A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng biện pháp miêu tả.
B.Phương pháp:
C.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:( 1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Thuyết minh về chiếc nón.
3) Giới thiệu bài: (1’)
111 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 9 đến tiết 83, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9:
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng biện pháp miêu tả.
B.Phương pháp:
C.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:( 1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Thuyết minh về chiếc nón.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gain
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Gọi hs đọc bài “Cây chuối”.
Pv: Hãy giải thích nhan đề văn bản ?
Pv: Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm của cây chuối?
- Đoạn 1: câu đầu, 2 câu cuối.
- Đoạn 2: “Cây chuối là...quả!”
- Đoạn 3: giới thiệu cây chuối.
Pv: Chỉ ra những câu có yếu tố miêu tả về cây chuối?
Tác dụng của yếu tố miêu tả đó
- Gv yêu cầu hs thảo luận câu d.
- Hs đọc ghi nhớ.
HĐ2:
-Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
- Hs thảo luận, làm bài tập vào phiếu học tập.
- Hs trình bày.
- Gv bổ sung, nhận xét.
Bài 3:
Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
-Hs chỉ ra những câu văn miêu tả.
- Gv nhận xét, bổ sung.
I.Tìm hiểu yếu tố miểu tả trong văn bản thuyết minh:
- Nhan đề: đối tượng cần thuyết minh (vai trò, tác dụng)
* Đặc điểm của cây chuối:
- Có mặt khắp nơi.
- Sức sống mạnh mẽ của cây chuối.
- Công dụng của cây chuối.
* Miêu tả về cây chuối:
- Những cây chuối... xanh mướt che rợp.
- Có một loại chuối...trứng cuốc.
- Mỗi cây chuối ...gốc cây.
* Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
Bài 1: Bổ sung yếu tố miêu tả:
- Thân cây chuối có hình dáng: tròn, cao, thẳng, được khoác một chiếc áo nhẵn bóng bên ngoài.
- Lá chuối khô: có màu nâu và rủ xuống sát bên thân cây để bảo vệ .
- Lá chuối tươi: xanh mướt, to như những chiếc phản.
- Nõn chuối: xanh non, cuộn lại thành hình tròn.
- Bắp chuối: trĩu xuốn lộ ra màu xanh hoặc màu đỏ đậm.
- Quả chuối: màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.
Bài 3: Những câu văn miêu tả.
- Những nhóm quan họ ...trữ tình.
- Các đoàn lên...leo cột.
- Những người tham gia...bên đó thắng.
- Bàn cờ là sân bãi rộng...vị trí mới.
4) Củng cố (3’)
- Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, người viết cần làm gì?
5) Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Tiết 10:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B.Phương pháp:
- Gv: hướng dẫn, gợi ý, phân tích.
- Hs: trình bày, bổ sung,...
C.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:(1’)
2) Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, người viết cần phải làm gì?
3)Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Gv kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của hs, nhận xét chung.
- Gọi hs đọc đề, chép lên bảng.
Pv: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Hs: +Con trâu.
+ Ở làng quê VN.
Gv lưư ý: Ở làng quê VN, cuộc sống của con người làm ruộng,con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê.
- Lập dàn ý theo bố cục.
- Hs lập dàn ý theo bố cục 3 phần.
- Gv nhận xét, bổ sung.
HĐ2:
Yêu cầu hs làm vào vở, gọi hs đọc.
- Gv gợi ý từng việc để hs luyện tập.
- Hs tập diễn đạt thành câu.
Pv: Kết thúc phần thuyết minh cần nêu lên ý gì? Cần miêu tả hình ảnh gì?
- Hs đọc văn bản “Dừa sáp”.
I.Đề bài: “Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1) Tìm hiểu đề:
- Vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người VN.
2) Tìm ý và lập dàn ý:
(I) Mb: giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN.
(II) TB:
1) Con trâu trong nghề làm ruộng
Sức kéo:+Cày, bừa
+ Kéo xe
+ Trục lúa
2) Con trâu trong lễ hội, đình đám: chọi trâu, lễ tế.
3) Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: trẻ chăn trâu.
(III) Kb: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
II.Luyện tập:
Viết Mb,Tb,Kb.
*Văn bản: “Dừa sáp”.
