I. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác .
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án; Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về phong cách của Bác.
- HS: Xem SGK, soạn bài,tham khảo, sưu tầm tranh ảnh , bài viết về phong cách của Bác.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách, bài của học sinh.
3. Bài mới:
150 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 đến tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2008
Ngày dạy: 25/08/2008
Tuần 01 - Tiết 01,02
Bài 01
VĂN BẢN PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
_Lê Anh Trà_
I. Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác .
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án; Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về phong cách của Bác.
- HS: Xem SGK, soạn bài,tham khảo, sưu tầm tranh ảnh , bài viết về phong cách của Bác.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị tập, sách, bài của học sinh.
3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
3p
15p
25p
30p
5p
5p
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI
GV giới thiệu khái quát tầm vóc văn hoá của HCM : HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá của thế giới.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Sau đó dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
. Hướng dẫn đọc VB,tìm hiểu từ khó, tìm bố cục:
- Cách đọc: giọng chậm, bình tĩnh.
- Gv đọc mẫu đoạn 1, HS đọc tiếp đến hết, GV nhận xét .
- Hướng dẫn tìm hiểu từ khó( chú thích SGK tr. 7)
- GV yêu cầu HS tìm bố cục của VB, HS tìm, phát biểu, GV nhận xét.
* Bố cục: + Đoạn 1(từ đầu đến"rất hiện đại"):Quá trình hình thành và điều kì lạ trong phong cách văn hóa HCM.
+ Đoạn 2(phần còn lại) : Nét đẹp trong lối sống thanh cao mà giản dị của Bác.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn phân tích sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
-HS: Đọc lại đoạn 1 tr. 5
-GV hỏi: Mở đầu bài viết tg đã khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào?
-Gợi ý: Hết sức sâu rộng "Trong cuộc đời …khá uyên thâm"
-GV hỏi: HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại bằng những con đường nào?
-Gợi ý: +Đi nhiều nơi , tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh , Hoa, Nga..).
+Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
-GV hỏi : Tác giả đã đưa ra lời bình luận gì về vốn tri thức của Bác? (HS tìm trong đoạn 1).
-Gợi ý: "Có thể nói…như Chủ Tịch Hồ Chí Minh"
-GV hỏi: Điều quan trọng là người đã tiếp thu như thế nào?
-Gợi ý : +Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế,tiêu cực.
+ Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế
-GV sơ kết : Chỗ độc đáo và kì lạ nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế . Một phong cách rất Việt Nam,rất phương đông nhưng cũng đồng thời rất mới ,rất hiện đại
HOẠT ĐỘNG 4: Phân tích nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
- HS: Đọc lại đoạn 2 SGK tr. 6, 7.
-GV hỏi: Mở đầu đoạn 2, Tác giả đã đưa ra lời bình luận thật ấn tượng về lối sống giản dị của Bác. Em hãy chỉ ra lời bình luận đó?
-Gợi ý: "Lần đầu tiên… cung điện của mình"
-GV giảng : Cùng với lời bình luận đó tg đã sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. Tg đã khiến cho người đọc liên tưởng đối chiếu giữa các hình ảnh : cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của những vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới với ngôi nhà sàn giản dị của Bác.
- GV hỏi : Lối sống giản dị của Bác được tg kể trên những phương diện nào?
- HS:Ttìm dẫn chứng trong bài.
- GV: Kết hợp cho HS xem tranh.
- Gợi ý : + Nơi ở ( chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh chiếc ao,chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách để họp bộ chính trị, làm việc và ngủ)
+ Trang phục (bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ); tư trang (chiếc va li con với vài bộ áo quần ,vài vật kỉ niệm..)
+ Ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa)
(Đây là những dẫn chúng tiêu biểu trong lối sống hằng ngày của Người)
- GV hỏi : Đấy có phải là lối sống khắc khổ, hay là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời hay không?
_ Gợi ý: Không phải. Đây là một cách sống có văn hóa, giản dị, tự nhiên. Cái đẹp là cái giản dị,tự nhiên.
Bác đã từng tâm sự rằng : ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước, cứu dân, Bác sẽ " làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồøng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi".
