I/Mục tiêu:Giúp học sinh
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II/Tiến trình lên lớp:
1) Giới thiệu bài:HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là nhà danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính la nét nổi bật trong phong cách HCM.
2) Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1 - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn 9 & Trang1
TUẦN1: Tiết 1,2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
NS: 20.8.2007
I/Mục tiêu:Giúp học sinh
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II/Tiến trình lên lớp:
Giới thiệu bài:HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là nhà danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính la ønét nổi bật trong phong cách HCM.
Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/ Đọc văn bản:
II/Tìm hiểu văn bản:
1) Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tao nên một nhân cách , một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới , rất hiện đại.
-Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả , chủ tịch HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi.
-Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác Hồ đã:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
+Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
+Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
-Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động .
+Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
2 )Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao cuả chủ tịch Hồ Chí Minh :
-Lối sống vô cùng giản dị
+Nơi ở, nơi làm việc: đơn sơ.
+Trang phục, tư trang: Giản dị , ít ỏi.
+Ăn uống: Đạm bạc
-Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá , tự làm cho khác đời , hơn đời.
+Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ :Cái đẹp là sự giản dị ,tự
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản .
- GV đọc đoạn một .
- HS đọc văn bản (tt) .
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM sâu rộng như thế nào?
- Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? Dẫn chứng?
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng như: Pháp,
Anh, Hoa, Nga…
+ Làm nhiều nghề khác nhau.
+ Đến mức khá uyên thâm.
_ Chủ tịch HCM đã tiếp thu văn hoá nước ngoài có chọn lọc, tại sao lại nói như vậy – Bằng dẫn chứng và lập luận của mình em hãy làm rõ điều trên?
- HS đọc VB .
-Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
-Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
* GV giảng: Liên hệ “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, thơ Việt Phương.
-Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM
+ So sánh mở rộng hình ảnh Bác Hồ trong bài với các danh nhân Nguyễn Trãi, Nguyên Bỉnh Khiêm.
Ngữ văn 9 & Trang2
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
nhiên.
-Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách HCM: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3)Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM:
-Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên.
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen thơ NBK, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa p/c HCM với các bậc hiền triết của dân tộc.
-Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi ;am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc , hết sức Việt Nam
GHI NHƠ:( SGK/Tr 8 )
.
+ Nguyễn Trãi Giản dị mà thanh cao trong cuộc sống;
“ Bữa ăn dâù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là”
* Trong hình ảnh “ Côn Sơn … Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai… Trong ghềnh thông mọc như nêm-Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm- Trong rừng có bóng trúc râm- Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”
- Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản?
+ Dẫn chứng
+ Phân tích
3)Củng cố: Rút ra ý nghĩa của việc học tập,rèn luyện theo p/c HCM: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ trong vườn”
4)Hướng dẫn về nhà:
- Tìm đọc những mẫu chuyện về Bác có liên quan đến chủ đề p/c HCM .
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài cũ .
-Chuẩn bị “ Các phương châm hội thoại” .
+Xem lại bài cũ học ở lớp 8 “hội thoại” .
+Xem và chuẩn bị bài mới :Nội dung của p/c về lượng, p/c về chất.
aơb
Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
-Nắm được phương châm về lượng và phương châm về chất.
-Biết vận dụng các p/c này trong giao tiếp.
II/Tiến trình lên lớp:
1)Kiểm tra bài:-Nêu những cảm nhận của em về những nết đẹp trong p/c Hồ Chí Minh ?
2)Bài mới:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/ Phương châm về lượng :
1)-Câu trả lời của Ba không đáp ứng điều mà An muốn biết.
- Cần trả lời: Địa điểm cụ thể như bể bơi, sông biển.
-Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu
-HS đọc đoạn đối thoại
-Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ ở dứơi nước” Thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
-Câu trả lời như thế nào?
Ngữ văn 9 & Trang3
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
II/ Phương châm về chất
Truyện cười phê phán tính nói khoác
-Trong giao tiếp không nên nói những điều mà
mình không tin là đúng sự thật, đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực .
2) Nếu cần nói điều mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng thì phải báo cho người nghe biết bằng cách dùng từ: hình như, em nghĩ, em nghe,…
GHI NHƠ:( SGK/Tr 10 )
III/ Luyện tập:
-BT 1, 2, 3, 4/Tr 10, 11
-HS đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ”
-Truyện cười này phê phán điều gì?
-Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
* GV đưa ra ví dụ trường hợp nếu nói điều mà mình chưa có cơ sở để xác định là đúng thì phải nói như thế nào.
- HS đọc ghi nhớ
-GV cho học sinh làm bài tập và kiểm tra,sửa chữa.
3/ Hướng dẫn về nhà:
- Bài tập 5 hoặc BT 4 /Tr 11
- Chuẩn bị “ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
+ Ôn tập văn bản thuyết minh ( SGK/Tr 12).
+ Tìm hiểu sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết văn bản thuyết minh.
aơb
Tiết 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/Mục tiêu:
-Hiểu và sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
-Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II/Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài:
-Nêu phương châm về lượng trong hội thoại?
-Nêu phương châm về chất trong hội thoại? Kiểm tra bài tập về nhà.
2) Bài mời:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
I/Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1) Ôn tập văn bản thuyết minh:
-Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người
-Các phương pháp thuyết minh thường dùng như :
-Văn bản thuyết minh là gì ?
-Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh là gì ?
( Tri thức khách quan, phổ thông )
- Cho biết các phương pháp thuyết minh
Ngữ văn 9 & Trang4
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
Nêu định nghĩa, giaiû thích , liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu so sánh, phân tích, phân loại,…
2) Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a- Đọc văn bản: “ Hạ Long- Đá và nước”
b- Trả lời câu hỏi:
- Đối tượng thuyết minh: Hạ Long.
- Văn bản thuyết minh, đặc điểm Đá và Nước của đối tượng.
- Văn bản đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
- Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh liệt kê là chủ yếu.
- Để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long:
+Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng.
* Nghệ thuật nhân hoá: Biến những vật vô tri thành
vật sống động có hồn.
GHI NHỚ:( SGK/Tr 13 )
thường dùng ?
- Học sinh đọc văn bản “ Hạ Long – Đá và nước” .
- Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào ?
-Văn bản thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ?
-Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không ?
- Văn bản đã vận dụng phương thức thuyết minh nào là chủ yếu ?
+ Nếu chỉ dùng liệt kê : Hạ Long có nhiều nước , nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được “ Sự kì lạ”của Hạ Long chưa ?
- Tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
+ Tg sử dụng b.pháp tưởng tượng , liên tưởng ntn để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
+GV hướng dẫn HS chú ý :Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát , tốc độ di chuyển a/sáng phản chiếu …là sự miêu tả những biến đổi của h.ảnh đảo đá, biến chúng thành vật sống động.
3)Củng cố: BT 1/Tr 14
4)Hướng dẫn về nhà:
-Xem nội dung bài cũ – Làm bài tập 2/Tr15;
-Chuẩn bị “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
-Đề: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: Cái quạt, chiếc nón.
+Tổ 1, Tổ 2 thuyết minh về cái quạt.
+Tổ 3, Tổ 4 thuyết minh về cái bút .
-Xem phần yêu cầu của luyện tập.
-Chuẩn bị dàn ý và viết phần mở bài.
aơb
File đính kèm:
- Giao an ngu van 9 .doc