4) Củng cố: (3’)
- khi viết văn bản thuyết minh cần chú ý sử dụng yếu tố gì? Tác dụng của nó .
5) Dặn dò:(1’)
- Hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị bài: Tuyên bố TG về sự sống còn,...(2t).
Tiết 11,12:
TUYÊN BỐ VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A.Mục đích yêu cầu:
Giúp hs:
- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên TG hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
B.Phương pháp:
- Gv: phát vấn, hướng dẫn, phân tích.
- Hs: thảo luận, trình bày.
C.Đồ dùng dạy học: tranh ảnh
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:( 1’)
2) Kiểm tra bài cũ:( 8’)
- Hãy trình bày luận điểm cơ bản, và giải thích nhận định “chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại cả lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Tiết 1
Tiết 2
HĐ1:
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu xuất xứ của văn bản.
HĐ2:
- Gọi hs đọc văn bản, Gv đọc mẫu.
Pv: Hãy phân chia bố cục của đoạn trích?
Pv: Nhận xét về bố cục?
- Hs: Bố cục có tính hợp lí, chặt chẽ.
Pv: Hãy phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản?
HĐ3:
Pv: Văn bản đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên TG ntn?
Gv: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
Pv: Em có suy nghĩ gì khi đọc phần này ?
- Hs: Cảm thương: các em còn may mắn được cắp sách đến trường-> cần cố gắng học hành,...
Gv giảng: những luận chứng này có tác động rất lớn đến tình cảm của người đọc.
Pv: Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong bối cảnh TG hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?
- Hs trình bày.
Gv giảng.
Pv: Em có suy nghĩ gì về điều kiện của đất nước ta hiện nay?
-Gv gợi ý:( Của đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội).
Pv: Hãy nêu những nhiệm vụ mà cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động?
- Hs thảo luận, ghi vào phiếu trình bày.
Pv: Em có nhận xét gì về những nhiệm vụ trên?
-Hs: có tính chất toàn diện.
HĐ 4:
- Hướng dẫn hs thảo luận câu hỏi ở phần luyện tập.
I.Xuất xứ văn bản:
- Trích từ “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao của thế giới về trẻ em”.
- Văn bản gồm 17 mục.
II.Đọc và tìm hiểu bố cục:
1) Phần mở đầu: (2 đoạn đầu)
Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên TG.
2) Phần hai:
a) Sự thử thách: thực trạng cuộc sống khốn khổ của trẻ em.
b) Cơ hội: những điều kiện thuận lợi để chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
c) Nhiệm vụ: những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
III.Tìm hiểu bài:
1) Thực trạng về quyền trẻ em:
- Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược của nước ngoài.
- Đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ,..
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
2) Những điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em:
- Sự liên kết giữa các quốc gia-> phương tiện, kiến thức.
- Công ước về quyền trẻ em ra đời-> quyền trẻ em được tôn trọng.
- Cải thiện về chính trị của quốc tế.
3) Nhiệm vụ:
- Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, phát triển giáo dục, y tế cho trẻ em.
- Đối tượng cần quan tâm hàng đầu trẻ em, tàn tật, khó khăn,...
- Củng cố gia đình, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ.
- Tăng trưởng kinh tế,...
-> Đây là những vấn đề cơ bản cho việc chăm lo phát triển toàn diện của trẻ em.
*Ghi nhớ: (sgk)
IV.Luyện tập:
4) Củng cố: (4’)
- Trình bày câu hỏi 5 ở sgk và ghi nhớ.
5) Dặn dò:( 2’)
- Học bài cũ: (lấy dẫn chứng, lập luận chặt chẽ).
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại (2T).
Tiết 13:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt)
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
+ Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp; vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B.Phương pháp:
C.Đồ dùng dạy học: phiếu học tập
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:(1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Trình bày phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sử trong phong cách hội thoại. Cho ví dụ.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Gọi hs đọc truyện cười.
Pv: Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
- Hs: không.
- Gv yêu cầu hs tìm những tình huống về lời hỏi thăm (thích hợp).
- Hs: người bệnh, thầy cô, chú, bác,...
Gv nhắc nhở: sự khác nhau: lời hỏi thăm được nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nhằm mục đích gì?
-> Nó ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp của lời nói và việc tuân thủ phương châm hội thoại.