-GV giảng : Phong cách HCM mang nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam, gợi nhớ đến cách sống của các vị hiền triết xưa như Nguyễn Trãi về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông, rừng trúc xanh mát một màu( nhắc HS nhớ lại đoạn trích Côn Sơn Ca- Ngữ Văn 7).Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã " Một mai, một cuốc, một cần câu",với cảnh thanh bần "Thu ăn măng trúc,đông ăn giá_ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" : cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao để di dưỡng tinh thần.
Lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thống, nhưng vẫn rất hiện đại. Phạm Văn Đồng đã từng nói "Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi ,phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệc của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giớngày nay".(Đức tính giản dị của Bác Hồ -Ngữ Văn 7)
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản :
-GV hỏi : Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm rõ những nét đẹp trong phong cách của HCM?
- HS: Tìm trong bài kết hợp với phần nghe giảng ở 2 phần trên.
HOẠT ĐỘNG 6 : HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
-GV hỏi : Tóm lại, có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách HCM như thế nào?
- HS: Nói lại nội dung mục Ghi nhớ tr .8
-GV hỏi :Từ bài học này , em rút ra điều gì từ phong cách HCM để áp dụng vào cuộc sống của bản thân ( chẳng hạn như cách ăn mặc, nói năng như thế nào là hợp mốt, là hiện đại mà vẫn không mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống)?
I.Tìm hiểu chung:
I I.Đọc - hiểu văn bản:
1.Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh:
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi và có hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa các nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Để có được vốn hiểu biết sâu rộng ấy, Bác Hồ đã :
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+Qua công việc , qua lao động mà học hỏi.
+Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài trên nền tảng văn hóa dân tộc.
* Một phong cách rất Việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác:
_ Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị :
+ Nơi ở, nơi làm việc vô cùng đơn sơ
+ Trang phục hết sức giản dị, tư trang ít ỏi.
+ Ăn uống đạm bạc.
- Đấy là một lối sống đẹp,tự nhiên,giản dị mà lại vô cùng thanh cao.
3. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ cổ và cách dùng từ Hán Việt.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ ( SGK tr. 8)
IV. Củng cố : (4p)
-Bác Hồ là người có vốn tri thức văn hóa như thế nào? Phong cách HCM được hình thành qua những con đường nào
- Nét đẹp trong lối sống HCM được thể hiện ở những điểm nào ? Em có nhận xét gì về lối sống ấy?
V. Dặn dò: (3p)
-Về học thuộc bài và phần Ghi nhớ SGK tr.8.
- Soạm bài: “Các phương châm hội thoại.”: Tìm hiểu khái niệm, ví dụ: Phương châm về lượng, Phương châm về chất
-----///-----
* Ngày soạn: 23/8/2008
* Ngày daỵ: 28/8/2008
Tuần 01 - Tiết 03
Bài 01
TIẾNG VIỆT CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
* Giúp HS :
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Soạn giáo án, tìm các mẫu chuyện liên quan đến các phương châm hội thoại về chất và về lượng.
- HS : xem bài trước trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
-Theo Lê Anh Trà, phong cách Hồ Chí Minh hình thành từ những con đường nào?
-Em học được điều gì từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
8p
8p
14p
HOẠT ĐỘNG 1 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
1. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ 1:
HS : Đọc đoạn đối thoại giữa An và Ba và trả lời câu hỏi "câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không? " ;
"vì sao?
-Gợi ý: -Bơi nghĩa là gì? - di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
-Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một điạ điểm cụ thể nào đó như ở hồ bơi, sông, hồ, biển…
-Câu trả lời của Ba là câu nói không có nội dung, ai cũng biết là"học bơi thì phải học ở dưới nước". Vì vậy Ba đã không đáp ứng được yêu cầu của cuộc giao tiếp.
-GV hỏi : Vậy trong giao tiếp cần tránh nói như thế nào ?
-Gợi ý : Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
2. Tìm hiểu truyện cười Lợn cưới, áo mới :
-GV: Hướng dẫn HS kể lại truyện Lợn cưới, áo mới.
-GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK : vì sao truyện này lại gây cười ? Lẽ ra anh "lợn cưới" và anh "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào?
-Gợi ý : - Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Lẽ ra chỉ cần hỏi : "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và chỉ cần trả lời : "(Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả" .
- GV hỏi : Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ?
