I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
2. Kỹ năng:
- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.
-Đọc, phân tích luận điểm.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức quý trọng sách và có ý thức đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên:
-Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm.
-Các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9.
-Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
2.Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
255 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Đông Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2010
Tiết 91: Bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Trích)
Chu Quang Tiềm
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
2. Kỹ năng:
- Rèn phương pháp đọc sách cho học sinh.
-Đọc, phân tích luận điểm.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức quý trọng sách và có ý thức đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên:
-Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm.
-Các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9.
-Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
2.Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tình hình lớp: (1 phút)
Kiểm tra sỉ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của và vở soạn của học sinh.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1phút)
Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách sao cho có hiệu quả nhất.
b. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ĩ trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chu Quang Tiềm?
H1: Khi phân tích một văn bản dịch chúng ta cần lưu ý điều gì?
H2: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
H3:Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 – 3 học sinh đọc
-GV nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK
H4: Văn bản bàn những khía cạnh nào của việc đọc sách?Mỗi khía cạnh ấy ứng với phần nào của văn bản
H5:Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
H6: Theo em, vấn đề đọc sách có phải là vấn đề quan trọng đáng quan tâm hay không?
H7: Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì?
H8: Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận?
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận học nổi tiếng Trung Quốc.
- Chu Quang Tiềm đã nhiều lần bàn về đọc sách. Bài viết là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn luận tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho mọi người ở thế hệ sau.
TL:Đây là một văn bản dịch ® khi phân tích cần chú ý nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không sa đà vào phân tích ngôn từ.
TL:Văn bản được trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của đọc sách" (Bắc Kinh, 1995 – GS. Trần Đình Sử dịch)
TL: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như trò chuyện.
- 2 – 3 học sinh thay nhau đọc. ® nhận xét, sửa lỗi…
- Căn cứ theo chú thích SGK, học sinh tìm hiểu và trả lời các từ khó.
TL:.Bố cục
-Từ đầu…”phát hiện thế giới mới”:Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Tiếp..”tự tiêu hao lựclượng”:Các khó khăn, nguy hại dễ gặp cuả việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách.
TL: Phương thức biểu đạt: Nghị luận (lập luận và giải thích về một vấn đề xã hội).
TL: Vấn đề lập luận: Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách ® Có ý nghĩa lâu dài.
TL: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giưói hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em.
I/ Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận học nổi tiếng Trung Quốc.
- Tác phẩm:Trích "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của đọc sách".
2. Đọc – Chú thích:
3. Bố cục:
-Từ đầu…”phát hiện thế giới mới”:Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
-Tiếp..”tự tiêu hao lựclượng”:Các khó khăn, nguy hại dễ gặp cuả việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách.
4.Phương thức biểu đạt: Lập luận
16’
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu cảu văn bản.
H9: Bàn về đọc sách, tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách với mỗi người như thế nào?
H10: Để trả lời cho câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách, tác giả đã đưa ra các lý lẽ nào?
Em hiểu học vấn là gì?
H11: Con người thường tích luỹ tri thức bằng cách nào và ở đâu?
H12: Tác giả đánh giá tầm quan trọng của sách như thế nào?
H13: Nếu ta xoá bỏ những thành quả của nhân loại đã đạt được trong quá khứ, lãng quên sách thì điều gì sẽ xảy ra
H14: Vì sao tác giả cho rằng đọc sách là một sự hưởng thụ?
H15: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên?
H16: Những lý lẽ trên đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
H17: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? (NC)
Học sinh chú ý vào phần đầu văn bản.
TL:Tác giả lý giải bằng cách đặt nó trong một quan hệ với học vấn của con người.
TL:-Đọc sách là con đường của học vấn.
- (Học sinh nhắc lại chú thích trong SGK) Những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập.
TL:- Tích luỹ qua sách báo…
- Sách vở ghi chép, lưu truyền lại thành quả của nhân laọi trong một thời gian dài.
TL: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
TL: Có thể chúng ta sẽ bị lùi điểm xuất phát ® thành kẻ đi giật lùi, là kẻ lạc hậu…
TL:Nhập lại tích luỹ lâu dài mới có được tri thức gửi gắm trong những quyển sách ® chúng ta đọc sách và chiếm hội những tri thức đó có thể chỉ trong một thưòi gian ngắn để mở rộng hiểu biết, làm giàu tri thức cho mình ® có đọc sách, có hiểu biết thì con người mới có thể vững bước trên con đường học vấn, mới có thể khám phá thế giới mới.