Pv: Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
HĐ2:
- Gv hướng dẫn hs điểm lại các ví dụ đã tìm hiểu ở các bài “p/c hội thoại” đã học (p/c về lượng (An hỏi Ba về học bơi); p/c về lượng (Quả bí khổng lồ), p/c quan hệ (Ông nói gà bà nói vịt),...
Pv: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không?
- Không .
Pv: Có p/c hội thoại nào không được tuân thủ?
- Hs: p/c về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An mong muốn).
Pv: Vì sao người nói không tuân thủ p/c ấy?
- Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên TG được chế tạo vào năm nào?
- Gv nhắc lại: Để tuân thủ p/c về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực)
-> nói một cách chung chung.
Pv: Khi bác sĩ nói với người mắc bệnh nan y...p/c hội thoại nào không được tuân thủ?
- P/c về chất. Vì để cho bệnh nhân lạc quan có nghị lực để sống.
Pv: Hãy nêu các tình huống tương tự?
- Người chiến sĩ sa vào tay địch,...
Pv: Câu nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” có phải không tuân thủ p/c về lượng không?
- Hs: Tuân thủ p/c về lượng (Tiền bạc không có giá trị bằng con người, cuộc sống)
Gv: “chiến tranh là chiến tranh”, “nó vẫn là nó”.
HĐ3:
Bài 1:
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
- Hs đọc, trình bày miệng.
Bài 2:
- Gv yêu cầu .
- Hs làm bài tập vào phiếu bài tập.
I.Quan hệ giữa p/c hội thoại với tình huống giao tiếp:
* Truyện cười “Chào hỏi” .
Nhân vật chàng rể tuân thủ p/châm lịch sự một cách mấy móc.vì anh ra gây phiền hà cho người khác.
* Ghi nhớ: (sgk)
II.Những trường hợp không tuân thủ p/c hội thoại:
- Ngoại trừ tình huống về p/c lịch sự, tất cả tình huống còn lại đều không tuân thủ p/c hội thoại.
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng thông tin của An -> p/c về lượng không được tuân thủ (năm nào?)
* Ghi nhớ: (sgk)
III.Luyện tập:
Bài 1: Ông bố không tuân thủ p/c cách thức. Vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn NC” để tìm quả bóng
Cách nói đó đối với cậu bé là không rõ.
Bài 2: Thái độ đó không tuân thủ p/c lịch sự.
- Việc không tuân thủ phong cách đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp.Vì không có lí do chính đáng.
4) Củng cố: (4’)
- Cần vận dụng các p/c hội thoại ntn cho phù hợp?
- Việc không tuân thủ các p/c hội thoại có thể do những nguyên nhân nào?
5) Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Viết bài TLV số 1 (2t).
Tiết 14, 15:
VIẾT BÀI TLV SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
A.Mục đích yêu cầu :
Giúp hs viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả
B.Đề bài:
Đề 1: Thuyết minh về cây lúa VN
Đề 2: Thuyết minh về cây tre VN
Đề 3: Thuyết minh về một vật thân quen của em (cây bút, chiếc xe đap,...)
* Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương (2t)
Tiết16,17:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương.
+ Thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
+ Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tp: nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết có thật.
B.Phương pháp:
- Gv: thỏa luận, phân tích, nhận xét, diễn giảng, so sánh.
- Hs: thảo luận, trình bày, phân tích , quan sát.
C.Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: ( 1’)
2) Kiểm tra bài cũ: ( 8’)
Hãy phân tích thực trạng về quyền trẻ em, những điều kiện thuận lợi...những nhiệm vụ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Gọi hs đọc chú thích về tg.
Gv: Thời kỳ này nhà Lê bắt đầu khủng hoảng.
- Gv giảng: “Truyền kì mạn lục” ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
HĐ2:
- Hướng dẫn hs đọc, gọi hs đọc, gv nhận xét.
Pv: Văn bản được chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn.
-Hs trình bày nội dung từng đoạn.
HĐ3:
Pv: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
- Khi mới về nhà chồng.
- Khi tiễn chồng ra trận.
- Khi chồng đi vắng.
- Khi bị chồng nghi oan.
Pv: Trong cuộc sống vợ chồng, này đã xử sự ntn trước tính hay ghen của Trương Sinh?
- Gv giảng.