-Gợi ý: trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cân nói.
3. Hệ thống hóa kiến thức:
GV gọi một HS đọc phần Ghi nhớ, gọi hai HS khác nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT .
1. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ 1(SGK):
- GV: Hướng dẫn HS kể lại truyện cười Quả bí khổng lồ và yêu cầu các em trả lời câu hỏi : Truyện cười này phê phán điều gì ? Trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
-Gợi ý : Truyện cười này phê phán tính nói khoác. Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
-GV hỏi: Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó( chẳng hạn nói "Tuần sau lớp sẽ tổ chức cắm trại" ) với các bạn không? . Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô rằng bạn ấy nghỉ học vì bị bệnh không?
-Gợi ý : Không nên. Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
-GV giảng : Như vậy trong giao tiếp, có hai điều cần lưu ý: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. Ta không nên nói những gì trái với những điều mà ta nghĩ ; Không nên nói những gì mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng. Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng. Chẳng hạn, nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì nên nói với thầy cô là :"Thưa thầy (cô), hình như bạn ấy bị bệnh", "Thưa thầy (cô), em nghĩ là bạn ấy bị bệnh"…
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
-Bài tập 1:
GV: Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT
Gọi HS lần lượt giải BT , GV nhận xét.
-Bài tập 2,3,4,5 dùng phương pháp tương tự.( Nếu không đủ thời gian có thể cho HS về nhà làm tiếp BT 4, 5)
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG
Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.(Phương châm về lượng)
II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT:
Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.(Phương châm về chất)
III. LUYỆN TẬP:
- Bài tập 1:
a) "Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà": Câu này thừa cụm từ nuôi ở nhà vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b) "Én là một loài chim có hai cánh" : Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế có hai cánh là một cụm từ thừa.
- Bài tập 2:
a) Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d) Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng, nói cuội.
e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi, hoặc nói chuyện bông đùa khoác lác cho vui là nói trạng.
Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm về chất
- Bài tập 3: Với câu hỏi "Rồi có nuôi được không?", người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng(hỏi một điều rất thừa)
- Bài tập 4:
a) Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì,… vì trong những trường hợp đó người nói phải đưa ra những nhận định khi chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là những thông tin đó chưa được kiểm chứng.
b) Đôi khi, để nhấn mạnh, chuyển ý, dẫn ý, người nói phải dùng những cách diễn đạt như : như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết… để tuân thủ phương châm về lượng( nhằm báo cho người nghe biết việc nhắc lại nôi dung cũ là do chủ ý của người nói)
-Bài tập 5:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
Các thành ngữ trên đều chỉ những cách nói không tuân thủ phương châm về chất. Đây là những điều tối kị trong giao tiếp.
4. Củng cố: (3 p)
- Nội dung của phương châm về lượng là gì?
- Nội dung của phương châm về chất là gì?
-Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp( trong giao tiếp cần tránh điều gì) ?
5. Dặn dò:(3p)
- Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ; làm các bài tập 4,5
- Soạn bài: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.”: Xem lại đặc điểm, tính chất của văn thuyết minh ở lớp 8, tìm hiểu nghệ thuật trong bài “Hạ Long – Đá và Nước”, xem trước các bài tập.
-----///-----
Tuần 01 - Tiết 04
Bài 01
* Ngày soạn: 24/8/2008
* Ngày daỵ: 28/8/2008
TẬP LÀM VĂN SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Giúp HS:
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II.CHUẨN BỊ
- GV : Soạn Giáo án, xem lại kiến thức về van bản thuyết minh, sưu tầm những bài thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- HS : Xem trước bài trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: (1p)
2.Kiểm tra bài cũ: (5p)
a. Nêu nội dung của phương châm về lượng? Ví dụ?
b. Nêu nội dung của phương châm về chất? Ví dụ?
c. Sửa bài tập 4,5.
3. Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
5ph
20ph
10ph
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại kiểu văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh.
-GV hỏi : Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng?
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-Gợi ý: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề… trong tự nhiên và xã hội. Các phương pháp thuyết minh thường dùng là định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, giải thích, nêu số liệu,…
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc và nhận xét văn bản Hạ Long - Đá và Nước
Gọi 2 HS đọc văn bản, HS khác theo dõi.
