A. Mục tiêu bài dạy (sgv/ gập 2/15)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiến trình HĐDH:
(1) Khởi động: 5’
- Ổn định
- Bài cũ: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
- Bài mới: Văn nghệ (bao gồm:Văn học và các ngành nghệ thuật khác như: Âm nhạc, sân khấu, múa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, ) có nội dung và sức mạnh riêng.Vậy nội dung của văn nghệ là gì? Có sức mạnh kỳ diệu như thế nào? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 96: Tiếng nói của văn nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 96
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
(Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu bài dạy (sgv/ gập 2/15)
B. Chuẩn bị của GV - HS:
- GV: sgk, sgv, giáo án.
- HS: sgk, bài soạn
C. Tiến trình HĐDH:
(1) Khởi động: 5’
- Ổn định
- Bài cũ: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
- Bài mới: Văn nghệ (bao gồm:Văn học và các ngành nghệ thuật khác như: Âm nhạc, sân khấu, múa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc,…) có nội dung và sức mạnh riêng.Vậy nội dung của văn nghệ là gì? Có sức mạnh kỳ diệu như thế nào? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, đến với quần chúng nhân dân bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên qua văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”.
(2) Đọc - hiểu văn bản:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài giảng
Hỏi:
Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác?
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là nhà văn nghệ sỹ đa tài: Vừa làm văn, viết thơ vừa soạn nhạc, viết kịch, viết lý luận phê bình.
- Từng giữ chức vụ: Tổng thư ký Hội nhà văn VN trên 30 năm.
- Bài ”Tiếng nói của văn nghệ” được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc (trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948), khi chúng ta đang xây dựng nền văn nghệ mới đậm đà tinh thẩn dân tộc, khoa học, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
A. Tìm hiểu bài
I. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
Đọc:
HS đọc phần giải thích từ khó. GV nhắc thêm.
- Phật giáo diễn ca: Bài ca dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
- Bác ái giáo diễn thuyết: Bài diễn thuyết lấy tình yêu thương rộng rãi để cảm hóa con người.
- Phẫn kích: Kích thích lòng phẫn nộ.
- Rất kỵ: Không hộp, không ưa.
- Trí thức hóa: Những kiến thức không bắt nguồn từ đời sống thực tế, sinh động.
Đọc:
Đọc văn bản (yêu cầu đọc mạch lạc, rõ ràng)
- GV đọc … cách sống của tâm hồn.
- HS đọc … đến hết.
Hỏi:
Tiếng nói của Văn nghệ được viết theo kiểu văn bản gì? Có bố cục như thế nào? chỉ ra hệ thống luận điểm của văn bản?
1/ … tâm hồn: Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn và óc ta nghĩ.
2/ Còn lại: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người; văn nghệ có khả năng cảm hóa con người thông qua những rung động sâu xa tự trái tim.
II. Kết cấu.
(2 phần)
Đọc:
HS đọc đoạn văn đầu “… -> đời sống chung quanh” cho biết luận điểm mà tác giả muốn nêu lên là gì?
- Văn nghệ không chỉ phản ánh hình hiện thực khách quan mà còn gửi gắm tư tưởng tình cảm của người nghệ sỹ.
III. Phân tích
(1) Nội dung của văn nghệ.
Hỏi:
Để chứng minh cho luận điểm đó, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Của ai?
-HS đọc đoạn: Nguyễn Du viết … Tôn, Tôi trả lời:
- Tác giả đã chọn ra 2 dẫn chứng tiêu biểu của 2 tác giả lớn .
+ Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
+Léptôn xtôi: Tiểu thuyết Anna-carênhia.
Gợi ý: Em hãy phân tích dẫn chứng trên để thấy rằng: Ngoài việc miêu tả khách quan, trong quá trình sáng tác, người nghệ sỹ đã gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
- 2 câu thơ của Nguyễn Du:
+ Không chỉ tả cảnh mùa xuân.
+ Mà còn khiến ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật khiến lòng ta trỗi dậy những cảm xúc mới lạ như “ Có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh”
- Tiểu thuyết Annacarênhia (Léptôn xtôi không chỉ ta ta thấy cái chết của nhân vật, những cảnh đời cảnh tình, mà còn làm cho ta bâng khuâng thương cảm không quên.
- Là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động.
- Là tư tưởng tình cảm của cá nhân người nghệ sỹ.
Hỏi:
Vậy bản chất lời gửi lời nhắn đó là gì? (HS đọc đoạn tt …của tâm tồn”.
File đính kèm:
- TIET 96.doc