Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Thạch

A.MỤC TIÊU.

 Giúp HS:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được luận điểm của bài văn nghị luận và tầm quan trọng của việc đọc sách.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định luận điểm, phân tích cách lập luận của tác giả.

 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh say mê đọc sách.

B. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án.

- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc125 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Thạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Tiết 91 Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được luận điểm của bài văn nghị luận và tầm quan trọng của việc đọc sách. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định luận điểm, phân tích cách lập luận của tác giả. 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh say mê đọc sách. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: : Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dồ dùng học tập của của học sinh. (Tổ 1, 2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc đời mỗi con người, hầu như ai cũng đã từng đọc sách, biết đến sách. Thế nhưng việc chọn sách nào để đọc và đọc như thế nào để có hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - GV nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng giọng vẫn tâm tình nhỏ nhẹ, chú ý hình ảnh so sánh trong bài. - Dựa vào chú thích trong SGK, nêu một vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm? - Hs : Dựa vào SGK để trả lời. - Tác phẩm ra đời dựa trên sự trải nghiệm của ai? - Hs : Chính tác giả. - Kiểu văn bản này là gì ? Thể loại ? - GV hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích 1, 3, 5, 6. - GV cho Hs thảo luận theo 4 nhóm: Tìm hệ thống luận điểm của văn bản? - Hs thảo luận trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung. - Gv chốt ý bằng bảng phụ. I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Chu Quang Tiềm (1897-1986) - Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. b. Tác phẩm: - Kiểu loại - Thể loại: Văn bản nhật dụng - Kiểu bài nghị luận. - Chú thích: (SGK) - Bố cục: Gồm 3 luận điểm: + Luận điểm 1: “Từ đầu...Thế giới mới”. àTầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. + Luận điểm 2: “Lịch sử - Lực lượng” àNhững khó khăn khi đọc sách. + Luận điểm 3: “Còn lại” àPhương pháp đọc sách. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT -Em thường đọc loại sách gì ? - Hs : Trả lời theo thói quen đọc sách của mình. - Vì sao em lại đọc sách? - Hs : Tích luỹ và mở rộng kiến thức đã học, giải trí... - Còn theo tác giả Chu Quang Tiềm sách có vai trò như thế nào ? - Hs : Trả lời. - Sách có vai trò quan trọng như thế nên đọc sách sẽ có ý nghĩa gì? - Hs : Nâng cao, tích luỹ tri thức. - Nêu những kiến thức mà em tích luỹ được từ việc đọc thêm sách ở thư viện? - Hs : Tự bộc lộ II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách: - Vai trò của sách: + Sách ghi chép lưu truyền thành quả tri thức của nhân loại. + Sách là kho báu di sản tinh thần của nhân loại. + Sách là cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại. - Ý nghĩa của việc đọc sách + Là con đường nâng cao tích luỹ tri thức. + Sự chuẩn bị cho cuộc truờng chinh vạn dặm trên con đường học vấn nhằm phát hiện ra thế giới mới. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs nhắc lại hệ thống luận điểm . - Nhắc nhở hs: Nên đọc thêm nhiều loại sách, có sổ tích luỹ để ghi lại những kiến thức hay. 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………........................................................o0o........................................................ Tiết 92 Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tiếp) (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu rỏ những khó khăn trong việc đọc sách và phương pháp đọc sách, nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ của văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận, kĩ năng đọc sách có hiệu quả. 3. Giáo dục: Giáo dục hs thái độ coi trọng sách, chăm đọc sách. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: : Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Nêu các luận điểm của văn bản “Bàn về đọc sách”? Phân tích luận điểm 1 (Bích 9.1, Dung 9.2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Sách có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hại nếu như chúng ta không biết chọn sách để đọc. Điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Theo tác giả nguyên nhân nào khiến người đọc gặp khó khăn khi đọc sách? - Hs : Sách nhiều. ? Vậy, sách nhiều dẫn đến những khó khăn nào ? - Hs : Không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không kịp nghiền ngẫm. ? Tác giả đã lí giải vì sao sách nhiều khiến người ta không sâu ? - Hs : + Đọc qua loa, không suy nghĩ. + Đọc nhiều nhưng đọng lại thì ít. ? Cho ví dụ về việc đọc sách nhiều khiến người đọc lạc hướng ? - Hs : Nhiều sách có nội dung gần giống nhau. + Một kiến thức song nhiều sách viết khác nhau. - GV cho hs thảo luận nhóm : Phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra trong văn bản ? - Hs : Thảo luận nhóm, viết vào giấy roki . - Gv nhận xét kết quả từng nhóm, chốt ý và phân tích mỗi ý. ? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn này ? - Hs : Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Tầm quan trọng của việc đọc sách: 2. Khó khăn nguy hại của việc đọc sách: - Sách nhiều: + Không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi nuốt sống, không kịp nghiền ngẫm. + Lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực. 3. Phương pháp đọc sách: - Phải lựa chọn sách. - Cần đọc cho kĩ những quyển sách có giá trị. - Cần đọc cả sách phổ thông lẫn sách tham khảo để trau dồi học vấn. - Không nên đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà đọc có kế hoạch và hệ thống. - Đọc nhiều lĩnh vực để biết rộng rồi mới nắm chắc. - Đọc kết hợp với ghi chép. → Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng sinh động → Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là việc rèn luyện tính cách, học chuyện làm người. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT ? Theo em những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của văn bản ? - Hs :Lập luận chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. ? Qua văn bản em hiểu thêm được những gì ? - Hs : Sách là vô cùng quan trọng, cần có phương pháp đọc sách phù hợp. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật : - Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. - Lập luận rõ ràng, có phân tích, lí lẽ xác đáng. - Giọng văn trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ ví von thú vị. 2. Nội dung : Ghi nhớ 4. Củng cố: - Liên hệ phương pháp đọc sách của bản thân ? - HS tự liên hệ. 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..........................................................o0o........................................................ Tiết 93 Tên bài dạy: KHỞI NGỮ (Chu Quang Tiềm) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với các thành phần chính của câu, biết đặt câu có khởi ngữ. 3. Giáo dục: Giáo dục hs tính tích cực trong học tập. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Sỉ số: Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh (Tổ 3,4) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi ngữ là một thành phần của câu nhưng lại là một khái niệm rất mới. Vậy khởi ngữ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ - Gọi hs đọc ví dụ ở SGK. ? Xác định chủ ngữ trong các câu a, b,c ? - Hs : a. Anh, b. Tôi, c. Chúng ta. ? Nhận xét về vị trí các từ in đậm trong câu? - Hs : Từ ngữ in đậm, đứng trước chủ ngữ. ? Các từ in đậm có liên quan gì với vị ngữ không ? ? Trước các từ in đậm có thể có các quan hệ từ nào ? ? Như vậy những từ in đậm trên gọi là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì ? - Hs: Là thành phần nêu lên đề tài trong câu. ? Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ ? - Hs : Ghi nhớ (SGK). I. ĐẶC ĐIẺM VÀ CÔNG DỤNG: 1. VD : SGK. 2. Nhận xét : - Chủ ngữ: a. Anh. b. Tôi . c. Chúng ta. - Từ ngữ in đậm, đứng trước chủ ngữ. + Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. + Có thể đứng sau quan hệ từ : về, đối với. → Khởi ngữ Ghi nhớ : SGK. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Gọi hs đọc BT1 SGK. - HS hoạt động theo 6 nhóm: Tìm khởi ngữ trong câu ? - Sau 5p đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. - GV gọi hs lên bảng làm BT2 . - Mỗi hs một câu: Viết lại câu có khởi ngữ ? - Hs làm, gv đối chiếu đáp án. II. LUYỆN TẬP: 1. BT1: Khởi ngữ a. Điều này. b. (Đối với) chúng mình. c. Một mình. d. Làm khí tượng. e. (Đối với) cháu. 2. BT2 : Bảng phụ a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. 4. Củng cố: - Nhắc lại đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ? - Đặt câu có chứa khởi ngữ ? 5. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………........................................................o0o........................................................ Tiết 94 Tên bài dạy: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là phép phân tích, thế nào là phép tổng hợp và ý nghĩa của nó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt và vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn nghị luận . 3. Giáo dục: Giáo dục hs tính tích cực tự giác trong học tập. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: : Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tổng hợp và phân tích là 2 phép lập luận cơ bản trong văn nghị luận. Vậy, thế nào là phân tích, tổng hợp? Mối quan hệ giữa chúng ra sao? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP - GV gọi hs đọc văn bản “Trang phục” ở SGK. ? Ở đoạn đầu tác giả đã nêu ra một loạt dẫn chứng để rút ra nhận xét gì ? - Hs : Không ai ăn mặc theo kiểu đó. ? Tìm 2 luận điểm chính của văn bản? - Hs : + Ăn mặc phải chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. + Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị hoà mình vào cộng đồng. ? Làm thế nào mà chúng ta rút ra được 2 luận điểm trên ? - Hs : Dựa vào sự trình bày của tác giả. ? Luận điểm đó được thể hiện ở câu nào trong văn bản. - Hs: 2 câu đầu đoạn. ? Sau khi trình bày vấn đề tác giả đã chốt lại điều gì ? - Hs: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức…đẹp ? Ở đây tác giả đã sử dụng phép lập luận gì ? Nằm ở đâu ? - Hs : Lập luận tổng hợp, nằm cuối đoạn. ? Phép phân tích, tổng hợp có mối quan hệ như thế nào ? - Hs : Tổng hợp có được trên cơ sở phân tích, có phân tích mới có tổng hợp. ? Vai trò của 2 phép lập luận trên là gì? - Hs : làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng. - GV gọi hs đọc ghi nhớ . I. TÌM HIỂU PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP: 1. Ví dụ : Văn bản “Trang phục” 2. Nhận xét : Hai luận điểm chính: + Ăn mặc phải chỉnh tề, phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng. + Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị hoà mình vào cộng đồng. → Đặt đầu đoạn, những câu còn lại phân tích cho luận điểm. → Phép phân tích. - Chốt lại : Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. + Nằm cuối đoạn văn, sau khi đã phân tích. → Phép tổng hợp. →Tổng hợp có được trên cơ sở phân tích, có phân tích mới có tổng hợp. 3 Ghi nhớ : SGK. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP - Gv cho hs thảo luận 4 nhóm N1: Câu 1 N2 : Câu 2 N3 : Câu 3 N4 : Câu 4 - Các nhóm thảo luận vào phiếu học tập , sau 7p trình bày nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý. II. LUYỆN TẬP: 1. BT1 : Phân tích theo kiểu suy luận thứ tự - Học vấn là của nhân loại → Học vấn do sách lưu truyền lại → Sách là kho tàng quý báu → Nếu bỏ sách…là kẻ lạc hậu. 2. BT2: Phân tích bằng phép lập luận giải thích, chứng minh. + Chọn sách có giá trị mới có hiệu quả. + Chọn sách để có kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu. 3. BT3: Phân tích bằng giả định đối chiếu + Vừa đọc vừa suy ngẫm + Ví dụ như chính trị, nếu như.. 4. BT4: Vai trò của phân tích. Qua sự phân tích thì rút ra kết luận mới có sức thuyết phục. 4. Củng cố: - GV gọi hs đọc ghi nhớ - Phân biệt phép phân tích và phép tổng hợp ? 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………........................................................o0o........................................................ Tiết 95 Tên bài dạy: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs củng cố và khắc sâu kiến thức về phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận, rèn kĩ năng lập luận phân tích, tổng hợp. 3. Giáo dục: Giáo dục hs ý thức tự giác học tập, phê phán lối học hình thức, đối phó. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? Ví dụ? ( Anh 9.1, Thái Dương 9.2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hai phép lập luận cơ bản trong văn nghị luận. Tiết học này chúng ta cùng luyện tập hai phép lập luận này. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP * Hướng dẫn làm bài tập 1. - Gọi hs đọc 2 bài tập a, b ở SGK. - Hs : Đọc. ? Xác định phép lập luận trong đoạn văn a? - Hs : Lập luận phân tích. ? Tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ “Thu điếu” như thế nào ? -Hs : Hay ở các điệu xanh. Hay ở cử động. Hay ở các vần thơ. ? Ở đoạn b, phép lập luận nào được sử dụng ? Nêu rõ ? - Hs : Phân tích + Các quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt. + Bác bỏ nguyên nhân khách quan. - Tổng hợp : Rút cuộc mấu chốt của sụ thành đạt…thừa nhận. * Hướng dẫn làm bài tập 2. - Gv cho hs thảo luận nhóm theo 4 tổ: ? Phân tích bản chất lối học đối phó để nêu lên tác hại ? ( gạch ý ) - Sau 7p các tổ trình bày, nhận xét, bổ sung. - Gv chốt ý. 1. Bài 1 : Nhận diện phép lập luận. a. Phép lập luận phân tích - Cái hay của bài thơ “Thu điếu”: + Ở các điệu xanh. + Ở những cử động. + Ở các vần thơ. b. Phép lập luận phân tích và tổng hợp - Phân tích mấu chốt của sự thành đạt: + Nêu lên các quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt. + Chứng minh để bác bỏ nguyên nhân khách quan, khẳng định vai trò của nguyên nhân chủ quan. - Phép lập luận tổng hợp : Rút cuộc mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân con người, ở tinh thần phấn đấu, trau dồi đạo đức. 2. BT2 : - Phân tích bản chất của lối học đối phó: + Không xem việc học là mục đích, không quan trọng. + Không chủ động trong học tập. + Học chỉ để đối phó với thầy cô, thi cử. + Học không có hứng thú. + Học để có bằng cấp. - Tổng hợp: + Là lối học thụ động, hình thức đáng phê phán. + Tác hại : Người học sẽ không có kiến thức, mệt mỏi, không tạo được nhân tài cho đất nước. 4. Củng cố: - Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm phép phân tích, tổng hợp. - Nắm chắc khái niệm phép phân tích, tổng hợp. - Làm BT3,4 ở SGK. - Soạn “Tiếng nói văn nghệ”. 