, nên tâm trạng của tôi không vui. HS đọc tóm tắt: … Mẹ phải ra xem sao. Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới nhà, gặp được mẹ và cháu Hoàng, sau câu chuyện từ thuở nhỏ của nhân vật "Tôi". Trong trí nhớ của nhân vật "tôi" hình ảnh Nhuận Thổ hiện ra rất rõ nét. GV tóm tắt phần chữ nhỏ. Bỗng có tiếng ai la the thé, nói to "Tôi, ngạc nhiên, thì ra đó là chị Hai Dương bán đậu phụ, người ta thường gọi chị là Tây Thi đậu phụ. Đây là người đàn bà có lưỡng quyền cao, môi mỏng và dáng điệu "com pa". Sau một loạt những câu nói trách móc, xỉa xói mụ "compa" tức giận, miệng lẩm bẩm, quay gót thong thả đi ra, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng. Đọc: HS đọc tiếp "Một hôm trời rét -> đến hết". … Sạch trơn (đoạn nhân vật tôi kể lại chuyện gặp Nhuận Thổ. Sau 20 năm xa cách Nhuận Thổ thay đổi rất nhiều). - Thuyền chúng tôi tiến thẳng -> đến hết (Thuyền rời quê, tình cảm cảm nghĩ của nhân vật tôi về con đường phía trước). Đọc: Phần giải thích từ khó. Hỏi: HS xác định bố cục: 1/ … làm ăn sinh sống: Trên đường về quê 2/ … sạch trơn như quét những ngày về quê. 3/ … còn lại (rời quê) -> Kể theo trình tự thời gian, quá khứ đan xen thực tại. II. Kết cấu Hỏi: Tóm tắt truyện ngắn trong 1 - 2 dòng? (Gợi ý: Truyện kể về việc gì?) - Kể lại một chuyến thăm quê lần cuối của nhân vật Tôi để bán nhà cửa, đưa gia đình đi sinh sống ở một nơi khác. Hỏi: Truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao? - Có 2 nhân vật chính, đó là Nhuận Thổ và Tôi. + Nhân vật Nhuận Thổ có một địa vị quan trọng. Gần như mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung ở nhân vật này. Do quan hệ đặc biệt trong quá khứ giữa Nhuận Thổ và "Tôi". Thay đổi ấy là nhân tố tác động mạnh nhất đến tư tưởng, tình cảm của "tôi". + Tuy nhiên Nhuận Thổ thể là nhân vật trung tâm vì Nhuận Thổ không phải là đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật, từ nó không thể toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Truyện gồm 3 phần thì trong phần đầu Nhuận Thổ chưa xuất hiện trong phần cuối Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy nghĩ, cảm nghĩ của "Tôi",thậm chí có thể nói, trong phần cuối sự xuất hiện Của hình ảnh Thúy Sinh và cháu Hoàng (một trực tiếp, một gián tiếp) còn có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc gọi cho "Tôi" nghĩ về đặc điểm của xã hội tương lai. Hỏi: Truyện chọn ngôi kể thứ mấy? Xưng hô là gì? Tác dụng của việc chọn ngôi kể đó? - Truyện chọn ngôi kể thứ nhất, xưng hô là "Tôi". Nhưng "Tôi" ở đây không phải là tác giả Lỗ Tấn, mặc dù "Tôi" cũng tên Tấn và không ít chi tiết tác phẩm là việc có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn. Vì lý do đã có sự hư cấu khi nói về nhân vật "Tôi". Đọc thêm chú thích 1, để hiểu rõ hơn. Trong thực tế, trong khoảng thời gian 20 năm Lỗ Tấn có về quê và có thời gian làm việc ở gần quê. Người về cho "Tôi""Tôi" bẫy chim trong thực tế là Bố Nhuận Thổ, chứ không phải là Nhuận Thổ. Nếu viết y như vậy thì sẽ không thể làm bật được sự thay đổi ghê gớm của "Cố hương" và không nói lên được tình cảm của tôi với cố hương và cũng không thể làm tôn được vẻ đẹp bên ngoài, phẩm chất trí tuệ của em bé nông dân Nhuận Thổ và như vậy thì làm sao tố cáo mạnh mẽ tội ác của chế độ đẳng cấp và lễ giáo phong kiến đã hủy hoại thể lực và tinh thần của Nhuận Thổ được. => Cách chọn nhân vật kể ở ngôi thứ nhất, làm tăng tính chất trữ tình của truyện (Bỗng "Tôi" trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy gẫm, phát biểu quan niệm).

File đính kèm:

  • docTIET 76.doc
Giáo án liên quan