Giáo án ngữ Văn 9 – Trường THCS Giao Lạc năm học 2007-2008

A - Mục tiêu cần đat:

 Giúp học sinh:

Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng

B - Chuẩn bị:

 Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.

 Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu.

C -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra: Sách vở của học sinh

3. Bài mới :

 

doc149 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ Văn 9 – Trường THCS Giao Lạc năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 1 Ngày soạn: 28/8/2007 Ngày dạy : 3/9/2007 Bài 1 Tiết 1-2 : phong cách hồ chí minh Lê Anh Trà A - Mục tiêu cần đat: Giúp học sinh: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Từ lòng kính yêu- tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. Rèn kĩ năng đọc và cảm thụ một văn bản nhật dụng B - Chuẩn bị: Thầy: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Trò: Soạn theo câu hỏi phần đọc hiểu. C -Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: ổn định tổ chức Kiểm tra: Sách vở của học sinh Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Bằng sự tìm hiểu ở nhà em hãy nêu xuất xứ của văn bản? I -Giới thiệu tácgiả- tác phẩm H/s:Văn bản trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, 1- Tác giả: cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam của Lê Anh Trà do Viện Văn hoá xuất bản tại Hà Nội-1990. Gv giới thiệu thêm:Lê Anh Trà vừa là nhà giáo đồng 2- Tác phẩm: thời cũng là nhà lí luận phê bình văn học. Bằng quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của mình ông có nhiều tác phẩm rất đặc sắc. G/v yêu cầu đọc: To ,rõ ràng, thể hiện sự trang trọng II- Đọc- tìm hiểu văn bản. Lòng kính yêu đối với Bác. Giáo viên đọc từ đầu đến “rất hiện đại.” Gọi học sinh đọc phần còn lại. G/v:? Căn cứ chú thích từ khó SGK em hãy giải thích? Văn bản này có thể chia làm mấy phần, em hãy chỉ rõ? - H/s: Văn bản có thể chia thành 2 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại” + Phần 2: Còn lại G/v ? Em hãy nêu nội dung từng phần? H/s: Phần 1: Nói về quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh Phần 2: Nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh *.Bố cục: - Phần 1: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá Nhân loại của Hồ Chí Minh - Phần 2: Lối sống giản dị mà thanh cao Của Hồ Chí Minh Gọi học sinh đọc phần 1 xác định lại nội dung. G/v:? Qua học lịch sử em hãy nêu tóm tắt hoạt động 1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tìm đường cứu nước của Bác Hồ tại nước ngoài của Hồ Chí Minh. H/s: Bác xuất dương 1911 đến tận năm 1941 Bác trở về nước . G/v:? Em hiểu gì về cuộc sống của Bác trong quãng thời gian đó? H/s: Đó là quãng thời gian đầy truân chuyên, Bác phải làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động GV: Giảng thêm: Chính quãng thời gian gian khổ ấy đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Bác. Theo em đó là những điều kiện thuận lợi gì? - H/s:Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng - /Bác có vốn tri thức văn hoá nhân trên thế giới cả ở Phương Đông và Phương Tây. loại sâu rộng . G/v:? Chính vì được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và làm nhiều nghề đã tạo điều kiện gì cho Bác? H/s: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng. - /Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng : GV: Để giúp tìm và làm việc tốt hơn và chính qua Pháp- Anh - Hoa – Nga . . . Công việc, qua lao động mà Người có điều kiện mà học hỏi, tìm hiểu. G/v:? Sự đi nhiều, biết nhiều của người được tác giả - /Đi nhiều nơi ,tiếp xúc với nhiều khẳng định qua lời bình nào? nền văn hoá từ Phương Đông đến - H/s: “Có thể nói… Hồ Chí Minh.” Phương Tây G/v:? Qua việc tác giả kể và bình luận giúp em hiểu về Bác như thế nào? GV: Trong cuộc đời cách mạng đầy gian nan vất vả Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều - /Học hỏi qua công việc, qua lao nền văn hoá. Từ trong lao động Người học hỏi và am động . hiểu các dân tộc và văn hoá thế giới sâu sắc như vậy G/v :? Theo em vì sao Bác có vốn tri thức sâu rộng như vậy? H/s: Vì “Đi đến đâu… uyên thâm.” - / Có ý thức học hỏi , tìm hiểu đến G/v: ? Bác tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào? mức khá uyên thâm. H/s: Tiếp thu cái đẹp, cái tinh tuý… G/v: ?Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá thế - /Người tiếp thu một cách có chọn giới của Bác? lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. - H/s: Người tiếp thu một cách có chọn lọc….. GV:Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền văn hoá thếgiới nhưng Bác vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển nổi. Người tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng đồng thời lại phê phán những hạn chế tiêu cực. Người không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. G/v:? ảnh hưởng văn hoá thế giới mà vẫn giữ được -/ Tạo nên một nhân cách rất Việt cái gốc văn hóa dân tộc đã tạo nên điều gì ở Bác? Nam rất Phương Đông, nhưng cũng rất - H/s: Tạo nên một nhân các rất Việt Nam…. mới và rất hiện đại GV:Như vậy trên nền tảng văn hoá dân tộc mà vẫn tiếp thu những hình ảnh quốc tế. Người luôn hội nhập với thế giới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Nói cách khác chỗ độc đáo kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là con người truỳên thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt nam từ xưa đến nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm lên phong cách Hồ Chí Minh. ( Hết tiết 1 ) 4- Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài cũ – chuẩn bị cho tiết tiếp theo. Tiết 2 : Phong Cách Hồ Chí Minh (Tiếp). Mục tiêu cần đạt ( Như tiết 1) Chuẩn bị: (nt) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1/ ổn định tổ chức. 2/ Kiểm tra bài cũ. ? Nêu những con đường hình thành nên phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt G/ v : Trong tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu Những con đường tạo nên phong cách Hồ Chí Minh Vậy những điểm đặc biệt tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Những phong cách đó mang ý nghĩa gì Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi vào phần 2 - H/s: Theo dõi SGK. G/v: ? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? 2. Lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. - H/s : Trên nhiều khía cạnh: -/ Nơi ở, nơi làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ - /Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ bên cạnh chiếc ao : Vẻn vẹn chỉ có vài phòng tiếp khách họp Bộ chính trị , làm việc và ngủ… -/ Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc - /Trang phục giản dị áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ -/ Tư trang ít ỏi: Chiếc va li con với vài bộ quần áo , - /Tư trang ít ỏi Vài vật kỉ niệm… -/ Ăn uống : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, - /Ăn uống đạm bạc cháo hoa… G/v: ? Em có nhận xét gì về những từ ngữ được tác giả sử dụng ? Về phương pháp thuyết minh? H/s :Ngôn ngữ tác giả sử dụng giản dị với những Từ chỉ số lượng ít ỏi,cách nói dân dã( chiếc, vài ...) Phương pháp thuyết minh: Liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác. G/v :? Qua đó ta thấy vẻ đẹp nào trong cách sống củaBác được làm sáng tỏ? H/s: Lối sinh hoạt và nếp sống rất gắn với cảnh làng quê. G/v: ? Tác giả kể ra hàng loạt dẫn chứng về lối sống của HCM, tác giả còn có những lời bình gì? H/s: Qủa như một câu chuyện…tiết chế như vậy. G/v:?Từ lối sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của những vị hiền triết nào trong lịch sử? H/s: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê với những thú quê thuần đức:Thu ăn măng trúc... GV bình : Các nhà hiền triết xưa có cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao. G/v:? Qua đây giúp em cảm nhận được gì về lối */ Bác có lối sống giản dị mà lại vô cùng sống của Bác? thanh cao và sang trọng. - H/s: ……………….. GV: Chính lối sống giản dị này đã giúp Bác dễ gần gũi tiếp xúc với mọi người. Không chỉ riêng Bác mà các nhà hiền triết xưa như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, thanh bạch, đạm bạc mà làm cho người đời sau phải nể phục. G/v :? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời hơn đời? H/s: Không xem mình nằm ngoài nhân loại như cácThánh nhân siêu phàm Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người Không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời G/v :? Theo tác giả, cách sống bình dị của Bác là Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế nào về nhận xét này? - H/s:Quan niệm thẩm mĩ là quan niệm về cái đẹp Với Bác cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên…sống như thế là sống đẹp . G/v : ? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác? - H/s: Thảo luận theo bàn…( trong 3 phút) Định hướng: +/ Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi vì vậy tâm hồn được thanh cao hạnh phúc +/ Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn bệnh tật Thể xác được thanh cao hạnh phúc. G/v: ? Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ? - H/s : Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, hồn nhiên, gần gũi không xa lạ với mọi người,ai cũng có thể học tập G/v : ? Cách sống đó gợi tình cảm nào trong chúng Ta về Bác? H/s: Đó là sự cảm phục lòng thương mến và kính trọng Bác. G/ v: Nêu câu hỏi thảo luận: Có ý kiến về lối sống của Bác như sau: Đây là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. Đây là một cách sống tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người. - Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành -/ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự thành một quan niệm thẩm mĩ, cái nhiên đẹp là sự giản dị tư nhiên. Em đồng ý với ý kiến nào? - H/s: Thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến: G/v : Dự kiến: Em đồng ý với ý kiến thứ ba:Sự giản dị là một nét đẹp của con người Việt Nam làm cho tự nhiên không phải cầu kỳ phô trương. GV: Qua bài học này ta thấy Bác có kiến thức văn hoá nhân loại sâu rộng, là vị lãnh tụ có lối sống giản dị.Chính điểm này đã làm nên phong cách riêng của Bác mà ít vị lãnh tụ nào có được. Qua cách sống của Hồ Chí Minh dã nêu nên một kinh nghiệm như một qui luật muôn đời “ Sống quen thanh đạm nhẹ người”- một cách sống đẹp ,giản dị mà cao thượng vô cùng. Qua bài học ta hiểu thêm về con người của Bác: Đó là sự kết hợp hài hào giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại mà bình dị. Càng hiểu Bác ta càng thêm tự hào, kính yêu Người, tự nguyện học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. G/v:? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? - H/s: Tự trình bày GV:Chính t/g đã khẳng định:“Nếp sống…thể xác” III - Tổng kết 1. Nghệ thuật: G/v:? Để làm nổi bật phong cách của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? H/s: Kết hợp kể và bình luận đan xen nhau một cách tự nhiên -/ Kết hợp kể và bình luận G/v:? Em nhận xét gì về việc tác giả đưa ra những dẫn chứng và các biện pháp nghệ thuật? - H/s: Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, có đan xen -/ Dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được sự gần gũi của có đan xen thơ Bác với các bậc hiền triết. Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi am -/ Đối lập , so sánh hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam. G/v:?Từ những thành công về nghệ thuật giúp làm 2.Nội dung :Vẻ đẹp phong cách Hồ Nổi bật nội dung gì? Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa H/s: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại giữa thanh cao và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. giản dị G/v: ? Tìm những đoạn văn, đoạn thơ nói về phong IV- Luyện tập cách của Bác Hồ? * Bài tập Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà. Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ, Trần mà như thế kém gì tiên. Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ, Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn. 4- Củng cố - Dặn dò: - Tìm đọc thêm những mẩu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ. Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình”. * Rút kinh nghiệm: Tư liệu phục vụ bài giảng “ Phong cách Hồ Chí Minh”. Hồ chí minh, tên người là cả một niềm thơ Phê-lích pi-ta rô-đơ-ri-ghết( CuBa) Hoàng Hiệp dịch Bởi vì Người, Chủ Tịch Hồ Chí Minh Nhà thơ Hồ Chí Minh Người nông dân Việt Nam trong sáng Hồ Chí Minh Bảy mươi tám năm gần trọn cả đời mình tranh đấu. Vì Người đã hi sinh từ bỏ mọi tên để chỉ còn là một giọng nói, một hơi thở, một cái nhìn Để chỉ còn là- có gì đâu khác- là đất nước, là máu xương Tổ Quốc; Bởi vì Người đau nỗi đau của những vết thương trên mình mỗi em béViệt Nam bị quỷ “Yan-ki” giết chết , Khi giặc lái của lầu năm góc phá đổ mỗi ngôi nhà, thì lòng Người bỗng nhiên như sụp mái. Bởi vì trong mỗi xóm nhỏ tan hoang vì bom na- pan Mĩ Một mảnh tim Người tự cháy xót xa! Hồ Chí Minh, tên Người là một niềm thơ. Bởi vì Người đã đói mọi cơn đói ngày xưa Vì Người đã chết hai triệu lần năm đói bốn nhăm khủng khiếp, Bởi vì Người đã mặc lên mọi tấm áo xác xơ đã đi chân đất với mỗi đôi chân trần của người dân đất nước; Bởi vì Người đã chứa chất nỗi tủi nhục của mọi người cùng cực ; Bởi vì Người đã từng chịu đau nỗi roi vọt đánh vào dân tộc. Thuở bọn thực dân pháp hoà trộn than Hồng Gai với máu người thợ mỏ, cao su miền Nam với máu người phu đất đỏ, lúa gạo đồng bằng với máu nông dân để biến thành vàng bạc gấp trăm. Bởi vì lòng Người héo hon khi nắng hạn Với ruộng đồng chết khát năm lại qua năm, Và Người mang cấy lại trong lòng mình mỗi cây lúa chết ngạt vì mực nước trắng bờ! Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ. Bởi vì Người đã sống cùng người phu Quảng Châu Thượng Hải, và đo được mức tận cùng đói rách, và ở Nam Phi, Người cũng được đói rách tận cùng của những nggười ấn cùng đinh sang đó tìm miếng cơm nuôi sống qua ngày. Bởi vì Người đã đến với dân lao động tự đào huyệt chôn mình khi vét dòng kênh Pa-na-ma. Và như thế, Người đã nhận ra rằng: Bất cứ ở đâu, con người cũng chỉ là một và đói khổ cũng chỉ là một , Và Người cũng biết: ở đâu cũng một lòng căm uất, và đường đi chỉ có một mà thôi. Bởi vì tất cả những điều đó và nhiều điều khác nữa Mà lời nói khó lòng chứa đựng; Bởi vì đối với Người thì phẩm giá con người Còn cao hơn cả miếng cơm ,danh vọng Cao hơn cả trường tồn cuộc sống. Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ Có thể ca ngợi Người như ca ngợi biển cả núi cao, như ca ngợi sông Cửu Long , sông Hồng Hà. Nói tới Người là nói tới Vịnh Hạ Long, Điện Biên Phủ, Chùa Một Cột, là nói những ruộng đồng đỏ ánh phù sa Có thể nói tới Người bằng hết thảy những lời tương tự, khi nói tới cây nhãn và cây tre xứ sở. Bởi vì ca ngợi Người, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nhà thơ Hồ Chí Minh Người nông dân Việt Nam trong sáng: Hồ Chí Minh, là ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp và đau thương ca ngợi nước Việt Nam mà dáng dấp không còn là chiếc đò tre gánh mỗi đầu một thúng mà là một dáng vinh quang của cửa ngõ có một không hai, để đi vào thế giới tương lai. Ngày soạn: 29/8 /2007 Ngày dạy: 6 / 9/2007 Tiết 3 Các Phương châm hội thoại A - Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. Nắm được các phương châm hội thoại ở lớp 9 là phương châm về lượng và phương châm về chất. Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp. Tích hợp với phần Văn qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh” và tập làm văn “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”. B - Chuẩn bị Thầy : Nghiên cứu soạn bài. Trò : Đọc bài, tìm hiểu trước bài. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bàicũ: G/v: ? ở lớp 8 ta đã được học về hội thoại? Em hãy cho biết hội thoại là gì? H/s : Hội thoại là nói chuyện với nhau. Người tham gia hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ. 3/ Bài mới: GV: - Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có người nói, có người nghe hoặc người viết, người đọc. Nói đến giao tiếp là nói đến ứng xử, nói năng. - Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Có nhiều phương châm hội thoại, giờ này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt G/v:Yêu cầu học sinh đọc đoạn đối thoại ở SGK? - H/s: Đọc I- Phương châm về lượng GV:Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật An vàBa * Ví dụ: 1/ 8 SGK G/v: ? Bạn An hỏi điều gì và bạn Ba trả lời ra sao? - H/s: An hỏi Ba: có biết bơi không? + Ba trả lời có biết bơi và bơi giỏi + An hỏi Ba học bơi ở đâu? + Ba