TL: Lý lẽ rõ ràng, lập luận thấu tình, đạt lý, kín kẽ, sâu sắc…
TL: Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là các tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách.
TL: Tri thức về Tiếng Việt, văn bản ® hiểu đúng ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết…
II/ Tìm hiểu nội dung chi tiết:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọcsách:
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
Þ Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là cách tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường hộc vấn không thể không đọc sách.
2’
Hoạt động 3:
Củng cố hết tiết 1
-Em thường gặp khó khăn gì trong vấn đề chọn sách hiện nay?
-Em đã thấy đọc sách có ý nghĩa. Hãy chứng minh một tác phẩm cụ thể?
HS bộc tự bộc lộ.
IV/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
a. Ra bài tập về nhà: Hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ hai đoạn còn lại, tìm hiểu về phương pháp đọc sách.
+Cách lựa chọn
+Cách đọc sách
V/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/01/2010
Tiết 92: Bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt)
(Trích)
Chu Quang Tiềm
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp dọc sách.
2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm các kỹ năng, cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội các bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả Chu Quang Tiềm.
3. Thái độ:
- Biết chọn loại sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Không sử dụng, đọc, lưu trữ các loại sách, văn hoá phẩm độc hại…
II/ CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên: -Sơ đồ phát triển luận điểm
-Bảng phụ
2. Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. ổn định tình hình lớp:
Kiểm tra sỉ số: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( học tiếp)
3. Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài tiết 2 (1 phút )
Việc đọc sách là rất cần thiết, nhưng trước hàng núi sách chúng ta cần phải có phương pháp hợp lí. Vậy đọc như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, các em tìm hiểu lí lẽ của Chu Quang Tiềm trong phần còn lại.
b. Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
20’
Hoạt động 2: ( tt)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung chi tiết
-GV dẫn: Theo tác giả, "Lịch sử càng tiến lên, ….thì việc đọc sách cũng càng ngày càng không dễ".
H1: Em hãy chỉ ra những khó khăn dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay?
H2: Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đúng, đọc không chuyên sâu?
H3: Tác hại của lối đọc không chuyên sâu được tác giả so sánh như thế nào?
H4: Đối với lối đọc trên tác giả chỉ rõ ý nghĩa của lối đọc chuyên sâu của các học giả cổ đại như thế nào?
H5: Khó khăn tiếp theo của việc đọc sách hiện nay là gì?
H6: Em hiểu đọc sách như thế nào là lạc hướng?
H7: Tại sao tác giả lại so sánh chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận?
H8:Trong thực tế hiện nay, thị trường sách, truyện, văn hoá phẩm được lưu hành như thế nào, hãy nêu nhận xét của em? ( NC )
-GV: Khẳng định tầm quan trọng của của việc đọc sách, nêu những khó dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay, tác giả lại bàn luận với chúng ta về vấn đề phương pháp đọc sách.
H9: Để hình thành phương pháp đọc sách, người đọc phải chú ý mấy thao tác cơ bản?
H10: Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào cho đúng?
H11: Tác giả lập luận như thế nào cho ý kiến này?
H12: Khi phê phán những kẻ đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào?
H13: Bản chất của lối đọc sách hời hợt như vậy là gì?
H14: Từ lời khuyên của tác giả, em rút ra được bài học gì về cách đọc sách cho bản thân?
-GV: Sau khi chọn được sách tốt rồi thì phải đọc sách như thế nào cho đúng, đây cũng là một thao tác rất quan trọng và cần thiết, vậy cách đọc sách như thế nào là hợp lý…
H15: Tác giả chia sách ra làm mấy nhóm? Với mỗi nhóm người đọc cần có thái độ đọc và tiếp nhận như thế nào?
H16: Theo em các loại sách chuyên môn có cần thiết cho các nhà chuyên môn hay không? Vì sao?
H17: Để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đưa ra những ví dụ nào?
H18: Theo em sách Ngữ văn, đặc biệt là phần văn bản ta cần đọc như thế nào cho đúng? ( NC)
- Học sinh theo dõi vào phần 2 của văn bản.
TL:- Sách tích luỹ càng nhiều ® việc đọc sách càng không dễ.
- Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
TL:Đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít.
TL: Giống như ăn uống, các thứ ăn tích luỹ không tiêu hoá được… dễ sinh đau dạ dày.
TL: Đọc ít, quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đén thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn.