Pv: Khi tiễn chồng ra trận, nàng đã dặn dò chồng mình ntn?
- Hs trả lời.
- Gv giảng.
Pv: Em có nhận xét gì về tình cảm của Vũ Nương đối với chồng ?
Pv: Khi chồng vắng, nàng là người phụ nữ ntn?
Pv: Hãy tìm những chi tiết để chứng minh?
- Phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, ân cần, lo thuốc thang, cầu khấn thần phật.Lúc mẹ chồng mất nàng lo liệu như cha mẹ đẻ mình.
Gvbs: Trong lời trăn trối của mẹ chồng cũng đủ thấy công lao của nàng đối với gia đình chồng.
Pv: Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã làm gì?
Gv: Nàng tìm cách hàn gắn vết rạn nứt.
Pv: Em có suy nghĩ gì về tính cách, phẩm chất của Vũ Nương.
Pv: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh với Vũ Nương có bình đẳng không?
- Không bình đẳng: Truơng Sinh con nhà giàu có, hào phú; Vũ Nương con nhà nghèo khó.
Pv: Nỗi oan của Vũ Nương do những nguyên nhân nào?
- Hs thảo luận, trình bày .
Pv: Cái chết của Vũ Nương gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hs nhận xét.
Pv: Hãy tìm những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu?
- Hs trình bày.
Pv: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện?
- T.Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ Nương-> hôn nhân có tính mua bán.
- Lời trăng trối của mẹ chồng
-> nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng.
- Lời nói của trẻ thơ-> cái cớ để T.Sinh nghi vợ-> thắt nút.
Pv: Hãy tìm và phân tích những đoạn hội thoại và những lời trần thuật của nhân vật?
Gv giảng: phù hợp với tâm lí và tính cách từng nhân vật.
Pv: Hãy tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Em có nhận xét gì về các yếu tố kì ảo đó?
- TG kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực.
- Góp phần tăng thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
- Kết thúc có hậu-> ước mơ về sự công bằng trong cuộc đời.
Gv: Dù ở trần thế hay ở TG khác, nàng vẫn quan tâm chồng con, khao khát phục hồi danh dự.
HĐ 4:
Hãy tìm những tác phẩm nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
I.Giới thiệu:
1) Tác giả:
- Quê ở Hải Dương, sống ở thế kỉ XVI, học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đỗ hương cống, làm quan, lui về sống ẩn dật.
2) Tác phẩm:
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong 20 truyện của “T.kỳ mạn lục”, viết bằng chữ hán.
II. Đọc và tìm hiểu bố cục:
3 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu... “như đối với cha đẻ mình”: cuộc hôn nhân giữa T.Sinh và Vũ Nương sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: “Qua năm sau... đã qua rồi”: nỗi oan uất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3: (còn lại) cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
III.Phân tích:
1) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương:
a) Khi mới về nhà chồng:
- Trương Sinh đa nghi-> nàng giữ gìn khuôn phép, không để thất hòa,-> ý tứ, tế nhị.
b) Khi tiễn chồng ra trận:
- Không mong “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm”, chỉ cầu được bình an trở về.
- Cảm thông nỗi vất vả, nguy hiểm của chồng.
- Nang tiễn dặn chân tình, khiến mọi người xúc động.
-> Quan tâm, yêu thương chồng rất mực.
c) Khi vắng chồng:
- Nàng thủy chung, nhớ thương chồng.
- Nàng là người mẹ hiền, dâu thảo.
d) Khi bị chồng nghi oan:
- Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
- Nói lên nỗi đau đớn thất vọng vì bị chồng “mắng nhiếc”, “đánh đuổi đi”
- Nàng tự vẫn.
-> Bị dồn đẩy đến đường cùng, nàng mất tất cả, để bảo toàn danh dự. Là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện nhưng không được hưởng hạnh phúc mà phải tìm đến cái chết.
2) Nỗi oan và bi kịch của Vũ Nương:
- Cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tính đa nghi của Trương sinh.
- Lời nói của trẻ thơ.
- Cách xử sự hồ đồ và độc đoán của T.Sinh.
-> Tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông; niềm thương cảm của tg đối với người phụ nữ.
3) Nghệ thuật:
a) Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện:
b) Những đoạn hội thoại và những lời trần thuật của nhân vật
c) Những yếu tố kì ảo.