trả lời bạn ấy học bơi dưới nước. G/v:? Như vậy trong cuộc đối thoại này cả An và Ba đều nói về nội dung gì? H/s : Cả hai đều nói về việc biết bơi và tập bơi của bạn Ba. G/v:?Em có nhận xét gì về câu trả lời thứ hai của Ba? H/s : Câu trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của An. G/v:? Đúng ra Ba phải trả lời như thế nào? H/s : Tập bơi ở sông, ở ao hay ở hồ. GV: Điều mà An cần biết là địa điểm tập bơi của Ba còn Ba trả lời bơi “ ở dưới nước”thì không cần trả lời ai chẳng biết là bơi thì phải di chuyển ở dưới nước. G/v: ?Như vậy khi nói cần yêu cầu gì về nội dung? *Khi giao tiếp câu nói phải có nội dung H/s: Khi giao tiếp câu nói phải có nội dung đúng đúng với yêu cầu giao tiếp. với yêu cầu giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. GV:Chúng ta tìm hiểu truyện cười“Lợn cưới áo mới” *Ví dụ 2: Lợn cưới, áo mới G/v: Yêu cầu h/s kể lại truyện “Lợn cưới áo mới” G/v: ? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới cần phải hỏi và trả lời như thế nào? H/s : Lợn cưới: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? áo mới: (Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. G/v: ? Theo em truyện gây cười ở chỗ nào? (vì sao truyện gây cười?). H/s: Vì các nhân vật đều nói những điều không cần nói,nói thừa như vậy cốt để khoe mẽ rằng tôi có lợn để cưới vợ, tôi có áo mới. G/v:? Qua câu chuyện này em hiểu cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? H/s: Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. G/v: ?Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên em thấy khi giao tiếp - Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội ta cần quan tâm đến điểm gì về nội dung? dung của lời nói phải đáp ứng đúng - H/s: Trình bày như SGK. yêu cầu của cuộc giao tiếp - không thiếu GV: Đáp ứng được những yêu cầu này về nội dung không thừa. là ta đã đảm bảo yêu cầu về lượng. Bài tập nhanh: Yêu cầu học sinh đọc truyện cười ậ Bài tập 3/11 phần luyện tập H/s: Đọc G/v :? Yếu tố gây cười ở đây là gì? H/s: ở câu hỏi của anh mới sinh con “ Rồi có nuôi được không?”. G/v: ? Câu hỏi này có cần thiết không? H/s: Không- đây là câu hỏi thừa vì không nuôi được thì làm gì có anh bạn kia. G/v: ? Vây người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại gì? - H/s : Phương châm về lựơng G/v treo bảng phụ có ví dụ” Quả bí khổng lồ” II- Phương châm về chất G/v:Yêu cầu học sinh đọc ví dụ “Quả bí khổng lồ” * Ví dụ 1: Quả bí khổng lồ G/v:? Truyện kể cuộc đối thoại giữa ai với ai? - H/s: Hai người bạn, có một người hay nói khoác G/v: ? Truyện có điểm gì đáng cười? Truyện phê phán ai? - H/s: Sự thật thì không có quả bí to bằng cái nhà phê phán anh chàng có tính nói khoác. G/v: ? Qua câu truyện em thấy trong giao tiếp cần tránh điều gì? H/s: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật GV: Đưa tình huống; Một hôm bạn A nghỉ học, cô * Ví dụ 2 giáo hỏi: Có ai biết vì sao bạn A nghỉ học không? Em có thể trả lời như thế nào? H/s1: Bạn A nghỉ học vì ốm ạ! H/s2: Có lẽ bạn A nghỉ học vì ốm ạ! G/v:? Nhận xét của xem hai câu trả lời của hai bạn này đã đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp chưa? H/s: Chưa biết lý do mà bạn 1 nói bạn ốm thì không đúng vì không có bằng chứng xác thực. Bạn thứ hai (có lẽ) chưa chắc chắn lắm - đúng. G/v:? Từ ví dụ này em hãy cho biết trong giao tiếp cần tránh điều gì? *- Kết luận: H/s:Đừng nói những điều mà mình không có -/ Trong giao tiếp đừng nói những điều Bằng chứng xác thực. mà mình không tin là đúng hay không GV: Đảm bảo những yêu cầu trên thì giao tiếp đã có bằng chứng xác thực. đảm bảo phương châm về chất. III-Tổng kết : Ghi nhớ: SGK/9-10. G/v:? Gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/10. H/s: Đoc ghi nhớ SGK/10. G/v: Đưa bài tập nhanh. Không phải cháu Một người đi đường vào một ngôi nhà cạnh đường để xin nước. Sau khi uống nước, khách hỏi chủ nhà: Anh chị được mấy cháu rồi ạ? Tôi chưa có đứa nào cả Thế mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ là ai vậy? Đó là con đẻ của tôi. Sao lúc nãy bác bảo chưa có đứa nào cả? à, lúc nãy tôi tưởng anh hỏi về cháu. G/v: ? Trong truyện cười trên ai là người vi phạm phương châm hội thoại . H/s: Không ai vi phạm phương châm hội thoại. Khách tôn trọng phương châm lịch sự Chủ nhà muốn đùa khách. Bài tập 1 IV/ Luyện tập. G/v:? Hãy đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 Bài tập 1/10 H/s:Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong các câu. G/v: ? ở câu a, người viết đã sai ở chỗ nào? H/s: Thừa cụm “nuôi ở nhà” vì từ “ gia súc” đã a/ Thừa cụm : Nuôi ở nhà hàm chứa nghĩa là “thú nuôi trong nhà” G/v:?