TL: Sách nhiều dễ khiến người đọc bị lạc hướng.
TL: Đọc những cuốn sách không cơ bản, không đích thực, không có ích lợi cho bản thân ® bỏ lỡ cơ hội đọc những cuốn sách quan trọng.
TL:- Đánh trận muốn thắng phải đánh vào thành trì kiên cố.
- Muốn chiếm lĩnh học vấn càng nhiều, có hiệu quả phải tìm đúng sách có ích, có giá trị đích thực mà đọc.
TL: Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sách in lậu, sách giả, văn hoá phẩm không lành mạnh, sách kích động bạo lực, tình dục, chống phá cách mạng, chính quyền nhà nước… có các nội dung không lành mạnh, thiếu tính giáo dục. Đặc biệt nhiều sách tham khảo phản giáo dục, thiếu tính thống nhất về nội dung, trùng lặp, chồng chéo… xuất hiện theo xu thế vì mục đích lợi nhuận ® gây khó khăn cho phụ huynh, học sinh và người đọc…
HS theo dõi phần cuối
TL: 2 thao tác:
+ Chọn sách
+ Đọc sách.
TL:Tác giả khuyên chúng ta không nên chỉ chạy theo số lượng mà phải hướng vào chất lượng.
TL:- Đọc 10 quyển sách mà chỉ đọc lướt qua thì không bằng chỉ lấy một quyển sách mà đọc 10 lần…
- Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.
TL: Hình ảnh so sánh: Như cưỡi ngựa qua chợ … tay không mà về.
- Như kẻ trọc phú khoe của…
- Lừa dối người…
TL: Thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
TL:Þ Cần phải chọn cho mình những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân, cần chọn lọc có mục đích, có định hướng rõ ràng, kiên định, không tuỳ hứng nhất thời.
TL: Sách đọc được chia làm hai loại:
+ Sách đọc để có kiến thức phổ thông ® mọi công dân đều phải đọc.
+ Sách đọc trau dồi học vấn chuyên môn ® thường dành cho các học giả chuyên môn.
TL:Sách phổ thông không thể thiếu được đối với các nhà chuyên môn. Vì:
+ Vũ trụ là một thể hữu cơ các quy luật liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời.
+ Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.
+ Trình tự nắm vững học vấn là biết rộng rồi sau mới nắm chắc.
TL: Chính trị học phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lý học, ngoại giao, quân sự… ® nếu không giống như con chuột chui vào sừng trâu… không tìm ra lối thoát.
TL:Đọc nhiều lần tất cả nội dung mà SGK cung cấp để có hiểu biết kết quả về văn bản sau đó thì cần đọc chậm lại thật kỹ văn bản, kết hợp với việc tìm hiểu chú thích ® đọc theo định hướng câu hỏi SGK để hiểu nội dung và hình thức thể hiện của văn bản Þ Hiệu quả thu được sẽ khác nhau nếu ta đọc sách theo những cách khác nhau.
II/ Tìm hiểu nội dung chi tiết (tt)
2. Những thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách:
- Sách tích luỹ càng nhiều ® việc đọc sách càng không dễ.
+ Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
+ Sách nhiều dễ khiến người đọc bị lạc hướng.
3. Phương pháp đọc sách:
- Đọc sách không cốt đọc lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
Þ Cần phải chọn những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân, chọn lọc có mục đích, có định hướng rõ ràng, kiên định, không tuỳ hứng nhất thời.
- Sách phải đọc kỹ, có nghiền ngẫm.
- Sách đọc được chia làm hai loại:
+ Sách đọc để có kiến thức phổ thông ® mọi công dân đều phải đọc.
+ Sách đọc trau dồi học vấn chuyên môn ® thường dành cho các học giả chuyên môn.
- Sách phổ thông không thể thiếu được đối với các nhà chuyên môn.
5’
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh tổng kết.
H: Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả qua văn bản này?Tác dụng của các phép so sánh đó là gì?
H: Tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì thông qua nội dung của văn bản này?
-GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ trong SGK – 7.
TL:- Bài văn nghị luận giải thích với luận điểm sáng rõ đầy đủ, lôgíc chặt chẽ.
- Hình ảnh so sánh dễ hiểu, cụ thể, thú vị …
TL:- Đọc sách là hoạt động có ích mang tính văn hoá, là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
- Cần phải biết chọn sách có giá trị để đọc.