* Ghi nhớ:( sgk)
IV.Luyện tập:
4) Củng cố:( 4’)
- Hãy kể tóm tắt tác phẩm.
5) Dặn dò:
- Học bài cũ, kể tóm tắt truyện.
- Chuẩn bị bài: “Xưng hô trong hội thoại”.
Tiết 18:
XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Hiểu được sự phong phú đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
+ Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
+ Ý thức về việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và sử dụng tốt những phương tiện này
B.Phương pháp:
- Gv: phát vấn, hướng dẫn, gợi ý.
- Hs: thảo luận, trình bày, phân tích mẫu.ư
C.Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm các đoạn hội thoại có sử dụng từ xưng hô.
- Phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Cần vận dụng các phương châm hội thoại ntn cho phù hợp.
- Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Hãy nên một số từ ngữ xưng hô trong tiếng việt?
P: Hãy so sánh với từ xưng hô của tiếng Anh?
- Gv kể một câu chuyện vui để làm rõ.
- Gọi hs đọc ví dụ.
Pv: Dế Mèn và Dế Choắt đã xưng hô ntn trong mỗi vd?
Tại sao lại có sự thay đổi đó?
- Gv phân tích ý nghĩa của mỗi lần xưng hô?
HĐ2:
- Gv hướng dẫn làm phần luyện tập.
Bài 2:
- Gv yêu cầu hs giải thích.
- Gv hướng dẫn.
- Gv: Cách xưng hô của người đứng đầu đất nước với nhân dân trước 1945 ntn?
- Gv hướng dẫn hs về nhà làm bài tập.
I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:
Ví dụ: tôi, ta, chúng tôi, chúng mình.
-> Từ xưng hô trong tiếng việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
* Đoạn trích: “Dế mèn phiêu lưu kí”
- Dế Mèn xưng với Dế Choắt:
Ta - chú mày.
Tôi - anh.
- Dế Choắt xưng với Dế Mèn:
Em - anh
Tôi - anh
* Ghi nhớ: ( sgk)
II.Luyện tập:
Bài 1: Cách xưng hô-> “chúng ta”:gây sự hiểu nhầm là lễ thành hôn của cô học trò người Châu Âu và vị giáo sư VN.
Bài 2: Xưng hô “chúng tôi” trong văn bản khoa học-> tăng tính khách quan và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài 4: Vị tướng gặp thầy xưng hô với thầy “con”: tỏ lòng lòng biết ơn và sự kính trọng, tôn kính với người thầy đã dạy mình.
-> Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Bài 5:
Tôi - đồng bào: gần giũ, thân thiết, đánh dấu một bước ngoặt quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân, một đất nước dân chủ.
Bài 3: (về nhà)
Bài 6: (về nhà)
Cách xưng hô này thể hiện sự thay đổi thái độ và hành vi.
Bài tập bổ sung:
Viết đoạn đối thoại, có sử dụng từ xưng hô thích hợp.
4) Củng cố:
- Hs trình bày ghi nhớ.
5) Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Tiết 19:
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; đồng thời nhận biết lời dẫn khác ý dẫn.
+ Rèn luyện kĩ năng cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp thành thạo trong nói, viết.
B.Phương pháp:
- Gv: hướng dẫn, phát vấn, phân tích mẫu.
- Hs: trình bày, thảo luận, nhận xét, so sánh,...
C.Đồ dùng dạy học:
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Kiểm tra bài xưng hô trong hội thoại.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Gọi hs đọc vd a, b.
Pv: Phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? (a, b)
Pv: Nó được ngăn cách bởi dấu hiệu gì?
Pv: Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?
- Được.
Pv: Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng những dấu hiệu gì?
- Hs thay đổi vị trí vào phiếu học tập.
Pv: Làm thế nào để phân biệt ý nghĩ hay lời nói? Điểm giống của 2 ví dụ.
HĐ2:
- Gọi hs đọc đoạn trích.
Pv: Trong đoạn trích a, b bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
Pv: Cách dẫn này có gì khác so với cách dẫn trực tiếp?
- Khác: có thể thêm “rằng”, “là”,...
Pv: Hãy so sánh hai cách?
