Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học

- Ghi nhớ nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự;

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

- Tinh thần tự giác trong học tập.

* Trọng tâm kiến thức cần đạt

1. Dành cho học sinh khỏ, giỏi

1. Kiến thức

Phõn tớch phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

2. Kĩ năng

- Vận dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong hoạt động giao tiếp.

- Phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 8: Các phương châm hội thoại (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/8 Ngày giảng: 29/8 Tiết 8: các phương châm hội thoại (Tiếp) I. Mục tiêu bài học - Ghi nhớ nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự; - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. - Tinh thần tự giác trong học tập. * Trọng tâm kiến thức cần đạt 1. Dành cho học sinh khỏ, giỏi 1. Kiến thức Phõn tớch phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng - Vận dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể. 2. Dành cho học sinh trung bỡnh 1. Kiến thức - Hiểu phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng - Áp dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong hoạt động giao tiếp. - Hiểu được cách sử dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể. 3. Dành cho học sinh trung bỡnh 1. Kiến thức - Nhận biết phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. 2. Kĩ năng - Biết được cách sử dụng phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể. II. Cỏc kĩ năng sống cơ bản được giỏo dục trong bài 1. Tự nhận thức: Nhận thức đỳng cỏc phương chõm hội thoại trong giao tiếp rất quan trọng. 2. Làm chủ bản thõn: Lựa chọn cỏch vận dụng cỏc phương chõm hội thoại trong giao tiếp của bản thõn. 3. Giao tiếp: Trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cỏch giao tiếp đảm bảo cỏc phương chõm hội thoại. III. Cỏc phương phỏp, kĩ thuật dạy học 1. Phõn tớch một số tỡnh huống để hiểu cỏc phương chõm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp 2. Thực hành cú hướng dẫn: Đúng vai luyện tập cỏc tỡnh huống giao tiếp theo cỏc vai để đảm bảo cỏc phương chõm hội thoại trong giao tiếp. 3. Động nóo: Suy nghĩ, phõn tớch cỏc vớ dụ để rỳt ra những bài học thiết thực về cỏch giao tiếp đỳng phương chõm hội thoại. IV. Phương tiện dạy học 1. GV: Một số vớ dụ và tỡnh huống liờn quan đến cỏc phương chõm hội thoại. 2. HS: Tỡm cỏc tỡnh huống cú liờn quan đến cỏc phương chõm hội thoại. V. Tiến trỡnh dạy học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiờ̉m tra (7’) Thế nào là phương chõm về lượng, phương chõm về chất ? Cho vớ dụ? 3. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy và học Hoạt động của thày và trũ TG Nội dung Hoạt động 1. Khởi động Ngoài hai phương chõm về chất và lượng trong đó học thỡ phương chõm quan hệ, phương chõm cỏch thức và phương chõm lịch sự cũng là ba phương chõm khụng thể thiếu trong giao tiếp 1’ Hoạt động 2. Hướng dẫn hỡnh thành kiến thức mới Mục tiờu: Ghi nhớ nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự; Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. Thành ngữ "Ông nói gà, bà nói vịt." dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? - Đó là tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. - Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy? - Hậu quả: Người nói và người nghe không hiểu nhau. Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp. (Học sinh đọc ghi nhớ.) * Học sinh đọc thành ngữ: + Dây cà ra dây muống. + Lúng búng như ngậm hột thị. Hai thành ngữ trên dùng để chỉ những cách nói như thế nào? - TN 1: nói năng dài dòng, rườm rà. - TN 2: nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý. Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? Hậu quả của những cách nói đó ? Qua đó, em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? Bài tập củng cố: Cho câu sau:"Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy". Có thể hiểu theo mấy cách? (2 cách). C1: Nếu "ông ấy" bổ nghĩa cho "nhận định" thì hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. C2: Nếu "ông ấy" bổ nghĩa cho "truyện ngắn" thì hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy (do ông ấy sáng tác). Để người nghe không hiểu lầm phải nói như thế nào? Không vì một lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mơ hồ mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách. Khi giao tiếp cần chú ý điều gì để đáp ứng phương châm cách thức. (Học sinh đọc ghi nhớ - SGK.) * Học sinh đọc truyện"Người ăn xin" Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Cả 2 đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng nhau. Cả hai tuy đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở hoàn cảnh bần cùng, cậu không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Có thể rút ra bài học gì từ truyện này? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì ? ( Học sinh đọc ghi nhớ.) 15 I. Phương châm quan hệ 1.Bài tập ( SGK) - Khi giao tiếp phải nói đúng đề tài đang hội thoại. 2. Ghi nhớ: SGK. II. Phương châm cách thức: 1.Bài tập ( SGK) - Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói. Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói. - Trong giao tiếp, nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch tạo được m.q.hệ tốt với người đối thoại 2. Ghi nhớ: SGK. III. phương châm lịch sự 1.Bài tập ( SGK) - Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang - hèn, giàu - nghèo. 2. Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào việc luyện làm một số bài tập hội thoại HS đọc bài tập, xỏc định yờu cầu bài tập. Em vận dụng kiến thức nào để làm BT? HS làm việc cỏ nhõn, HS nhận xột, GV kết luận HS đọc bài tập, xỏc định yờu cầu bài tập. Em vận dụng kiến thức nào để làm BT? HS làm việc cỏ nhõn, HS nhận xột, GV kết luận HS đọc bài tập, xỏc định yờu cầu bài tập. Em vận dụng kiến thức nào để làm BT? HS làm việc nhúm 2, thời gian 2’, HS nhận xột, GV kết luận HS đọc bài tập, xỏc định yờu cầu bài tập. Em vận dụng kiến thức nào để làm BT? HS làm việc nhúm 4, thời gian 3’, HS nhận xột, GV kết luận 18 IV. Luyện tập Bài tập 1 (sgk) Qua những câu ca dao, tục ngữ đó cha ông khuyên dạy chúng ta: - Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. - Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại. * Một số câu ca dao, tục ngữ có ND tương tự: - Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói. - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. - Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời. - Chẳng được miếng thịt, miếng xôi Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng Bài tập 2 : Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh. VD: Bạn hát cũng không đến nỗi nào. Bài tập 3 : (Học sinh đứng tại chỗ làm.) a- Nói mát d- Nói leo b- Nói hớt e- Nói ra đầu ra đũa c- Nói móc Các từ ngữ trên chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự (a); (b); (c); (d) và phương châm cách thức (e). Bài tập 4 a- Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên. b- Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sự, người nói dùng những cách diễn đạt trên. c- Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó. 4. Củng cố( 1’) GV khái quát nội dung bài học 5. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Học thuộc bài. - Làm bài tập vào vở. - Làm bài tập 6, 7 trong sách bài tập và bài tập sách bài tập trắc nghiệm. - Chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTiết 8.doc
Giáo án liên quan