ở câu b, người viết đã sai ở chỗ nào? H/s: Thừa cụm “ Có hai cánh”. Vì tất cả các loài chim đều có hai cánh b/ Thừa cụm : Có hai cánh G/v chốt: Như vậy ở đây lỗi sai là sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm một phần nội dung nào đó. Bài tập 2 Bài tập 2/10 G/v:Yêu cầu học sinh đọc,xác định yêu cầu của bài 2. a/…nói có sách, mách có chứng H/s: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. b/…nói dối G/v: Yêu cầu học sinh tự làm và giáo viên chữa. c/…nói mò d/… nói nhăng nói cuội e/… nói trạng. G/v: ?Các từ ngữ trên đã liên quan đến phương châm hội thoại nào ? H/s: Đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất. Bài tập 4 G/v:? Đọc bài tập, bài tập gồm mấy phần? Bài tập Bài tập 4/11 yêu cầu chúng ta làm gì? - H/s: Đọc- trả lời : Bài tập gồm 2 phần yêu cầu chúng ta giải thích vì sao khi nói người ta phải dùng những cách diễn đạt như vậy. G/v:Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn và nêu câu trả lời. Sau đó gọi h/s khác lên nhận xét và giáo viên chốt. a /Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt: a/ Nhằm đảm bảo phương châm về chất như tôi được biết; tôi tin rằng;nếu tôi không lầm thì.. để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất : Nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định haythông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng. b/ Trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh hay để b/ Nhằm đảm bảo phương châm về lượng chuyển ý,dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết, khi đó để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói. Bài tập 5 Bài tập 5/11. G/v: Yêu cầu h/s xác định yêu cầu của bài tập 5. H/s: Giải thích nghĩa của thành ngữ và mối quan hệ với các phương châm hội thoại. G/v:? Hãy giải thích ý nghĩa các thành ngữ? H/s: Giải thích: Định hướng: +/ Ăn đơm nói đặt: Vu khống,đặt điều,bịa chuyện, nói xấu người khác +/ Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ +/ Ăn không nói có: Vu khống bịa đặt +/ Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi lấy được, nhưng không có lí lẽ gì cả. +/ Khua môi múa mép : Ba hoa, khoác lác, phô trương, không có thực tế. +/ Nối dơi nói chuột : Nói lăng nhăng,linh tinh, không xác thực. +/ Hứa hươu hứa vượn : Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa ( Hứa hão). G/v:? Các thành ngữ trên có liên quan đến các phương châm hội thoại nào? H/s: Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói , nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. 4 *Củng cố dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ. Làm hoàn chỉnh các bài tập *Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 3/9/2007 Ngày dạy: 8 /9/2007 Tiết 4- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: củng cố lại kiến thức về văn bản thuyết minh, nắm chắc các phương pháp thuyết minh.Hiểu được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sẽ làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn. Tích hợp với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” với Tiếng Việt ở bài : Phương châm hội thoại. Rèn luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như miêu tả, so sánh trong văn bản thuyết minh. B - Chuẩn bị GV: Nghiên cứu soạn giáo án. HS: Ôn tập lại văn bản thuyết minh. C - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là văn bản thuyết minh? Kể tên các phương pháp thuyết minh? Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gv: Giới thiệu bài mới I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. G/v:? Thế nào là văn bản thuyết minh? 1 - Lý thuyết H/s: Là kiểu văn bản

File đính kèm:

  • docG an Ngu Van 9 Q1 (Tiet 1-6).doc