-GV hỏi : Văn bản này thuyết minh về đối tượng nào? Đối tượng đó có đặc điểm gì? Đặc điểm đó có khó thuyết minh không? Vì sao?
-HS trả lời, HS khác bổ sung
-Gợi ý:
+Văn bản thuyết minh về vấn đề Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận.
+Đây là một vấn đề khó thuyết minh, vì : Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng, ngoài việc thuyết minh còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc.
-GV hỏi : Ngoài các biện pháp thuyết minh đã học, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
-HS trả lời, HS khác bổ sung
-Gợi ý :
+ Bắt đầu bằng sự miêu tả sinh động kết hợp với sự liên tưởng bay bổng: "Chính nước làm cho đá sống dậy… có tâm hồn".
+Tiếp theo là thuyết minh ( giải thích ) về vai trò của nước: "Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách".
+Tiếp theo là thuyết minh ( phân tích ) về sự sống của đá và nước đã tạo nên vẻ đẹp vô tận cho Hạ Long kết hợp với một trí tưởng tượng vô cùng phong phú làm cho văn bản có tính thuyết phục rất cao. TG dùng biện pháp tưởng tượng để đưa người đọc vào thế giới những cuộc dạo chơi ( thả cho thuyền nổi trôi, hoặc buông theo dòng, hoặc chèo nhẹ, hoặc lướt nhanh, hoặc tùy hứng lúc nhanh lúc dừng),và trong khi dạo chơi đó, du khách có cảm giác hình thù các đảo đá biến đổi, kết hợp với ánh sáng, góc nhìn, ban ngày hay ban đêm, các đảo đá Hạ Long biến thành một thế giới có hồn, một thập loại chúng sinh sống động (trận đồ bát quái Đá trộn với Nước, cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vinh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bổng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,…).
-Hệ thống hóa kiến thức:
GV hỏi : Tg đã trình bày được sự kí lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp gì?
HS trả lời : Tg đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long - là một vấn đề rất khó thuyết minh. Trong bài này tg đã sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là các khả năng dạo chơi (toàn bài dùng tám chữ 'có thể' ), khơi gợi những cảm giác có thể có ( toàn bài dùng mấy từ đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hóa thân ), dùng phép nhân hóa để tả các đảo đá. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã có tác dụng giới thiệu vinh Hạ Long không chỉ có đá và nước mà là một thế giới sống có hồn.
- GV hỏi : vậy việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong vb thuyết minh có tác dụng gì?
- HS trả lời theo ghi nhớ SKG tr. 13.
-GV nêu ví dụ: thuyết minh một đồ dùng, loài cây, vật nuôi có thể để cho đồ vật, loài cây, vật nuôi ấy tự kể chuyện mình( tự thuật ), hoặc kể một câu chuyện hư cấu về chúng( như chuyện Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh ). Cũng có thể dùng lối vè, diễn ca cho dễ nhớ ( O tròn như quả trứng gà, Ô thời thêm mũ, Ơ thời thêm râu ). Điều đáng chú ý là các biện pháp nghệ thuật này chỉ có tác dụng phụ trợ là cho vb thêm hấp dẫn, dễ nhớ nhưng không thay thế được bản thân sự thuyết minh, là cung cấp tri thức khách quan, chính xác về đối tượng.
HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn luyện tập
-GV gọi HS đọc vb ' Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.'
- GV hỏi :
+Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
+Bài thuyết minh này có gì đặc biệt? Tg đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
+Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh không?
- HS trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a. Tìm hiểu văn bản Hạ Long - Đá và Nước:
-Văn bản thuyết minh về "Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận".
-Ngoài các biện pháp thuyết minh thường dùng như giải thích, phân tích tg còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho vb vô cùng sing động. Đó là các biện pháp miêu tả, nhân hóa kết hợp với sự tưởng tượng vô cùng phong phú.
b. Ghi nhớ: (SGK tr. 13)
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn,người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức như vè, diễn ca.
-Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
Truyện " Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh " là một văn bản có sử dung kết hợp hai yếu tố nghệ thuật và thuyết minh.
- Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: về họ, giống, loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp chính xác các thông tin về loài ruồi, thức tỉnh ý th
File đính kèm:
- Giao an NV 9 tron bo 150 trang(1).doc