HĐ3:
Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
Pv: Dấu hiệu nào cho em biết là cách dẫn trực tiếp:
Bài 2: Gv hướng dẫn hs làm vào phiếu bài tập.
- Gv nhận xét, sửa chửa.
I. Cách dẫn trực tiếp:
Ví dụ: trích “Lặng lẽ Sa pa”.
a) Lời nói của anh thanh niên.
-> tách bằng dấu (:) và đặt trong (“ ’’)
b) Ý nghĩ của họa sĩ.
* Ghi nhớ: (sgk)
II. Cách dẫn gián tiếp:
Ví dụ: trích “Lão Hạc”
a) Lời nói được dẫn (khuyên)
b) Ý nghĩ được dẫn (hiểu)
-> Không dùng dấu (:), bỏ dấu
(“ ’’).
* Ghi nhớ: (sgk)
III.Luyện tập:
1) a) Lời dẫn trực tiếp
b) Ý nghĩ trực tiếp.
2) Viết theo 3 cách:
a) Trong báo cáo...HCM đã nhắc mọi người: “ ’’.
b) Trong..., HCM đã nhắc nhở mọi người rằng các thế hệ phải ghi nhớ.
3) Hôm sau...nhờ Phan...đưa cho chàng Trương và nói rằng...
Bt bổ sung: Viết 2 đoạn văn sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
4) Củng cố: (4’)
Em hiểu ntn về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ.
5) Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Tiết 20:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
+ Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
B.Phương pháp:
- Gv: hướng dẫn, gợi ý, nhận xét.
- Hs: trình bày, thảo luận.
C.Đồ dùng dạy học: đèn chiếu.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
Thế nào là cãch dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho vd.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
Gv nêu tình huống trong sgk.
- Gv khái quát các ý chính.
HĐ2:
- Gv nêu tình huống, đọc ví dụ.
Pv: Theo em các tình tiết, sự việc đó đã đủ hay chưa? Sự việc nào thiếu? Có quan trọng không? Vì sao?
Pv: Kết luận gì về việc diễn đạt tóm tắt tác phẩm tự sự?
Hs: Tóm tắt truyện ngắn gọ và nổi bật sự việc và nhân vật chính.
HĐ3:
- Gv yêu cầu hs viết vào phiêu học tập.
- Hs lên trình bày kết quả, nhận xét..
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Gv yêu cầu hs kể tóm tắt.
I.Sự cần thiế phải tóm tắt văn bản tự sự:
- Giúp hs đọc, người nghe nắm được nội dung chủ yếu của tác phẩm.
- Ngắn gon, dễ nhớ.
II.Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1 Ví dụ: (sgk)
Bổ sung: T.Sinh nghe con kể về người cha là cái bóng-> chàng hối hận, hiểu rõ nổi oan.
2) Ghi nhớ:
III.Luyện tập:
Bài 1: Tóm tắt truyện “Lão Hạc”
- Lão Hạc có 1 đứa con trai, I mảnh vườn, và 1 con chó.
- Con trai lão không lấy được vợ vì nghèo và bỏ đi làm cao su.
- Lão làm thuê dành tiền gửi ông Giáo cả vườn cho con.
- Sau trận ốm-> bán chó, kiếm trái sung, củ chát để ăn.
- Xin bã chó của Binh Tư.
- Lão đột ngột qua đời.
- Ông Giáo hiểu-> buồn, cảm thương.
* Tóm tắt truyện “Chiếc lá cuối cùng”:
Bài 2: Hs kể câu chuyện (đã được nghe hoặc chứng kiến)
4) Củng cố:( 3’)
- Hs trình bày sự cần thiết để tóm tắt văn bản tự sự.
5) Dặn dò: (1’)
- Học và xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
Tiết 21:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A.Mục đích yêu cầu :
- Giúp hs nắm được:
+ Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.
+ Sự phát triển của từ vựng thể hiện trước hết ở hình thức một từ ngữ phát triển thành từ ngữ nhiều nghĩa trên cơ sở một nghĩa gốc.
B.Phương pháp:
- Gv: phát vấn, hướng dẫn, phân tích mẫu.
- Hs: trình bày, thảo luận.
C.Đồ dùng dạy học: đèn chiếu, phiếu học tập.
D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
Em hiểu ntn về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1:
Gv
File đính kèm:
- GIAO AN MOI.doc