Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79, 80, 81: Ôn tập phần tập làm văn

I - Kiểm tra bài cũ:

1. Tình cảm của nhân vật Tôi đối với quê hương được bộc lộ như thế nào qua truyện Cố Hương?

2. Hình ảnh con đường ở cuối truyện mang những hàm ý nào?

II - Mục tiêu bài dạy: giúp HS

- Nắm vững được các nội dung chính của phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 , thấy được tính tích hợp của chúng với các văn bản

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới.

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống, ôn tập các kiểu bài tập làm văn 9 ( ở HKI)

III - Chuẩn bị:

- GV: bài soạn, các ngữ liệu, bảng ôn tập, bảng phụ, đèn chiếu

 - HS: sgk, các câu hỏi và nội dung thảo luận, phiếu học tập.

IV - Tiến hành bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79, 80, 81: Ôn tập phần tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16, 17 Tiết: 79,80,81 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I - Kiểm tra bài cũ: 1. Tình cảm của nhân vật Tôi đối với quê hương được bộc lộ như thế nào qua truyện Cố Hương? 2. Hình ảnh con đường ở cuối truyện mang những hàm ý nào? II - Mục tiêu bài dạy: giúp HS - Nắm vững được các nội dung chính của phần tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9 , thấy được tính tích hợp của chúng với các văn bản - Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới. - Rèn luyện kĩ năng hệ thống, ôn tập các kiểu bài tập làm văn 9 ( ở HKI) III - Chuẩn bị: - GV: bài soạn, các ngữ liệu, bảng ôn tập, bảng phụ, đèn chiếu - HS: sgk, các câu hỏi và nội dung thảo luận, phiếu học tập. IV - Tiến hành bài mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung bài học HĐ1:Giáo viên hướng dẫn ôn tập theo câu hỏi sgk tr 201,20 Câu1: Nêu các nội dung trọng tâm, cần chú ý ở phần tập làm văn 9. - Tìm văn bản minh hoạ cho từng kiểu văn bản. Câu 2: Vai trò vị trí tác dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho ví dụ cụ thể. Đọc lại văn bản Hạ Long - Đá và Nước - Văn bản tự sự kể ở ngôi thứ mấy cần miêu tả nội tâm ? Vì sao văn bản tự sự cần miêu tả nội tâm? Nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò gì? Câu 3: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản tả tự sự ở điểm nào? - Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét" sửa chữa Câu4: Sách Ngữ văn 9, tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Hãy cho ví dụ Câu5: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò tác dụng và hình thức biểu hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? - Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét" sửa chữa Câu 6: Tìm 2 đoạn văn tự sự ( một đoạn kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba). Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu ra. Câu 7: Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới ? Câu 8: Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố biểu cảm, miêu tả, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự? Theo em liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không? - Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét" sửa chữa Câu 9: Kẻ bảng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản Câu 10: Một văn bản tự sự được học trong SGK không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần : MB - TB – KB . Tại sao trong bài TLV tự sự của HS phải có đủ 3 phần đã nêu? Câu 11: Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì trong việc đọc - hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ - Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét" sửa chữa Câu 12:Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần đọc - hiểu văn bản & phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em được những gì trong việc viết các bài văn tự sự. Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ - Cho HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét" sửa chữa HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập. .BT1: - Trong truyện ngắn “ Cố hương”, có đoạn văn nào miêu tả? Chỉ ra đối tượng miêu tả. - Đoạn văn nào sử dụng thuyết minh, cách thuyết minh đó như thế nào? BT2: Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả & thuyết minh vào văn bản trên có tác dụng gì trong văn bản tự sự? ( GV gợi ý: Ý nghĩa miêu tả Nhuận Thổ của Lỗ Tấn và cách giải thích tên nhân vật, nhà văn muốn chỉ ra nét tiêu cực nào của người Trung Quốc) Cho HS thảo luận I - Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt có liên quan đến các kiểu bài TLV 9 1. Thuyết minh : - Thuyết minh có kết hợp với các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả. - Thuyết minh có kết hợp với lập luận, giải thích *. Vai trò vị trí tác dụng: - Các biện pháp nghệ thuật: giúp cho văn bản thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh gây hứng thú cho người đọc. - Các yếu tố miêu tả: làm cho đối tượng thuyết minh đựơc nổi bật, bài văn thuyết minh đựơc cụ thể sinh động. 2. Tự sự: - Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm - Tự sự kết hợp với nghị luận * Vai trò: - Yếu tố miêu tả nội tâm: tái hiện lại những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của NV. - Yếu tố nghị luận: (được diễn đạt bằng hình thức lập luận) " câu chuyện thêm phần triết lí. 3. So sánh giữa văn bản thuyết minh với văn bản miêu tả. - Giống: cả hai đều hướng vào đối tượng, có mục đích làm nổi bật đối tượng được nói đến. - Khác: Miêu tả Thuyết minh - Có hư cấu, tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật - Dùng nhiều so sánh liên tưởng. - Ít dùng số liệu cụ thể. - Dùng trong sáng tác văn chương, mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết - Ít tính khuôn mẫu - Đa nghĩa - Đảm bảo tính khách quan khoa học, trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật - Ít dùng so sánh tưởng tượng. - Dùng nhiều số liệu cụ thể. - Ứng dụng trong cuộc sống văn hoá, khoa học. - Thường theo một số y/c giống nhau - Đơn nghĩa 4. Những nội dung chính trong văn bản tự sự: - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn tự sự. - Kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản - Vai trò của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại, ngườii kể chuyện trong văn tự sự * Ví dụ: - Đoạn tự sự có miêu tả nội tâm: Có thể lấy trong truyện ngắn Làng của Kim Lân - Đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận : đoạn cuối trong Cố hương của Lỗ Tấn - Đoạn tự sự có cả miêu tả nội tâm và nghị luận: Lão Hạc của Nam Cao 5. - Đối thoại: đối đáp, trò chuyện giữa 2 hay nhiều người . Mỗi lượt lời thể hiện bằng dấu gạch đấu dòng - Độc thoại: Lời của nhân vật tự nói với chính mình hoặc một người nào đó trong tưởng tượng. - Độc thoại nội tâm: Lời của nhân vật tự nói với chính mình hoặc một người nào đó trong tưởng tượng nhưng không nói thành lời mà chỉ nghĩ trong đầu * Vai trò: là những hình thức quan trọng để thể hiện đặc điểm, tính cách, tư tưởng, ….của nhân vật trong văn tự sự. 6. HS tự tìm 2 đoạn văn tự sự theo y/c: - Kể theo ngôi thứ nhất: có thể chọn 1 đoạn trong các truyện sau: Cố hương, Hai đứa trẻ… - Kể theo ngôi thứ ba: có thể chọn 1 đoạn trong các truyện sau: Làng, Lặng lẽ Sa Pa * Vai trò của mỗi loại người kể: - Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể xưng “Tôi”, trực tiếp bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình - Kể theo ngôi thứ ba: Người kể có thể thuật lại một cách khách quan nhữnggì mình đã chứng kiến và qua đó thể hiện đánh giá, nhận xét về các nhân vật, sự kiện trong truyện 7. So sánh sự giống nhau và khác nhau về các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới: * Giống nhau: Đều có cốt truyện, nhân vật * Khác nhau: Ở lớp 9 y/c về văn bản tự sự được nâng cao, có kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như: biểu cảm, miêu tả, nội tâm, lập luận… 8. Giải thích: - Vì người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính - Trong thực tế, hầu như không có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất mà thường có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản. 9. Kẻ bảng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản Kiểu văn bản chính Các yếu tố kết hợp với văn bản chính TSự Mtả NL Biểu cảm TM Điều hành. Tự sự X X X X Miêu tả X X X Nghị luận X X X Biểu cảm X X X Thuyết minh X X Điều Hành 10.* Một văn bản tự sự được học trong SGK không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần vì: - Người viết là các nhà văn đã có nhiều kinh nghiệm trong nghệ thuật viết văn bản. - Bộc lộ tính sáng tạo và tài năng cá nhân * Những bài tập làm văn của học sinh phải có đủ 3 phần vì : - Khi còn học ở trường phổ thông cần đươc đào tạo một cách cơ bản để các em luyện tập tỉ mỉ kĩ lưỡng từ những thao tác cơ bản ban đầu. - Tập làm quen với bố cục 3 phần để tạo sự mạch lạc trong tư duy . 11. Những kiến thức, kĩ năng về kiểu văn bản tự sự trong phần TLV sẽ rất bổ ích và giúp các em hiểu rõ hơn về các tác phẩm văn học trong phần đọc - hiểu văn bản tự sự. Vd: Truyện Kiều, Chiếc lược ngà. Cung cấp cho hs các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện cách dẫn dắt, xây dựng, miêu tả, nhân vật, sự việc. 12. Giúp HS : - Có những định hướng cần thiết để làm bài văn tự sự theo y/c (cụ thể, đó là những gợi ý về xây dựng bố cục, cốt truyện, nhân vật, lựa chọn ngôi kể, lời kể, cách sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận…) - HS tự tìm ví dụ và phân tích III - Luyện tập: BT1: Đoạn văn miêu tả Nhuận Thổ trong kí ức của nhân vật “ tôi” và Nhuận Thổ trong hiện tại . - Đoạn thuyết minh kết hợp với giải thích về tên của Nhuận Thổ BT2: Nói lên sự tín ngưỡng và mê tín trong cách đặt tên của người TQ V - Hướng dẫn HS : 1. Học bài: - Ôn lại kiến thức và bài tập về văn bản thuyết minh & tự sự - Chuẩn bị kiểm tra HKI 2. Chuẩn bị bài mới: Trả bài TLV số 3 * RKN: HS nắm được các kiến thức ôn tập về 2 kiểu bài : thuyết minh & tự sự

File đính kèm:

  • docOn tap tap lam van(4).doc
Giáo án liên quan