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………… HẾT TUẦN 20 Ngày 04 tháng 01 năm 2013 Ký duyệt của tổ CM P. Hiệu trưởng Trần Bá Dũng ........................................................o0o....................................................... TUẦN 21 Tiết 96 Tên bài dạy: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Nguyễn Đình Thi) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được hệ thống luận điểm khái quát của văn bản và hiểu rõ nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định luận điểm trong văn nghị luận, tìm hiểu phép lập luận phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận. 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh yêu thích văn học. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Theo tác giả Chu Quang Tiềm, có những phương pháp đọc sách nào? (Đông 9.1, Tiến Đông 9.2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đã biết văn nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Vậy cụ thể ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG - GV nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, mạch lạc nhưng giọng vẫn tâm tình nhỏ nhẹ, chú ý hình ảnh so sánh trong bài. - Dựa vào chú thích trong SGK, nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi ? - Hs : Dựa vào SGK để trả lời. - Kiểu văn bản này là gì ? Thể loại ? - GV hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích. - GV cho Hs thảo luận theo 4 nhóm: Tìm hệ thống luận điểm của văn bản? - Hs thảo luận trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung. - Gv chốt ý bằng bảng phụ. I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chung: a. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924-2003) - Quê : Hà Nội. - Là một nghệ sĩ đa tài. b. Tác phẩm: - Trích tiểu luận - viết 1948. - Văn bản nhật dụng – nghị luận - Chú thích: (SGK) - Bố cục: Gồm 3 luận điểm: + Luận điểm 1: “Từ đầu...”. àNội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. + Luận điểm 2: “....” àSự cần thiết của tiếng nói văn nghệ đối với đời sống con người. + Luận điểm 3: “Còn lại” àKhả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn kì diệu của văn nghệ. Hoạt động3: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Theo tác giả để xây dựng một tác phẩm văn nghệ, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ đâu ?Ví dụ ? - Hs : Tắt Đèn : Bối cảnh nông thôn VN trước CMT8, Chiếc Lược Ngà : Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ. ? Có phải hiện thực như thế nào thì họ đưa vào tác phẩm như thế ấy không ? Vì sao ? ? Hs : Không, vì còn gửi một lời nhắn nhủ, tư tưởng tấm lòng của họ. ? Tác phẩm văn nghệ chứa đựng điều gì? - Hs : Chứa đựng say sưa vui buồn của tác giả. ? Nội dung văn nghệ không chỉ chứa đựng trong từng tác phẩm mà còn trong sự tác động đến người tiếp nhận. Đó là gì ? - Hs : Sự rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: - Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tại đời sống nhưng không sao chép nguyên xi, vì: + Khi sáng tác người nghệ sĩ gởi vào đó một cách nhìn một lời nhắn nhủ riêng. + Tác phẩm là tư tưởng , tấm lòng của tác giả . - TPVN chứa đựng những say sưa, yêu ghét, buồn vui, mơ mộng của người nghệ sĩ. - Nội dung của văn nghệ còn là sự rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. 4. Củng cố: - Theo em nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? - Nắm luận điểm, nội dung của văn nghệ. - Soạn tiết sau: Sự cần thiết của văn nghệ, sức mạnh của văn nghệ. 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..……...........................................o0o........................................................ Tiết 97 Tên bài dạy: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (tiếp) (Nguyễn Đình Thi) A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được vai trò và sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống con người, nghệ thuật của văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận. 3. Giáo dục: Giáo dục hs lòng say mê yêu thích văn học. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Nội dung thể hiện và phản ánh của văn nghệ là gì? (Thái Dương 9.1, V.Đông 9.2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở tiết trước, chúng ta đã biết nội dung phản ánh của văn nghệ. Vậy vai trò của văn nghệ là gì và sức mạnh của nó ra sao? Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHI TIẾT ? Tác giả đã phân tích như thế nào về vai trò của văn nghệ trong đời sống con người ? - Hs : Giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn. ? Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài thì tiếng nói văn nghệ có tác dụng gì ? - Hs : Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời, với sự sống. ? Với người lao động thì văn nghệ có tác dụng gì ? - GV: Thử tưởng tượng một ngày không có tiếng hát, không có phim ảnh, không có sách báo thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt như thế nào. ? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào ? ? Với con đường ấy giúp ích gì cho người tiếp nhận ? - Hs : Tự điều chỉnh hành vi. ? Qua phân tích, em rút ra kết luận gì ? - Hs : Văn nghệ có vai trò to lớn không thể thiếu trong đời sống con người. * Hướng dẫn tìm hiểu sức mạnh của văn nghệ. - Hs thảo luận nhóm: Phân tích sức mạnh của văn nghệ ? - GV chốt ý. ? Lấy ví dụ văn nghệ mở rộng khả năng tâm hồn của con người ? - Hs : Giúp ta biết rung động trước cái đẹp, biết thông cảm trước người khác, biết chia sẽ với cuộc đời. ? Vì sao nói văn nghệ giúp con người tự hoàn thiện mình ? - Hs : - GV : Như vậy, văn nghệ có sức mạnh thật lớn lao . Từ việc tác động đến tư tưởng con người, văn nghệ góp phần xây dựng dời sống tâm hồn, làm cho XH phong phú hơn, trong sáng hơn. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người: - Văn nghệ giúp ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn. - Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời, với sự sống. - Văn nghệ làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ thường ngày, biết sống, biết vươn tới ước mơ. - Con đường văn nghệ đến với người tiếp nhận: Bằng nội dung tư tưởng sâu lắng thấm vào chiều sâu (Tình cảm) →Tự điều chỉnh hành vi. → Văn nghệ có vai trò to lớn không thể thiếu trong đời sống con người. 3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: - Văn nghệ tạo sự sống cho tâm hồn, mở rộng khả năng của tâm hồn con người. - Văn nghệ giải phóng con người khỏi biên giới của chính minh, giúp con người tự xây dựng, tự hoàn thiện mình. - Văn nghệ xây dựng đời sống tâm hồn cho XH. Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT ? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật nghị luận của tác phẩm ? - Hs: Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. ? Qua văn bản này tác giả muốn gởi đến chúng ta điều gì ?(Chăm đọc sách...) - Gọi hs đọc ghi nhớ. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật : - Lập luận chặt chẽ. - Giàu hình ảnh, cảm xúc. - Giọng văn say sưa. 2. Nội dung : Ghi nhớ 4. Củng cố: - Nắm nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được các luận điểm của văn bản. - Soạn “Các thành phần biệt lập”. 5. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………..……...........................................o0o........................................................ Tiết 98 Tên bài dạy: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A.MỤC TIÊU. Giúp HS: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được công dụng, đặc điểm của thành phàn biệt lập tình thái, cảm thán. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết 2 thành phàn cảm thán, tình thái và sử dụng câu có 2 thành phần đó. 3. Giáo dục: Giáo dục hs thái độ tự giác trong học tập. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Lớp 91:……../25. Vắng:……………………………………….. Lớp 92:……../26. Vắng:……………………………………….. 2. Bài cũ: Khởi ngữ là gì ? Đặt câu có khởi ngữ ? (Hải 9.1, Hào 9.2) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong câu, ngoài chủ ngữ và vị ngữ còn có những thành phần biệt lập. Vậy thành phần biệt lập là gì ? Có những thành phần biệt lập nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU THÀNH PHẦN TÌNH THÁI - GV gọi hs đọc ví dụ ở SGK. - Hs : Đọc ? Từ in đậm ở ví dụ a, b thể hiện nhận định gì của người nói ? - Hs : Độ tin cậy. ? Nếu bỏ đi các từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu có thay đổi không ? Vì sao ? - Hs : Nếu bỏ các từ in đậm thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi vì chúng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc. ? Vậy thành phần tình thái là gì ? ? Hãy tìm những từ tình thái gắn với thái độ tin cậy ? - Hs : chắc chắn, có vẻ như... - Gv gọi hs đọc ghi nhớ ( SGK) ? Đặt câu có thành phần tình thái? - Hs đặt câu. I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI: 1. Ví dụ : SGK 2. Nhận xét : a. Chắc : Sự tin cậy khá cao. b. Có lẽ : Độ tin cậy thấp → Thể hiện nhận định của người nói. - Nếu bỏ các từ in đậm thì nghĩa sự việc của câu không thay

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 ky II.doc
Giáo án liên quan