- Đọc sách phải đọc cho kỹ, phải kết hợp đọc rộng với đọc chuyên sâu.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Lập luận chặt chẽ
-Hình ảnh so sánh dễ hiểu, cụ thể, thú vị
2.Nội dung:
- Đọc sách là hoạt động có ích mang tính văn hoá, là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
- Cần phải biết chọn sách có giá trị để đọc.
- Đọc sách phải đọc cho kỹ, phải kết hợp đọc rộng với đọc chuyên sâu.
2’
Hoạt động 4:
Củng cố
-Em có suy nghĩ gì khi hiện nay văn hoá đọc đang bị xem nhẹ, nhường chỗ cho văn hoá nghe nhìn ở các bạn trẻ?
Ghi chép lưu truyền tri thức, thành tựu
-GV dùng bảng phụ thể hiện sơ đồ lập luận và gọi hs tóm tắt.
HS tự bộc lộ
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
ý nghĩa của việc đọc sách
Tầm quan trọng của việc đọc sách
Chuẩn bị làm cuộc trường chinh phát triển thế giới mới.
Con đường quan trọng của học thuật
Cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật
Đọc sách: thừa hưởng giá trị tinh hoa nhân loại
Sách: kho tàng di sản tinh thần nhân loại
b/ Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1phút)
a. Ra bài tập về nhà: Đọc lại toàn bộ nội dung văn bản, phân tích theo hướng dẫn.
- Làm bài tập, phát biểu điều mà em thấm thía nhất sau khi học xong văn bản này.
- Làm toàn bộ nội dung bài tập trong SBT Ngữ văn 9, trang 3.
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn nội dung bài tiếp theo "Tiếng nói của văn nghệ" (Nguyễn Đình Thi).
V/ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/01/2010
Tiết 93 : KHỞI NGỮ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
- Biết đặt được câu có thành phần khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết khởi ngữ, đặt câu có thành phần khởi ngữ.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức dùng khởi ngữ để làm sáng rõ đề tài của câu.
II/ CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ. ví dụ, phiếu học tập, bài tập, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
2.Chuẩn bị của Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ…
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp:
Kiểm tra sỹ số (1phút )
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của và vở soạn của học sinh.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1 phút )
Trong việc phân tích chức năng cú pháp của câu đôi khi các em còn nhầm lẫn giữa chủ ngữ với khởi ngữ trong câu. Để giúp các em nắm được đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
GV: Gọi học sinh đọc nội dung phần ví dụng trong SGK, chú ý các từ, ngữ in đậm.
H1:Các từ ngữ in đậm ở 3 ví dụ a, b, c trong SGK có vị trí và quan hệ với vị ngữ khác với chủ ngữ trong câu như thế nào?
H2: Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c, cú phải là chủ ngữ, trạng ngữ hay không? vì sao? Các từ ngữ đó được nằm ở vị trí nào trong câu?
H3: Trước các từ ngữ in đậm trong ví dụ trên chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ nào mà vẫn giữ nguyên được nội dung của câu?
H4: Vậy qua phân tích ngữ liệu và nhận xét trên, em hiểu khởi ngữ là gì ?
-GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
- Đọc.
Học sinh Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ.
TL:- VD a: Từ anh in đậm đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ - vị.
- VD b: Từ giàu in đậm đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.
- VD c: Cụm từ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
TL:- Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c không phải là chủ ngữ, trạng ngữ.
- Vì nó không quan hệ với vị ngữ, không chỉ địa điểm, thời gian và nơi chốn…
- Các từ ngữ đó được đứng trước chủ ngữ, đứng trước câu và nêu đề tài được nói đến trong câu.
® Gọi là khởi ngữ.
TL:- Trước các từ ngữ in đậm chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ như về, đối với.
- (đối với) anh…
- (về) giàu…
Học sinh trả lời theo nội dung phân tích và nội dung ghi nhớ (SGK – 8).
-Học sinh đọc ghi nhớ.
I/Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu:
1.Tìm hiểu ví dụ SGK:
* Khởi ngữ:
a. còn anh
b. giàu
c .các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ
* Nhận xét:
- Các từ ngữ in đậm ở ví dụ a, b, c không phải là chủ ngữ, trạng ngữ.
- Đứng trước chủ ngữ và đứng trước câu.
- Trước các từ ngữ in đậm chúng ta có thể cho thêm các quan hệ từ như về, đối với.
® Khởi ngữ.
2. Bài học:
- K
File đính kèm:
- GA ngu van 9 hk2 4 cot.doc